Nguồn vốn di vay khác

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV (Trang 73 - 77)

III. THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN NGOÀI NGÂN QUỸ CHÍNH PHỦ

3. Nguồn tài chính khác cho Viện KHCN Mỏ TKV

3.2. Nguồn vốn di vay khác

Để tăng cường nguồn vốn hoạt động đầu tư cũng như sản xuất kinh doanh, Viện cũng đã có rất nhiều các chương trình huy động vốn nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra, trong đó nguồn vốn đi vay cũng tăng lên trong năm qua :

Bảng 11: Nguồn vốn đi vay trong TSCĐ và nguồn vốn đi vay hoạt động của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV trong những năm gần đây.

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Nguồn vốn đi vay

trong TSCĐ

9.765.799.862 10.895.960.145 10.912.005.061

Từ bảng số liệu cũng như đồ thị trên ta thấy được sự tăng lên của nguồn vốn đi vay trong TSCĐ qua các năm gần đây. Nhưng sự tăng lên không nhiều, và không đáng kể so với nhu cầu vốn cấp thiết hiện nay tại Viện KHCN Mỏ. Năm 2008 nguồn vốn đi vay trong tài sản cố định tăng lên chỉ 0,14 % ( tương úng 16 triệu đồng); trong khi đó năm 2007 nguồn vốn đi vay tăng so vói năm 2006 là 11,5 % (tương ứng 1,1 tỷ đồng). Điều này cho thấy nhu cầu về vốn của Viện KHCN là một vấn đề rất cấp thiết trong giai đoạn phát triển về KHCN như vũ bão hiện nay.

Về nguồn vốn đi vay trong hoạt động sản xuất của Viện KHCN Mỏ trong giai đoạn 2006 – 2008 như sau:

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Nguồn vốn đi vay hoạt động 7,05 10,95 9,96 Tổng nguồn vốn hoạt động 21,5 30,0 39,4

Ta thấy nguồn vốn vay của Viện trong những năm gần đây đã giảm dần, đặc biệt là năm 2008. Do xu thuế suy giảm của toàn nền kinh tế thế giới và khu vực nói chung cũng như những khó khăn trong tài chính của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Năm 2007 nguồn vốn đi vay tăng lên 1.55 lần so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 lại giảm một cách rõ rệt so với năm 2007. Đó cũng là những khó khăn chung của các doanh nghiệp mới của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung hiện nay

Do đó trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn đi vay chiểm tỷ trọng nhỏ và dường như vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu vốn hiện nay của Viện KHCN Mỏ - TKV. Như vậy, chúng ta mới thấy được sự cần thiết về các nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung cũng như Viện KHCN Mỏ - TKV nói riêng. Biểu đồ sau thể hiện được sự khó khăn của việc huy động nguồn vốn tín dụng cũng như vay vốn của các ngân hàng thương mại để đáp ứng được nhu cầu về vốn của Viện:

Từ biểu đồ ta thấy tỷ lệ nguồn vốn đi vay trong tổng nguồn vốn hoạt động năm 2008 (chiếm 25,1% ) đã giảm đi so vói năm 2007 (chiếm 36,3%) và tỷ lệ này cũng giảm đi so với năm 2006 (34,8%). Trong khi đó, thì tổng nguồn vốn hoạt động của Viện đều tăng lên trong những năm gần đây, nhưng nguồn vốn đi vay thì lại không tăng lên. Điều này cho được sự khó khăn của Viện trong công tác huy động nguồn tài chính từ tín dụng cũng như các ngân

hàng thương mại. Nhất là trong giai đoạn hiện nay của nước ta đang bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ tình trạng lạm phát cao đến giai đoạn hiện tại nước ta đang trong tình trạng chống suy thoái kinh tế.

Nhận xét: Về nguồn vốn ngoài ngân sách Chính Phủ tại Viện KHCN Mỏ:

Nói chung nguồn vốn huy động tại Viện KHCN vẫn là một bài toán khó. Nguồn vốn càng trở nên cấp thiết cho một doanh nghiệp khoa học đang trong giai đoạn hiện nay. Ngoài vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tự có thì nguồn vốn đi vay khác thì ngày càng khó khăn hơn, thậm chí có xu hướng giảm dần; đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.

Đặc biệt nguồn vay vốn tín dụng thì càng khó khăn hơn và hầu như không có. Trong bối cảnh kinh tế lạm phát rồi đến suy giảm như hiện nay thì việc vay vốn ngân hàng trong những năm gần đây là điều rất khó khăn, nhất là với các doanh nghiệp khoa học và công nghệ hiện nay nói chung cũng như Viện KHCN Mỏ - TKV rói riêng.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w