Nguyên tắc tạo động cơ học tập cho học sinh

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHUNG VỀ GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG (Trang 64 - 75)

Dạy học là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả Giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, Giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi học sinh tỏ ra thiếu hứng thú học bài. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu 8 nguyên tắc

đơn giản Giáo viên có thể áp dụng nhằm giúp tạo động cơ cho học sinh trong học tập:

Nguyên tắc 1

Liên tục nhấn mạnh những khái niệm then chốt. Lặp lại những khái niệm này trong bài giảng và bài tập về nhà. Qua việc đưa ra các câu hỏi liên quan đến các chủ đề chính này trong mỗi kì thi, Giáo viên có thể khuyến khích học sinh học, nhắc lại và có thể ứng dụng những kiến thức đó vào các trường hợp cụ thể khác nhau.

Nguyên tắc 2

Sử dụng các phương tiện nghe nhìn khi cần thiết để giúp học sinh hiểu được các khái niệm khó và trừu tượng bởi vì một điều rất đáng chú ý là hiện nay học sinh có xu hướng nghe nhìn rất nhiều.Với những học sinh này thì một giản đồ hoặc sơ đồ sẽ có tác dụng hơn hàng ngàn chữ viết hoặc bài giảng bằng lời. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng quá, sử dụng phương pháp này cần chú ý nếu không học sinh sẽ khó tập trung vào nội dung mà chỉ chú ý đến hình ảnh.

Nguyên tắc 3

Sử dụng tư duy logic khi cần thiết. Hãy chỉ rõ cho học sinh thấy rằng thông tin nào là số liệu chính xác cần ghi nhớ máy móc, thông tin nào có thể được suy luận nhờ tư duy logic. Dạy học sinh cách suy luận và cách tiếp nhận kiến thức mới bằng phương pháp tư duy. Một khi học sinh đã sử dụng tư duy trong học tập thì chúng có thể mở rộng kiến thức đến không ngờ.

Nguyên tắc 4

Sử dụng các hoạt động trên lớp để củng cố kiến thức mới học. Sau khi dạy học sinh những khái niệm cơ bản, giáo viên nên cho học sinh làm bài tập ngay dựa vào những kiến thức mới. Những bài tập này có thể ngắn nhưng miễn là làm học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm mới. Học sinh nên được làm việc theo nhóm, làm bài tập dựa vào bài text, có thể hỏi giáo viên khi làm bài. Cách này có tác dụng rất lớn giúp học sinh hiểu thấu đáo bài mới. Ngoài ra nó sẽ giúp việc có mặt của học sinh có tác dụng tích cực và khuyến khích học sinh đi học đều đặn.

Nguyên tắc 5

Giúp học sinh tạo đường dẫn giữa kiến thức mới với kiến thức đã học. Nghĩa là trước khi dạy bài mới thì nên nhắc lại bài hôm trước đã học hoặc nhắc lại những gì liên quan đến bài mới mà hôm trước đã được học. Nếu học sinh có thể liên hệ những kiến thức cũ thì việc học kiến thức mới sẽ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn.

Nguyên tắc 6

Nhận biết tầm quan trọng của việc học. Giáo viên nên làm cho học sinh dễ hiểu bằng cách gắn bài học với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Một cách hiệu quả là học sinh nên tạo cho mình những quyển ghi chú nhỏ chứa những chú thích của Giáo viên về những từ khó.

Nguyên tắc 7

Hãy tôn trọng học sinh. Học sinh nên được tôn trọng ngay từ khi học tiểu học. Giáo viên có thể kích thích tinh thần trách nhiệm của học sinh bằng cách trao cho họ một số chức vụ. Đây là cách khá hiệu quả với học sinh phổ thông vì các em sẽ gắng hết sức để khẳng định mình.

Nguyên tắc 8

Giữ cho học sinh luôn ở trình độ cao. Nếu học sinh không bị yêu cầu học tập với mức tiêu chuẩn nhất định, thì chỉ có những học sinh có ý thức rất cao mới tự học hành chăm chỉ mà thôi. Mặt khác yêu cầu cao trong giảng dạy không chỉ tạo động lực cho học sinh mà nó còn tạo ra được những tinh thần phấn khởi cho học sinh khi đạt được những yêu cầu đó.

