của huyện Phú Bình (giai đoạn 2001 – 2010)
Ngay từ đầu năm 1980, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được triển khai và phát triển tại một số xã thuộc vùng sông Máng
phía Nam huyện như Thanh Ninh, Lương Phú, Tân Đức, Dương Thành, Kha Sơn, Xuân Phương, Thị trấn Hương Sơn. Tuy nhiên phong trào này còn nhỏ lẻ ở một số chòm xóm, khu dân cư nhất là mới tập trung nhiều ở xây dựng gia đình văn hóa.
Từ năm 1989 đến 1995, chủ yếu là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” do UBMTTQ Việt Nam các cấp chủ trì xây dựng, phát động và triển khai. Từ đây xây dựng được các mô hình, điểm sáng về khu dân cư tiên tiến, khu dân cư văn hóa như xóm Chiềng, xóm Việt Ninh (Lương Phú), xóm Quán, xóm Nam Hương, xóm Phú Thanh (Thanh Ninh), xóm Vàng (Tân Đức), xóm Phú Lâm (Kha Sơn), xóm Hòa Bình (Thị trấn Hương Sơn)… Các khu dân cư này sớm phát triển kinh tế bước đầu xây dựng thiết chế văn hóa và đời sống văn hóa tinh thần vui tươi, lành mạnh hơn.
Đến năm 1995, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên cơ sở cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” mới thực sự được coi trọng và phát triển. Cũng từ năm 1995, phong trào xây dựng Làng văn hóa, Gia đình văn hóa, Khu dân cư tiên tiến mới chính thức được phát động ở các xã phía Nam do cấp ủy và chính quyền cùng với Ủy ban mặt trận Tổ quốc chủ trì triển khai. Năm 1997, xóm Chiềng (xã Lương Phú) đạt danh hiệu làng văn hóa cấp huyện, đồng thời cũng là xóm đầu tiên của huyện được công nhận danh hiệu chính thức của UBND huyện, UBND tỉnh.
Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được của phong trào “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đặc biệt là sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, công tác chỉ đạo phong trào xây dựng Làng văn hóa, Gia đình văn hóa ở huyện Phú Bình được các cấp ủy Đảng và Chính quyền xác định là một trong các mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó huyện đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên đánh
giá, rút kinh nghiệm và được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Từ đó, phong trào phát triển mạnh ở khắp các xóm, xã, thị trấn trong huyện.
Việc quán triệt triển khai thực hiện các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của Trung Ương và Tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Phú Bình, Phòng Văn hóa Thông tin huyện, các ban ngành thành viên của ban chỉ đạo phong trào… nghiêm túc và có hiệu quả. Từ đó nâng cao nhận thức cho cấp ủy và chính quyền các cấp thấy rõ hơn tầmquan trọng của đời sống văn hóa đối với đời sống xã hội mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung coi trọng nghĩa tình lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý trí tự lực, tự cường, xây dựng bảo vệ tổ quốc” [11, 480]
Công tác tuyên truyền vận động mọi tầng lớp nhân dân luôn được coi trọng, thường xuyên và ngày càng có hiệu quả từ huyện đến xã, thị trấn, xóm tổ dân phố, bằng nhiều hình thức tuyên truyền vận động phong phú đa dạng như hội họp, tuyên truyền thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa của các đoàn thể quần chúng ở địa phương. Có thể nói thông qua công tác tuyên truyền đã động viên khích lệ được các tầng lớp nhân hăng say lao động sản xuất và tích cực tham gia hiệu quả các hoạt động của phong trào. Trong 5 năm (2005 -2010) huyện đã vận động được 1910 hộ dân tự nguyện hiến trên 220.000m2 đất để xây dựng 22 tuyến đường với tổng chiều dài 79,74 km tiêu biểu như xã Bàn Đạt, Đồng Liên, Dương Thành, Tân Đức, …[18, 4]
Sự phối hợp của các ngành, các cấp ngày càng chặt chẽ và có quy chế hoạt động và chương trình phối hợp hoạt động. Các ban, ngành, đoàn thể đã chủ động xây dựng các phong trào theo đặc thù của từng đơn vị như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư”; Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp
tục phát động sâu rộng phong trào “xóa đói giảm nghèo”, “Đền ơn đáp
nghĩa”; Ngành giáo dục - Đào tạo tiếp tục thực hiện phong trào “Dạy tốt, học tốt”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử, khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Ngành Văn
hóa Thông tin chủ trì phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác
Hồ vĩ đại”, phong trào “ xây dựng gia đình văn hóa”, “Làng, Tổ dân phố văn hóa”; Liên đoàn Lao động phát động phong trào “Xây dựng Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”; Hội Cựu Chiến binh
đẩy mạnh phong trào “Phát huy bản chất, truyền thống Bộ đội cụ Hồ”, “Xây
dựng tổ chức Hội trong sạch vững mạnh, hội viên cựu chiến binh gương mẫu, Gia đình Cựu Chiến binh văn hóa”; Hội phụ nữ phát động phong trào thi đua
“Giỏi việc nước đảm việc nhà”, “Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo,
xây dựng gia đình hạnh phúc”; Hội nông dân với phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoa đói giảm nghèo và làm giàu”, “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới” …; Ngành công an đẩy
mạnh phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tuyên truyền vận động mọi tầng lớp nhân dân xây dựng điểm sáng văn hóa, xây dựng mô hình địa phương không mắc tệ nạn xã hội, không có người vi phạm pháp luật...
