Bảng 2.8 TRÍCH LẬP DP VÀ TỶ LỆ TRÍCH LẬP DP
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Trích lập DP 1,021 25,335 27,266
Tỷ lệ trích lập DP/Tổng DN
0.77% 1.11% 1.68%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp trích lập dự phòng HDB Hà Nội
Tỷ lệ dự phòng tại chi nhánh tăng đáng kể sau các năm, cả về số tương đối lẫn tuyệt đối theo đà tăng của nợ xấu và nợ quá hạn. Năm 2008, số dự phòng là 27,266 triệu đồng, chiếm 1.68% tổng dư nợ và tăng xấp xỉ 10% so với năm 2007. Tuy nhiên, có điều đáng ghi nhận là năm 2008, mặc dù tỷ lệ nợ xấu tăng cao, chiếm 2.69% tổng
dư nợ và nợ quá hạn chiếm 2.94% tổng dư nợ, nhưng tỷ lệ trích lập dự phòng thấp hơn nhiều, ở con số 1.68% tổng dư nợ.
Biểu đồ 2.7 TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN, NỢ XẤU VÀ TỶ LỆ DPRR TRÊN TỔNG DN TẠI HDB HÀ NỘI GĐ 2006-2008
Như vậy, chi nhánh đã có những cải tiến trong hoạt động, cụ thể nhất là hoạt động liên quan đến tài sản đảm bảo để bù đắp cho giá trị những khoản nợ xấu. Đối với những loại tài sản đảm bảo thường gặp, chi nhánh HDB Hà Nội áp dụng mức tỷ lệ xác định giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn qui định 493 và quyết định 18 sửa đổi bổ sung. Theo điều 8 quyết định 18, những tài sản đảm bảo như thương phiếu, giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng được tính tỷ lệ tối đa cho giá trị tài sản đảm bảo là 75% và chứng khoán doanh nghiệp là 65% nhưng tại chi nhánh, tỷ lệ áp dụng là 65% cho thương phiếu của tổ chức tín dụng khác và 60% cho chứng khoán doanh nghiệp. Tương tự, bất động sản được áp dụng tỷ lệ tính tài sản đảm bảo là 40% thay vì tỷ lệ
tối đa là 50% theo quyết định 18 [Nguồn: Qui chế hoạt động nội bộ HDB Hà Nội]. Phương thức áp dụng tính giá trị tài sản đảm bảo này giúp ngân hàng hạn chế được những tổn thất mà rủi ro tín dụng gây ra mà trước hết là giúp lưu thông nguồn vốn cho ngân hàng, nhờ giảm lượng trích lập dự phòng rủi ro.