Mỗi nguyên tắc trên đều có những tác dụng rất khác nhau. Tuy nhiên nguyên tắc 7 và 8 là quan trọng hơn cả. Nếu học sinh không được tôn trọng và không được giữ ở trình độ cao thì những nguyên tắc trên sẽ bị giảm tác dụng.

Cho dù thời gian bạn dành cho việc học nhiều hay ít thì đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc học của bạn. Bạn sẽ không thể nào học được một cách hiệu

quả nhất nếu không có được một thái độ học tập đúng. PGS.TS. Tâm lý học Lê Đức Phúc cho rằng thái độ học tập, trong đó động cơ là yếu tố quyết định. Có động cơ bên trong và động cơ từ bên ngoài. Động cơ từ gia đình, từ bạn bè, từ Thầy cô… Tuy nhiên, các bạn nên tự xác định cho mình một động cơ đúng đắn, tự giải đáp các câu hỏi như: “Học để làm gì? Học cho ai?” Học để phát triển toàn diện nhân cách, để có sự thành đạt cá nhân hầu góp phần vào xây dựng xã hội, xây dựng quê hương đất nước.

KẾT LUẬN

Cùng với xu hướng phát triển của thời đại về các lĩnh vực khoa học - công nghệ, sự bùng nổ về thông tin, Giáo dục - Đào tạo cũng có những bước phát triển mới. Trong những năm gần đây, Giáo dục - Đào tạo nước ta có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Để tạo động cơ học tập cho học sinh trong hiện tại và đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có đủ khả năng phục vụ cho xã hội phát triển trong tương lai, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu bức thiết hiện nay.

Như đã phân tích trong bài nghiên cứu, có nhiều phương pháp có thể áp dụng trong quá trình dạy học của Giáo viên nhằm khơi dậy tinh thần học tập và tạo động cơ cho học sinh. Giáo viên là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới, coi trọng việc nâng cao khả năng cho người học; nêu tình huống, kích thích hứng thú cho học sinh. Có nhiều phương pháp và cách thức tổ chức dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, độc lập và sáng tạo của người học. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi cũng mới chỉ

nêu ra một vài phương pháp mà qua quá trình vận dụng trong giảng dạy Giáo viên dần hình thành động cơ học tập cho học sinh.

Nghiên cứu trong trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh chúng ta thấy, các Giáo viên đã rất cố gắng trong việc áp dụng các phương pháp trong quá trình dạy học nhằm tạo hứng thú cho người học và hình thành dần dần động cơ học tập cho học sinh trong quá trình học tập nhằm góp phần giúp các em lĩnh hội đầy đủ tri thức, kỹ năng kỹ xảo hầu có thể đáp ứng nhu cầu xã hội trong tương lai, trở thành những người chủ tương lai của đất nước góp phần đưa đất nước ngày càng đi lên sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.

THAY LỜI KẾT

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” . Giáo dục Đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, các chính phủ đều coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Không chỉ trong giai đoạn hiện nay, vị trí tầm quan trọng của Giáo dục mới được khẳng định mà tư tưởng này trải qua từng thời kỳ lịch sử đã được một dân tộc có truyền thống hiếu học đã dày công vun trồng và củng cố. Ở mọi thời đại, Giáo dục luôn luôn dành được sự quan tâm đặc biệt.

Nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp Giáo dục ngày nay, sau khi được sự giúp đỡ và phân công của Khoa, tôi đã cố gắng thực hiện các hoạt động Giáo dục trong thời gian thực tập tại trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh. Với 2 tuần thực tập, từ ngày 20/02/2011 đến ngày 06/03/2011, tôi đã được thực tập công tác chủ nhiệm lớp, tiến hành dự giờ các tiết học khác nhau, tham gia tổ chức các hoạt động

ngoại khóa ngoài giờ lên lớp cho học sinh như chương trình Giáo dục giới tính, Giáo dục kỹ năng sống, chương trình Sinh hoạt ngoại khóa, chương trình biểu diễn thời trang… và đặc biệt là trực tiếp Tham vấn Tâm lý cho các em học sinh trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh.

