Quá trình hình thành và phát triển của NHNo &PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long (Trang 28 - 30)

Là ngân hàng được thành lập từ rất sớm, NHNo &PTNT Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước được cấp vốn tự có, từ khâu lựa chọn các phương thức huy động vốn, lựa chọn phương án đầu tư đến khâu quyết định mức lãi suất với quan hệ cung cầu trên thị trường vốn đều được tự chủ hoàn toàn về tài chính. Là ngân hàng được quyền kinh doanh tổng hợp, đa năng, không những được kinh doanh thực sự, mà đồng thời còn làm dịch vụ tài chính trung gian cho Chính phủ và các tổ chức kinh tế xã hội trong nước và quốc tế. Đối tượng phục vụ chủ yếu là nông dân và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Trong suốt bao năm qua, NHNo &PTNT Việt Nam đã luôn nỗ lực không ngừng để vươn lên phục vụ đắc lực, có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Ngày nay với các hình thức dịch vụ đa dạng về số lượng và chất lượng cũng được nâng cao, mạng lưới hoạt động cũng ngày càng được mở rộng trên toàn quốc. Mặc dù ngày càng có rất nhiều các ngân hàng mới được thành lập với nhiều phương thức mới và rất hấp dẫn, song NHNo &PTNT Việt Nam vẫn luôn là con chim đầu đàn trong lĩnh vực ngân hàng của quốc gia.

Quá trình xây dựng và trưởng thành của NHNo &PTNT Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ với sự chuyển đổi cơ chế chung cũng như cơ chế hoạt động của ngành ngân hàng. Có thể phân chia quá trình đó thành 3 thời kỳ:

- Thời kỳ trước năm 1988, NHNo là một bộ phận trong Ngân hàng Nhà nước hoạt động hoàn toàn mang tính hành chính bao cấp.

- Thời kỳ 1988- 1990, với Nghị định 53/HĐBT ngày 26 thánh 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng đã tách hệ thống ngân hàng từ một cấp thành ngân hàng hai cấp là Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh. Vốn vay của NHNo có trên 80% là vốn vay của Ngân hàng Nhà nước. Đối tượng cho vay là những doanh nghiệp kinh tế quốc doanh cấp huyện, tỉnh và một số hợp tác xã nông nghiệp theo mô hình cũ.

- Thời kỳ 1990 đến nay, cùng với việc ban hành pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính (24/5/1990) và hàng loạt các Nghị định, Quyết định của Chính phủ được ban hành trong đó có quyết định công nhận NHNo &PTNT Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt. Đây là bước ngoặt quan trọng nhất để NHNo thực sự trở thành ngân hàng thương mại có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, với 52 chi nhánh ngân hàng tỉnh và thành phố, 447 chi nhánh huyện, thị xã, 193 phòng giao dịch và hơn 7000 đại lý làm uỷ nhiệm huy động vốn tiết kiệm ở nông thôn, 78 cửa hàng kinh doanh vàng bạc và hơn 32000 nhân viên quản lý với 1.561 tỷ đồng vốn nhận từ thời bao cấp bàn giao, trong đó có dư nợ của doanh nghiệp Nhà nước chiếm 92%, các hợp tác xã nông nghiệp chỉ có 6%, cá thể 2%. nợ bị khê đọng khó đòi lên tới trên 800 tỷ đồng, chiếm trên 51% tổng số vốn. Vì vậy lúc ấy nhiều người gọi NHNo là ngân hàng 10 nhất: thiếu vốn nhất, đông người nhất, chi phí kinh doanh cao nhất, dư nợ thấp nhất, nợ quá hạn nhiều nhất, cơ sở hạ tầng lạc hậu nhất, tổn thất rủi ro cao nhất, trình độ nghiệp vụ yếu kém nhất, kinh doanh thua lỗ nhất, đời sống khó khăn nhất, tín nhiệm khách hàng thấp nhất.

Trải qua những năm tháng vật lộn trong cơ chế thị trường vượt qua bao khó khăn chồng chất, phấn đấu không ngừng đổi mới, NHNo Việt Nam đã trở thành một ngân hàng thương mại quốc doanh đa năng có quy mô vào loại lớn

nhất Việt Nam, là hệ thống ngân hàng duy nhất có mạng lưới tổ chức rộng khắp trong phạm vi toàn quốc. Dư nợ đạt 24.730 tỷ đồng năm 1997 (gấp hơn 16 lần năm 1990). Khách hàng của NHNo Việt Nam là hàng chục triệu hộ nông dân, riêng năm 1997 có 6,6 triệu hộ còn dư nợ ngân hàng. Tính đến tháng 5 năm 1998 tổng nguồn vốn của NHNo Việt Nam đạt 22.009 tỷ đồng, vốn đi vay 2.683 tỷ đồng, tỷ lệ huy động 82%, điều này chứng tỏ NHNo Việt Nam ngày càng tự lực và chủ động hơn về nguồn vốn trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNo &PTNT Thăng Long (Trang 28 - 30)