Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 56 - 58)

Sau khi bị thu hồi đất, người lao động thường gặp khó khăn trong công việc tìm kiếm việc làm. Do đặc thù của thành phố Hà Nội, sau khi bị thu hồi đất, các hộ gia đình thường được bố trí ở các khu chung cư cao tầng. Tuy nhiên, phần lớn hộ dân trước khi bị di dời thường ở mặt đường, bám mặt đường làm nơi kinh doanh làm ăn buôn bán. Vì vậy, khi bị di dời họ hầu như không có khả năng có công việc làm và thu nhập như cũ được, trừ một số ít hộ có điều kiện quay về nơi cũ thuê lại cửa hàng hoặc mặt bằng tầng trệt của những hộ gia đình mới chuyển ra mặt đường do quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng. Hơn nữa, độ tuổi của những lao động dưới hình thức này thường không còn trẻ nên việc đào tạo, bố trí công việc mới trở nên rất khó khăn. Do đó, chính quyền địa phương cần kết hợp với các chủ đầu tư và doanh nghiệp khuyến khích sử dụng lao động địa phương thông qua những hình thức ứu đãi về mặt bằng sản xuất, cơ chế quản lý,…

Đề ra các giải pháp giúp sử dụng được chính nguồn lực lao động đông đảo có sẵn ở mỗi địa phương, tránh tình trạng lao động đổ dồn về một số nơi khiến xảy ra tình trạng mất công bằng cung – cầu. Đồng thời giải pháp giúp địa phương thu hút được nguồn lao động có tay nghề và trình độ tri thức cao, đáp ứng được yêu cầu của các chủ lao động.

- Với những người lao động trẻ bị thu hồi đất, họ có sức khỏe và trình độ khá, có thể hướng họ chuyển đổi nghề từ lao động nông nghiệp sang lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ. Để chuyển đổi nghề, họ cần được chính quyền các địa phương và các cơ sở dạy nghề giúp đỡ để đào tạo chuyên môn, nâng cao tay nghề, có thể đáp ứng tốt được yêu cầu của các chủ lao động.

Ngoài ra, một số lao động trẻ vẫn muốn tiếp tục lao động kiếm sống bằng nghề nông, họ thường sang những địa phương khác chưa bị thu hồi đất để thuê và tiến hành hoạt động sản xuất. Địa phương có thể kết hợp với phối hợp với các lớp học khuyến nông để phổ biến các kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng, sản xuất cho người lao động, giúp mở ra nhiều hướng sản xuất cho người lao động được lựa chọn. Bên cạnh các vụ chính, người lao động có thể tập trung vào trồng cây luân canh theo vụ, tránh để đất bỏ trống, nhưng cũng không để đất rơi vào tình trạng bạc màu, không có dinh dưỡng.

Bên cạnh việc trồng trọt, các cơ quan cũng nên hướng người lao động tập trung vào phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Bởi đây là ngành sản xuất chính làm

giàu cho người dân. Việc phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, giữ vệ sinh môi trường, tạo khôi lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao, lượn nạc, gia cầm chất lượng cao, chăn nuôi lợn, gia cầm quy mô lớn ở vùng đồi gò, bán sơn địa. Tận dụng toàn bộ các loại mặt nước, cải tạo một phần diện dích đất mặt nước chưa sử dụng, chuyển đổi một phần đất lúa vùng úng trũng để chuyên nuôi trồng thủy sản theo hình thức bán thâm canh và thâm canh bằng thức ăn công nghiệp. Chuyển đổi đất lúa vùng úng trũng, sản xuất vụ mùa không ăn chắc sang canh tác lúa và cá. Từ đó giúp người lao động có việc làm, tăng thêm thu nhập và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, vẫn còn những người lao động có tâm lý kén chọn nghề nghiệp hoặc ngại lao động nặng nhọc, hoặc không muốn làm những công việc có thu nhập thất, chính quyền địa phương cần giáo dục tư tưởng, vận động khả năng lao động tự tìm và tạo việc làm.

- Với những người lao động bị thu hồi đất nhưng đã lớn tuổi, họ thường không có trình độ và sức khỏe để đáp ứng được những yêu cầu các doanh nghiệp đề ra, vì vậy họ khó có cơ hội để chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy vậy, họ cũng không có kiên nhẫn để tham gia vào quá trình đào tạo mà có tâm lý muốn kiếm được việc làm ngay, bởi phần lớn họ là trụ cột trong gia đình, cần có thu nhập để không chỉ nuôi sống bản thân mà còn cả gia đình con cái. Vì vậy, đây là nhóm đối tượng lao động bị thu hồi đất chính quyền cần dành nhiều sự quan tâm và tích cực áp dụng các biện pháp hỗ trợ.

Thực tế, có một số người lao động có vốn, có cơ sở vật chất và khả năng lao động, nhưng họ lại không có kiến thức để biết bắt đầu một công việc như thế nào, phải thực hiện công việc đó ra sao, làm thế nào để thu được lợi nhuận từ công việc đó. Do tay nghề thấp, trình độ chuyên môn không có, họ không phát huy được thế mạnh đang có, thậm chí còn không thể tự tạo việc làm được cho bản thân. Vì vậy, thành phố cũng cần kết hợp với các trường, lớp, trung tâm đào tạo nghề để tổ chức các lớp học nghề ngắn hạn để hỗ trợ và đáp ứng được nhu cầu của người lao động.

Chính quyền địa phương cần tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt tập thể theo định kì giữa những người lao động để họ có thể trao đổi kinh nghiệm và học hỏi thêm những kinh nghiệm trong quá trình sản xuất,… Đề ra những chính sách đãi ngộ, khen thưởng, thể hiện sự coi trọng những lao động giỏi, có trình độ tay nghề cao, có ý thức phấn đấu cũng là một cách để thúc đẩy người lao động bị thu hồi đất học hỏi

nhiều hơn, đồng thời cải thiện được suy nghĩ của người lao động về lợi ích của quá trình tham gia đào tạo và dạy nghề, từ đó giúp họ nhanh chóng có được việc làm và tăng được thu nhập cho bản thân cũng như cho gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w