Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Singapore.

Một phần của tài liệu Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình1081 (Trang 26 - 28)

Thương mại luôn được xem là ngành trụ cột thúc đẩy kinh tế phát triển của đảo quốc Sư tử. Tuy thị trường tiêu thụ nội địa nhỏ bé và hầu như không phong phú về tài nguyên thiên nhiên, nhưng Singapore đã thiết lập một một nền kinh tế mở từ rất sớm và thịnh vượng từ ngành công nghiệp xuất khẩu của riêng mình. Khoảng 60% doanh nghiệp Singapore lấy xuất khẩu làm hoạt động chủ yếu, trong khi tỷ lệ trung bình của thế giới là 30%. Chính vì vậy các doanh nghiệp Singapore đã sớm tích lũy và sở hữu nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển thị trường toàn cầu.

Thứ nhất, xác định rõ những rào cản khi mở rộng thị trường.

Các thế hệ doanh nhân Singapore luôn truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm quý báu khi phát triển thị trường toàn cầu. Theo họ, các yếu tố như tệ quan liêu, những quy định và ràng buộc khắt khe của các khu vực hay quốc gia, sự thiếu kiến thức tổng thể về thị trường, sự bất ổn về chính trị và xã hội là những rào cản cần được khắc phục ngay từ đầu. Trong kinh doanh, người Singapore luôn để tâm tới yếu tố chính trị và môi trường xã hội ở nơi họ phát triển hoạt động kinh doanh. Do đó, các thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Singapore là những thị trường truyền thống hay thị trường tìm được thông qua các đối tác tin cậy. Một khi các doanh nghiệp Singapre quyết định hoạt động kinh doanh ở một thị trường nào đó, họ luôn tuân thủ các luật lệ và các tập quán thương mại tại thị trường đó.

Thứ hai, thành công và tăng trưởng nhờ trung thành với những gì mình biết.

Một trong những thành công mà các doanh nghiệp Singapore học được và vận dụng thành công từ những tập đoàn, công ty lớn trên thế giới là việc phát triển thị trường dựa trên những điều kiện và năng lực thực tế của mình. Thông

thường, các doanh nghiệp Singapore phát triển thị trường mới bằng cách đem những sản phẩm thành công và có lợi thế cạnh tranh nhất của mình đem bán ra nươc ngoài. Cách thức này nhằm hạn chế rủi ro so với việc cho ra đời sản phẩm mới, tạo dựng thương hiệu, xây dựng các chính sách phát triển sản phẩm mới vốn rất tốn kém. Trong một cuộc điều tra về ý kiến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ Singapore trong việc phát triển kinh doanh ra toàn cầu, có khoảng 60% doanh nghiệp đã áp dụng cách thức này và họ cũng gặt hái được sự thành công trong việc hạn chế những mạo hiểm. Chỉ có 9% doanh nghiệp vừa và nhỏ chấp nhận thử sức với việc cho ra đời sản phẩm mới đem đi bán ở những thị trường mới. Ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ, Canada và Úc cũng thích ứng dụng các chiến lược truyền thống là sử dụng sản phẩm đã có thế mạnh khi phát triển ra thị trường toàn cầu, và chỉ có khoảng 20% các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước này dám thử sức với sản phẩm mới ở thị trường hoàn toàn mới.

Thứ ba, kiểm soát sự lớn mạnh.

Song song với việc đẩy mạnh phát triển thị trường toàn cầu, các doanh nhân Singapore nổi tiếng là những người cẩn trọng trong việc kiểm soát chặt chẽ sự lớn mạnh của doanh nghiệp mình. Theo các chuyên gia phân tích thị trường, hai yếu tố thường được các doanh nhân Singapore kiểm soát chặt chẽ là:

- Kiểm soát rủi ro: có ba rào cản lớn nhất trong việc bước ra thị trường toàn cầu mà các doanh nghiệp Singapore luôn phải đối mặt và đúc kết thành kinh nghiệm là môi trường cạnh tranh, sự khác biệt về các luật lệ và khả năng làm việc của đội ngũ lao động tại địa phương. Trong đó, yếu tố môi trường cạnh tranh luôn được nhấn mạnh hàng đầu.

- Kiểm soát chi phí: hai yếu tố luôn được lưu tâm là chi phí đầu tư và phí ngoại giao với các quan chức địa phương. Trong đó các doanh nhân Singapore luôn tính toán kỹ các khoản chi phí liên quan đến việc quay vòng vốn lưu động và những khoản đầu tư dài hạn. Theo họ, kiểm soat tài chính tồi đồng nghĩa với việc kinh doanh kém hiệu quả nên họ thường sử dụng các khoản vay ngắn hạn trong các hoạt động của mình để canh chừng mức độ chi tiêu.

Hiện tại, Singapore có trên 130.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng hơn một nửa nguồn nhân lực quốc gia và đóng góp 43% vào tổng thu nhập quốc nội (GNP) hàng năm. Chính phủ Singapore luôn coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp vì đó là yếu tố cực kỳ quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Sắp tới, Singapore sẽ nỗ lực hỗ trợ để đưa ngày càng nhiều hơn nữa các doanh nghiệp hòa nhập vào sân chơi quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình1081 (Trang 26 - 28)