BIỆN PHÁP XỬ LÝ RỦI RO

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN KỸTHƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 84 - 87)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

5.4.BIỆN PHÁP XỬ LÝ RỦI RO

Thu nợ gốc và lãi bằng cách cử cán bộ tín dụng xuống tận đơn vị và người vay để nắm tình hình, để có thể giải quyết tốt những món nợ đã tồn đọng trong nhiều năm trước cũng như các khoản nợ quá hạn mới phát sinh, Ngân hàng đã đề ra biện pháp xác minh lại tình hình thực tế của khách hàng vay vốn, tiến hành phân loại nợ quá hạn, xác định số nợ quá hạn có khả năng thu hồi và số nợ khó đòi để từ đó có kế hoạch cụ thể. có biện pháp tháo gỡ khó khăn thích hợp tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng có nguồn tiền trả nợ gốc và lãi.

- Nếu xét thấy nguyên nhân khách quan do thay đổi cơ chế chính sách kinh tế, do thiên tai, dịch bệnh, người vay không trả được nợ hoặc chỉ trả được một phần dẫn đến nợ quá hạn, Ngân hàng có thể cho khách hàng được gia hạn nợ hoặc tiếp thêm vốn tín dụng để họ tiếp tục sản xuất kinh doanh.

- Đối với khách hàng có nợ quá hạn nhưng có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh để trả nợ thì Ngân hàng có thể yêu cầu đơn vị lập phương hướng sản xuất kinh doanh, có biện pháp khắc phục lỗ, đơn vị phải làm cam kết và lên lịch chuyển tiền bán hàng của đơn vị về tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng để trả nợ quá hạn. Khi tiền bán hàng được thu về, Ngân hàng sẽ thu với tỷ lệ nhất định và cho vay ra với khoản tiền tương ứng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của đơn vị. Khi thu nợđến giới hạn an toàn, Ngân hàng đánh giá lại tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm có hướng đầu tư mới hiệu quả hơn theo nguyên tắc phát vốn vay mới phải thận trọng, an toàn và hiệu quả.

- Đối với các khách hàng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả được nợ gốc và lãi thì tiến hành phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Nhưng nếu đây là khoản vay không có tài sản thế chấp thì có thể bán nợđể thu hồi hoặc chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp và được quyền chuyển nhượng phần vốn góp này.

Trên đây là một số biện pháp xử lý nợ quá hạn nhằm giải phóng lượng nợ đọng để tái quay vòng đầu tư cho nền kinh tế, làm lành mạnh môi trường tín dụng, nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng trong quá tình hội nhập quốc tế.

CHƯƠNG 6

PHN KT LUN VÀ KIN NGH

6.1. KT LUN

Cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế khu vực thì hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ cũng có nhiều tiến bộ. Sự phát triển của Ngân hàng góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tếđịa phương. Nó giúp cho quá trình lưu thông tiền tệ diễn ra nhanh hơn, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hơn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Sự phát triển của Ngân hàng được thể hiện thông qua sự tăng lên về lợi nhuận cũng như sự hạn chế rủi ro qua các năm. Có được thành tựu như trên là do ban lãnh đạo Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, không ngừng mở rộng quy mô, đổi mới phương thức hoạt động, cộng với sự chung sức đồng lòng của toàn thể cán bộ nhân viên hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tếđất nước.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được, vẫn còn những tồn tại thiếu sót và hạn chế. Qua quá trình phân tích tình hình tài chính ở trên, ta thấy tình hình sử dụng vốn huy động của Ngân hàng là khá thấp cùng với sự giảm xuống của rủi ro cho thấy Ngân hàng khá thận trọng trong việc sử dụng vốn. Do đó Ngân hàng cần phải mạnh dạn hơn nữa trong việc đầu tư của mình. Hy vọng rằng với sự năng động và sáng tạo của mình, Ngân hàng sẽ tiềm ra những biện pháp hữu hiệu trong việc khắc phục nhưng khó khăn và tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.

6.2. KIN NGH

Căn cứ vào tình hình cụ thể của chi nhánh cũng như qua sự phân tích tình hình tài chính tại Chi nhánh, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:

6.2.1. Đối vi Ngân hàng

- Đổi mới phương thức kinh doanh, không ngừng nâng cao năng lực hoạt động, từng bước chuẩn bị các điều kiện cạnh tranh khi ta đã chính thức hội nhập.

- Mở rộng thêm địa bàn hoạt động, phòng giao dịch có tiềm năng. Phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới. Lắp đặt thêm máy rút tiền tựđộng ATM.

- Tăng cường quảng cáo, khuyến mãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp với phong cách lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp khách hàng.

- Tinh gọn các thủ tục không cần thiết trong hoạt động tín dụng.

- Kết hợp với các đơn vị hành chánh sự nghiệp tại địa phương trong việc phát lương, thu chi, mở tài khoản cho cán bộ công nhân viên chức, hưởng hoa hồng.

- Tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, xây dựng bộ máy quản lý rủi ro.

6.2.2. Đối vi Ngân hàng TMCP K Thương Vit Nam

- Tổ chức kiểm tra, kiểm toán các đơn vị trong hệ thống để có những hướng dẫn chỉđạo cụ thể phù hợp với tình hình.

- Cần hỗ trợ Chi nhánh trong công việc đào tạo nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ tin học điện tửđểđáp ứng nhu cầu hiện đại hoá Ngân hàng.

- Tăng cường tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ cho chi nhánh trong tình hình xấu.

6.2.3. Đối vi UBND Thành Ph Cn Thơ

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hộ gia đình mạnh dạn hơn trong việc đầu tư phát tiển kinh tế.

- Có những biện pháp cụ thể kiên quyết xoá bỏ các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng trái phép dưới mọi hình thức.

- Kết hợp, giúp đỡ Ngân hàng nhiều hơn nữa trong việc ngăn chặn các hành vi lừa đảo của khách hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN KỸTHƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 84 - 87)