Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank (Trang 35 - 37)

Hà Nội, với vị trí là thủ đô, trung tâm kinh tế hàng đầu của miền Bắc là nơi tập trung số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng thứ hai trong cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp ở Hà Nội tính đến 31/12/2008 là 21.739 trong đó số doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn dưới 10 tỷ là 18.880, chiếm 86,85%. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp chế biến và xây dựng (70%), công nghiệp nhẹ 19%, còn lại là các ngành xây dựng kinh doanh khách sạn, thông tin liên lạc và y tế.

Biểu đồ : Cơ cấu ngành của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2007

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Cũng giống như các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác trong nước cũng như trên thế giới, tiếp cận các nguồn tài chính là vấn đề còn rất hạn chế của

19% 11%

70%

Ngành khác

Thương mại, công nghiệp và xây dựng

các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Để có được vốn nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, mà lợi nhuận còn ít, họ phải nhờ nguồn tài trợ chủ yếu là đi vay từ người thân, từ bạn bè, vay các cá nhân khác. Chính vì thế, nguồn đi vay từ các tổ chức tín dụng giữ một vai trò quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này gặp nhiều khó khăn do từ cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp. Để giúp giải quyết phần nào khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đã lập ra một số quỹ hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ví dụ như :

Quỹ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới sự tài trợ của Ủy ban Châu Âu): Hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, thông qua việc cấp tín dụng trung và dài hạn cho 3 hoặc 4 ngân hàng. Những ngân hàng này được lựa chọn theo các tiêu chí như chính sách cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay, các phương tiện để triển khai chiến lược cho vay, tình hình tài chính của ngân hàng…

Quỹ ABS ( một tổ chức tư nhân ở Nauy ): Tổ chức này tài trợ có tính nhân đạo thông qua việc hỗ trợ bảo tồn thiên nhiên, phục hồi chức năng giải trí cho người tàn tật, hỗtrợ tài chính chocácdoanh nghiệpnhỏ để phát triển

hiểu biết trên toàn cầu.

Quỹ phát triển nông thôn (RDF): quỹ là một phần trong dự án tài chính nông thôn do World Bank tài trợ. Mục tiêu của quỹ là hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn tiếp cận các nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại nhằm tăng cường chuyển dịch cơ cấu và giải quyết việc làm tại nông thôn.

Quỹ phát triển dự án MêKông (MPDF) : quỹ nằm trong chương trình hỗ trợ phát triển của World Bank cho ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và được thành lập năm 1997. Mục tiêu của quỹ là hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ba nước Đông Dương không chỉ trong lĩnh vực tài chính

mà còn trên khía cạnh kỹ thuật, học thuật, các phân tích và nghiên cứu khả thi về các mô hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước này.

Tuy có nhiều tổ chức, quỹ phát triển giúp đỡ nhưng vai trò của nguồn vốn tín dụng ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Tất cả các quỹ đều yêu cầu các doanh nghiệp phải có được nguồn tài trợ từ phía các ngân hàng thương mại từ 15 đến 25% nhu cầu vốn vay như là một điều kiện bắt buộc để được hỗ trợ phần còn lại từ quỹ. Vì vậy, con đường để tiếp cận với các nguồn tín dụng chính thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất thiết phải thông qua hệ thống ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank (Trang 35 - 37)