Các hình thức tín dụng phân theo trình độ học vấn

Một phần của tài liệu HÀNH VI ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM CỦA HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔNAN GIANG (Trang 39 - 44)

Biểu đồ 4.10. Các hình thức tín dụng phân theo trình độ học vấn

23 5 10 8 2 7 62 10 0 10 20 30 40 50 60 70 Vay ngân hàng Vay quỹ tín dụng Vay xóa đói giảm nghèo Vay người thân Vay hội phụ nữ Vay hợp tác xã Vay hàng xóm Vay khác % Cấp I trở xuống

34 9 3 6 9 9 13 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Vay ngân hàng Vay quỹ tín dụng Vay xóa đói giảm nghèo Vay người thân Vay hội phụ nữ Vay hợp tác xã Vay hàng xóm % Cấp II 67 50 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Vay ngân hàng Vay người thân

%

Cấp III

Từ kết quả cho thấy:

- Nhóm hộ có trình độ học vấn cấp I có số vốn vay trên thị trường chính thức: vay ngân hàng 23%, vay quỹ tín dụng 5%, vay xóa đói giảm nghèo 10% chiếm tỷ lệ thấp so

với thị trường phi chính thức: vay người thân 8%, vay hội phụ nữ 2%, vay hợp tác xã 7%, vay hàng xóm 62%, vay khác 10%. Sở dĩ có tình trạng trên là do trình độ hiểu biết chưa cao nên khi tiếp xúc với các thủ tục của ngân hàng họ cảm thấy phiền phức, rườm

rà, rắc rối, đặc biệt là nhóm hộ này còn có tâm lý ngại giao dịch với ngân hàng.

- Nhóm hộ có trình độ học vấn cấp II có số vốn vay trên thị trường chính thức: vay ngân hàng 34%, vay quỹ tín dụng 9%, vay xóa đói giảm nghèo 3% chiếm tỷ lệ cao hơn so với thị trường phi chính thức: vay người thân 8%, vay hội phụ nữ 2%, vay hợp

tác xã 9%, vay hàng xóm 13%.

- Nhóm hộ có trình độ học vấn cấp III vay ngân hàng là 67%, vay người thân

- Trên phổ thông là 0%.

Từ đó ta thấy trình độ học vấn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc hộ gia đình sử

dụng hình thức tín dụng nào, nhóm hộ có trình độ học vấn càng thấp có xu hướng vay

trên thị trường tín dụng phi chính thức càng nhiều.

Tóm lại, tín dụng phi chính thức ở nông thôn An Giang chiếm một tỷ trọng đáng

kể. Mặc dù những yếu tố không lành mạnh vẫn còn tồn tại ở mức cao, nhất là lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất thị trường chính thức cùng thời điểm. Nhưng xét về phương diện thực tiễn vẫn cần phải thừa nhận những yếu tố tích cực của thị trường tín

dụng phi chính thức. Nó bù đắp các thiếu hụt vốn của kênh tín dụng chính thức cũng như đáp ứng những nhu cầu giao dịch tín dụng đa dạng về quy mô, về thời hạn, về điều

kiện ràng buộc. Sự tồn tại của thị trường phi chính thức này phản ảnh những nhu cầu về

vốn chưa được đáp ứng từ kênh chính thức và vì vậy nó mang lại lợi ích cho thị trường.

Chừng nào mà những giao dịch này vẫn còn tồn tại thì không nên đặt vấn đề ngăn cấm

bằng các biện pháp có tính hành chính mà chỉ nên đặt vấn đề hạn chế các mặt tiêu cực,

không lành mạnh của các quan hệ loại này (vì đối với nhóm hộ thu nhập thấp đây được

coi là nguồn tín dụng rất quan trọng trong sản xuất cũng như chi tiêu).

Bảng 4.5. Lý do chọn và không chọn các hình thức tín dụng

Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là tại sao lại có sự chênh lệch đó? Và giữa chính

thức và phi chính thức nên chọn hình thức nào?