Với sự phối hợp tham gia, đồng thuận của các ban ngành các hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từng bước đi vào nề nếp, góp phần tích cực vào việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kìm hãm và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nâng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo thành động lực lớn động lực lớn động viên nhân dân tham gia thực hiện phong trào xây dựng Làng văn hóa.
Từ năm 2000, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói chung và phong trào xây dựng Làng văn hóa nói riêng ngày càng được đông đảo nhân dân hưởng ứng và tham gia nhiệt tình, tiêu biểu nhất là phong trào xây dựng Gia đình văn hóa và phong trào xây dựng khu dân cư tiên tiến. Đây là hai phong trào nòng cốt của phong trào xây dựng Làng văn hóa.
Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa: Gia đình là tế bào của xã hội, nơi
duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, hạt nhân của xã hội là gia đình (Tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình vào ngày 10/10/1959). Xây dựng gia đình đạt chuẩn văn hóa chính là nền tảng vững chắc cho phát triển xã hội. Với sự triển khai đồng bộ, tích cực của ban chỉ đạo các cấp, các ban ngành, đoàn thể cùng sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, ý thức tự giác xây dựng văn hóa từ mỗi thành viên, mỗi gia đình và cả cộng đồng xã hội, phong trào xây dựng gia đình văn hóa năm 2010 đã phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Các gia đình đã gương mẫu chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cũng như các quy định chung của địa phương; tự giác, tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát động như: nuôi con khỏe dạy con ngoan; gia đình hòa thuận hạnh phúc, tiến bộ; gia đình hiếu học; gia đình làm kinh tế giỏi…. Tính đến năm 2010 toàn huyện đã có 25.134 hộ gia đình được công nhận Gia đình văn hóa [39]. Qua đó tinh thần đoàn kết trong nhân dân được phát huy, các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, dòng họ và làng xã được bảo tồn, góp phần quan trọng vào việc thực hiện quy ước xây dựng Làng văn hóa.
Phong trào xây dựng Khu dân cư tiên tiến là cơ sở của cuộc vận động
trận Tổ quốc chỉ đạo thực hiện. Cuộc vận động có nội dung rộng lớn mang tính toàn dân, toàn diện có tính kế thừa và phát huy những kinh nghiệm vận động quần chúng của Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Cuộc vận động đã quy tụ và thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, góp phần to lớn cho phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, thực hiện các chính sách xã hội góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện. Công tác tuyên truyền và thực hiện 6 nội dung 8 mục tiêu của cuộc vận động ngày càng mở rộng, có chiều sâu và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều nội dung của phong trào có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng như khu dân cư không có người vi phạm pháp luật năm 2008 là 196 xóm năm 2009 là 205 xóm; khu dân cư không có đường lầy lội, nhà ranh vách đất năm 2008 là 134 năm 2009 là 176 xóm... [39]
Mười năm qua (2000 - 2010), từ chỗ phong trào mới xây dựng đến nay phong trào đã phát triển rộng khắp trên địa bàn 21 xã, thị trấn và 315 khu dân cư, xóm tổ dân phố trong toàn huyện. Nhất là khi Trung ương có cơ chế sát nhập 2 cuộc vận động: cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư do UBMTTQ chủ trì và cuộc vận động xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa do bộ văn hóa thông tin chủ trì thành phong trào rộng lớn hơn là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” như hiện nay.
Xây dựng Làng văn hóa chính là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Làng truyền thống, đồng thời tiếp thu những yếu tố văn hóa tiến bộ của thời đại. nó phù hợp với những phong tục tập quán của địa phương. Chính vì vậy mà phong trào xây dựng Làng, khu dân cư văn hóa, Gia đình văn hóa đã được nhân dân đông đảo hưởng ứng vì nó đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của quần chúng nhân dân. Tính đến cuối năm 2010 trên toàn huyện có 687 lượt làng văn hóa được công nhận đạt danh hiệu Làng văn hóa, trong đó đạt danh hiệu 1 năm là 288 làng, 2 năm là 175 làng, 3 năm là 105 làng, 4 năm là 54 làng, 5 năm là 3 làng, 6 năm là 19 làng, 7 năm là 11 làng, 8 năm là 4 làng, 9 năm là 7 làng, 10 năm là 1 làng, 11 năm là 1. Số làng văn hóa từ năm 2000 – 2010 được cụ thể bằng bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Thống kê số làng văn hoá ở Phú Bình (2000 – 2010)
STT Tên xã, thị trấn
Số làng văn hóa qua các năm
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 20101 Dương Thành 0 0 1 4 6 8 5 8 9 9 8