Chuyến thực tập do Khoa tổ chức là một chuyến hành trình tuy thời gian ngắn nhưng thực chất là một chuyến hành trình rất dài và rất bổ ích. Là dịp để các Sinh viên chuyên ngành Quản lý giáo dục và Tâm lý giáo dục có cơ hội thực tập những gì mình đã được lĩnh hội từ sách vở, từ các Thầy Cô cũng như từ những tìm tòi nghiên cứu của mình trong suốt 4 năm học tại giảng đường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thay cho lời kết bài báo cáo của chuyến thực tập vừa qua và đặc biệt là 4 năm học tại trường ĐH KHXH và NV, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Ánh Hồng - trưởng Khoa giáo dục, trường ĐH KHXH và NV, quý Thầy cô Khoa Giáo dục đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi có cơ hội được đem những kiến thức chuyên ngành của mình đã học vào áp dụng trong thực tiễn, có cơ hội chia sẻ, truyền đạt những kiến thức, kỹ năng mình lĩnh hội được trong 4 năm Đại học cho học sinh, những mầm xanh tương lai của đất nước. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Anh Thư - Giáo viên hướng dẫn đoàn thực tập chuyên ngành Tâm lý giáo dục, khoa giáo dục trường ĐH KHXH và NV, là người đã không quản ngại khó khăn trực tiếp đồng hành hướng dẫn tôi trong suốt tiến trình thực tập tại cơ sở thực tập và nhất là đã hướng dẫn tôi hoàn thành bài báo cáo này.

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng tất cá quý Thầy cô trong hội đồng trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh - cơ sở thực tập đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi được thực hiện những kế hoạch thực tập đã đưa ra. Chân thành cảm ơn tất cả các em học sinh trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh đã sẵn sàng cộng tác để tôi thực hiện các hoạt động Giáo dục tại trường và hoàn thành bài báo cáo thực tập một acch1 tốt đẹp. Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn!

PHỤ LỤC

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

(Dành cho Giáo viên) Thời gian: 8g30 - 9g30

Địa điểm: tại Văn phòng Đoàn trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh

Đối tượng phỏng vấn: Thầy Trần Sơn Pholla

Người phỏng vấn: Nguyễn Thị Biển

Thư ký: Nguyễn Thị Chi

Nội dung phỏng vấn:

1. Theo Thầy/Cô, ý thức học tập của học sinh như thế nào?

+ Học sinh ngoan, tuy nhiên ý thức còn phải nhắc nhở nhiều, chỉ có 10% đến 20% là các em tự giác.

+ Trong nội trú thực hiện nội quy chưa tốt.

2. Trong quá trình giảng dạy, Thầy/Cô có định hướng mục tiêu học tập cho học sinh không? Nếu có thì Thầy thường thực hiện như thế nào?

+ Ít khi định hướng, chỉ khi có dự giờ hoặc thao giảng mới nói rõ mục tiêu. + Bình thường giảng bài đến cuối bài đa số Giáo viên cũng tóm lại bài học. + Có hướng dẫn tìm nguồn tài liệu học tập.

3. Tình trạng học sinh bỏ học về nhà phụ giúp gia đình có phổ biến không? Khi học sinh nghỉ học, Thầy/Cô thường gặp những khó khăn gì trong việc vận động các em trở lại trường?

+ Trường không có trường hợp bỏ học (có xin chuyển trường và đi nước ngoài) + Học sinh được nghỉ 1 ngày về nhà 1 tháng (qui định).

+ Lễ hội là học sinh được nghỉ học

+ Trường có tuyên truyền Giáo dục truyền thống cho học sinh. + Có trường hợp học sinh lên trễ nhưng ít.

+ Trường qui định, nếu nghỉ 1 ngày Giáo viên chủ nhiệm kí giấy, nếu nghỉ 3 ngày Hiệu trưởng kí giấy.

4. Hiện nay, Thầy/Cô thường sử dụng phương pháp giảng nào trong quá trình giảng dạy? Những thuận lợi và khó khăn trong những phương pháp đó?