- Nếu khu vực tín dụng chính thức như: Ngân hàng phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ tín dụng hoạt động mạnh sẽ giúp tín dụng nông thôn đạt

hiệu quả. Tuy nhiên, khu vực chính thức thường không cung cấp dịch vụ tín dụng cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lý do chọn Lý do không chọn

Vay ngân hàng, vay quỹ

tín dụng, vay xóa đói giảm

nghèo

- Lãi suất thấp.

- Vốn vay lớn.

- Dễ dàng vay khi được là thành viên.

- Thủ tục phức tạp, điều kiện

ràng buộc.

- Giải ngân chậm.

- Phải đi xa tốn nhiều thời

gian.

Vay người thân, vay hội

phụ nữ, vay hợp tác xã

- Lãi suất thấp hoặc không

tốn lãi suất.

- Chủ yếu giúp nhau phát

triển kinh tế.

- Nguồn sẵn có tại địa phương.

- Ràng buộc sử dụng số tiền đi vay vào đúng mục đích.

- Khi là thành viên của hội

mới được vay.

- Khó tìm được nguồn vốn

vay từ kênh này.

Vay hàng xóm, vay khác

- Thời gian giải ngân nhanh.

- Thủ tục đơn giản.

- Không cần phải thế chấp

tài sản.

- Nguồn sẵn có tại địa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phương.

- Lãi suất cao.

- Gặp rủi ro cao nếu hoạt động sản xuất thất bại.

- Bị lệ thuộc phải mua hàng hóa, thực phẩm của chủ nợ.

rủi ro cao, món vay nhỏ nên lợi nhuận thu được thấp. Do đó, các tổ chức tín dụng chính

thức thường thích giao dịch với khách hàng lớn có quy mô vốn vay lớn, không chú

trọng đến các hộ nông thôn quy mô buôn bán nhỏ, lẻ, các hộ gia đình thu nhập thấp, các nông dân không có đất. Vì vậy, làm cho nhóm thu nhập thấp nhiều khi có tâm lý ngại

giao dịch với ngân hàng.

- Thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, thiếu tiền trong chi tiêu buộc người dân ở nông thôn tìm đến người thân, bạn bè, láng giềng, người cho vay nặng lãi, các hội tiết kiệm tín dụng tự phát, những hội tương trợ.... Ở một số vùng trong khu vực

nông thôn An Giang, đây là nguồn tín dụng duy nhất dành cho những hộ có thu nhập

thấp và món vay nhỏ, có tính đột xuất, thời gian ngắn. Nhìn chung, tín dụng phi chính

thức góp phần giải quyết nhu cầu tín dụng rất cụ thể: sản xuất buôn bán nhỏ, trang trải

những chi tiêu đột xuất trong gia đình.

- Ở khu vực tín dụng chính thức với thủ tục phức tạp, nhiều điều kiện ràng buộc

thì khu vực phi chính thức có nhiều đặc điểm phù hợp với nông thôn như: gần gũi với

nông hộ, nằm ngay tại địa phương, hoạt động linh hoạt, các điều khoản tín dụng đáp ứng nhu cầu cụ thể và tương xứng với khả năng của từng khách hàng, thủ tục giao dịch đơn giản gọn nhẹ, ít phiền hà, quy tắc dễ hiểu và dễ thực hiện, tín dụng nhanh chóng đến tay người có nhu cầu vay vốn, các giao dịch chủ yếu dựa vào chữ tín, quan hệ cá

nhân giữa người cho vay và người đi vay.

- Tuy nhiên, ở thị trường tín dụng phi chính thức cũng có nhiều hạn chế, nhất là lãi suất rất cao, có khi lên đến 2-5 lần lãi suất ngân hàng kèm theo những ràng buộc như

mua nguyên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng, gây bất lợi cho người đi vay, các khoản vay

có giá trị nhỏ và rất ngắn ngày, không kích thích hoạt động đầu tư sản xuất.

Rõ ràng, trong bối cảnh nông thôn của An Giang hiện nay hệ thống tín dụng

chính thức ngày càng đóng vai trò chủ yếu trong quá trình phát triển kinh tế hộ và giữ

vai trò quyết định trong việc cung cấp tín dụng đến nông dân và người dân nông thôn.

Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng hệ thống tín dụng phi chính thức vẫn tiếp tục tồn tại và góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu tín dụng của hộ gia đình khu vực nông thôn (mặc

dù lãi suất của khu vực không chính thức cao hơn nhiều so với khu vực chính thức).

4.7.3. Tỷ lệ các hộ sử dụng các dịch vụ chính thức

Bảng 4.6. Tỷ lệ các hộ sử dụng các dịch vụ chính thức

% trên tổng số hộ điều tra

Có 45%

Không 55% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.7. Các dịch vụ hộ gia đình sử dụng

Dịch vụ mà hộ gia đình sử dụng % trên tổng số hộ điều tra

Đi vay 40%

Bảng 4.8. Mức độ giao dịch

Mức độ giao dịch % trên tổng số hộ điều tra

Một tháng/lần 6%

Hai tháng/lần 7%

Ba tháng/lần 27%

Sáu tháng/lần 8%

Trong số 100 hộ điều tra thì chỉ có 45% số hộ là có giao dịch với các tổ chức tín

dụng. Các hộ gia đình khu vực nông thôn chủ yếu sử dụng hai hình thức tín dụng đó là: gửi tiết kiệm 8%, đi vay chiếm 40% trên tổng số hộ điều tra. Tỷ lệ này vẫn còn ở mức

thấp và mức độ giao dịch cũng không thường xuyên (cao nhất là 3 tháng/lần chiếm

27%). Sở dĩ có tình trạng trên chúng ta có thể kể đến những nguyên nhân sau:

- Phí giao dịch hiện tại còn quá cao đối với đại bộ phận dân cư khu vực nông thôn

Thực vậy, chi phí giao dịch tại ngân hàng hiện quá caođối với đại bộ phận dân cư

nhất là đối với những người nghèo. Điều này là do địa bàn nông thôn rộng, món vay

nhỏ và thủ tục quá phức tạp. Chi phí giao dịch này đã đẩy lãi suất cho vay tăng và làm

tăng gánh nặng nợ nần của nông dân.

- Thông tin không đến đầy đủ tới các nhóm hộ, đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp

Các tổ chức tín dụng nông thôn đều dựa vào thông tin của địa phương cung cấp đặc biệt là cho vay xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, địa phương không có thông tin đầy đủ về các hoạt động tín dụng trong địa bàn và cũng không thể khẳng định tất cả hộ gia đình của địa phương đều được tiếp cận thông tin. Đôi khi những người có phương án đầu tư hiệu quả không được tiếp cận với các chương trình cho vay vốn. Vì vậy việc giúp

các hộ có thu nhập thấp cải thiện kinh tế hộ gặp nhiều khó khăn.

- Bất bình đẳng nguồn vốn giữa các nhóm hộ

Ngân hàng chỉ chú trọng những khách hàng lớn, quy mô sản xuất đa dạng mà bỏ

ngỏ những món vay nhỏ lẻ. Trong khi đó, nguồn vốn chính thức hộ nghèo có thể dễ

dàng tiếp cận chủ yếu từ ngân hàng Chính sách. Ngân hàng Chính sách đang gặp những khó khăn vì phụ thuộc vào tài trợ của Chính phủ, khả năng huy động vốn tiết kiệm hạn

chế do mạng lưới hầu như không có chi nhánh độc lập.... Vì vậy chỉ có một số người

nghèo ở khu vực nông thôn tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách. - Các tổ chức tín dụng xa nơi cư trú

Việ các tổ chức tín dụng xa nơi cư trú đã làm cho hộ gia đình phần nào ngại giao

dịch. Đối với một số hộ phải đi xa 20 – 40 km mới đến được điểm giao dịch nhưng phải đến vài ba lần mà chưa chắc gì đã được vay. Vừa tốn thời gian, chi phí vì vậy vay ngân

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu HÀNH VI ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM CỦA HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔNAN GIANG (Trang 39 - 44)