+ Sử dụng phối hợp các phương pháp khác nhau: thuyết trình, nhóm, tự nghiên cứu. + Phương pháp nhóm thường sử dụng vào những tiết củng cố vì có nhiều thời gian. + Giáo án điện tử: có sẵn bài giảng không sợ thiếu kiến thức, có thể làm thí nghiệm ảo (hay). Tuy nhiên phương pháp này nếu học sinh tích cực thì tốt không h sẽ bị mất kiến thức.

Khó khăn:

+ Giáo viên lớn tuổi khó áp dụng phương pháp mới thường dùng phương pháp truyền thống.

+ Giáo viên trẻ dùng theo phương pháp mới.

5. Những năm gần đây, Thầy/Cô có được phổ biến hướng dẫn sử dụng phương pháp giảng dạy mới hay không? Hiệu quả của những phương pháp đó? Thầy/Cô có được tập huấn sử dụng những phương pháp này hay không?

Hè có tập huấn sử dụng phương pháp mới cho Giáo viên (1 tuần)

6. Thầy/Cô có nhận được sự quan tâm ưu đãi từ phía nhà trường và tỉnh ủy không?

+ Có hỗ trợ Giáo viên trong những dịp lễ tết.

7. Thầy/Cô có nhận xét như thế nào về phương pháp dạy học truyền thống so với phương pháp dạy học mới? Giữa hai phương pháp thì phương pháp nào tạo hứng thú cho học sinh và giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn? Vì sao? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không loại bỏ phương pháp nào, tùy theo chương trình học để linh hoạt các phương pháp dạy học.

+ Phương pháp tích cực dùng cho học sinh tích cực

+ Dạy theo sát học sinh: tiếp cận học sinh, nói chuyện với học sinh

⇒ cần có sự phối hợp giữa Giáo viên chủ nhiệm, gia đình, nhà trường.

+ Phương pháp gợi mở: giúp học sinh có sự chủ động trong học tập nhưng khó cho học sinh khi không đọc bài trước ở nhà.

- Chưa quan tâm đến học sinh: gọi học sinh trả lời, chưa cám ơn, chưa khuyến khích hay còn nhận xét thiếu tích cực.

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

(Dành cho học sinh) Thời gian: 11g15 - 11g45

Địa điểm: tại trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh

Đối tượng phỏng vấn: Học sinh Lâm Thành Hưởng, học sinh lớp 11C.

Người phỏng vấn: Nguyễn Thị Chi

Thư ký: Nguyễn Thị Biển

Nội dung phỏng vấn:

1. Gia đình ảnh hưởng như thế nào đến việc học của em?

+ Gia đình ủng hộ bằng tất cả những gì gia đình có + Gia đình quan tâm hơn em các anh chị khác

2. Em đi học là do sở thích hay là do gia đình em muốn như vậy? Vì sao?

Do sở thích của bản thân, vì sau này có tương lai hơn.

3. Em có muốn học cao hơn nữa không?, vì sao?

Muốn học cao lên, sau này có nghề nghiệp.

4. Năm học vừa rồi, điểm tổng kết của em thuộc ban nào? Vì sao?

+ Đạt 7.8, cao thuộc ban tự nhiên, cao nhất là môn toán.

+ Kém môn Ngoại ngữ và Ngữ văn Khmer vì cách phát âm khó, không phải là tiếng mẹ đẻ.

5. Nguyên nhân khiến em tiếp thu bài không hiệu quả?

+ Do áp lực tâm lý (chương trình nặng) + Phương pháp giảng khó hiểu.

6. Em thấy chương trình học hiện nay như thế nào?

Chương trình học thấy nặng.

7. Trong chương trình SGK hiện nay, em thích học môn học thuộc ban nào nhất? Vì sao?

Môn Toán vì: + phương pháp dạy hay

+ bản thân thích học với con số.

8. Em có hài long với cơ sở vật chất ở trường không? Có những điều gì em cảm thấy chưa hài lòng? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chưa hài lòng vì còn thiếu nhiều thiết bị: + Nhà ăn còn nhỏ (nữ phải đem về phòng ăn) + Phòng thí nghiệm thiếu hóa chất

+ Cơ sở vật chất xuống cấp

9. Thầy Cô thường sử dụng phương pháp nào khi tổ chức giảng dạy? Em thích học phương pháp nào nhất? Vì sao?

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHUNG VỀ GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG (Trang 64 - 75)