Đề nghị các chủ đầu tư phải tự bồi dưỡng nâng cao năng lực lập và thẩm định dự án đầu tư, đánh giá đúng vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư trước khi đưa ra quyết định thực hiện dự án, đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng và lập dự án theo đúng nội dung quy định trong thông tư số 09/BKH/VPTĐ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng và thẩm định dự án. Đối với các dự án có tính chất kỹ thuật phức tạp cần thuê thêm tư vấn trong quá trình lập và thẩm định dự án ban đầu để đảm bảo có các dự án thực sự chất lượng. Điều này không chỉ tốt với chủ đầu tư bởi giảm bớt các rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện dự án mà còn giảm bớt gánh nặng cho chính các cán bộ thẩm định ở ngân hàng trong việc thẩm định lại các dự án đầu tư đó.
Các chủ đầu tư cũng cần phối hợp với ngân hàng, tuân thủ đúng các quy định về kế toán, kiểm toán để đảm bảo nguồn thông tin cung cấp cho các ngân hàng aphải thực sự đầy đủ và chính xác, tránh tình trạng khai sai lệch số liệu thực tế để thuận lợi hơn trong việc cho vay. Làm được như vậy các cán bộ thẩm định mới có thể đánh giá và phân tích chính xác dự án cũng như ngân hàng sẽ có các quyết định đúng đắn với các khoản vay.
KẾT LUẬN
Từ những nội dung đã phân tích ở trên chúng ta có thể thấy công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư thực sự là một nội dung rất quan trọng đối với các hoạt động cho vay theo dự án của các ngân hàng và việc nâng cao chất lượng đối với công tác này luôn được các ngân hàng đặc biệt chú trọng. Tuy vậy công tác này phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố cả khách quan và chủ quan. Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định tài chính dự án không thể chỉ dựa vào sự cố gắng của các NHTM mà còn cần cả sự hợp tác chặt chẽ của các Bộ ngành liên quan. Nhìn chung công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn ở các NHTM nói chung cũng như ở NHCT Việt Nam nói riêng bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.
Qua thời gian thực tập tại Sở giao dịch I NHCT Việt Nam em đã nhận ra những hạn chế còn tồn tại trong công tác thẩm định tài chính dự án nên trong khóa luận này em xin đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh. Trong quá trình viết mặc do hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những bất cập và thiếu sót. Vì vậy em rất mong có được sự góp ý và nhận xét của thầy cô giáo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lập dự án đầu tư, PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt ( chủ biên ), NXB Thống kê 2005.
2. Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, TS. Lưu Thị Hương (chủ biên), NXB Thống kê 2003.
3. Giáo trình Thẩm định Tài chính dự án, TS. Lưu Thị Hương (chủ biên), NXB Tài chính 2004.
4. Sổ tay tín dụng NHCT Việt Nam.
5. Quy trình thẩm định dự án đầu tư NHCT Việt Nam.
6. Quyết định số QT.05.01 về việc ban hành quy trình cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống NHCT Việt Nam.
7. Báo cáo kết quả kinh doanh tại Sở giao dịch I năm 2005-2008. 8. Trang web: http://www.vietinbank.vn
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I NHCT VIỆT NAM
1.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh tại Sở giao dịch I NHCT Việt Nam
1.1.1. Quá trình hình thành phát triển:
Là một trong 3 sở giao dịch của hệ thống NHCT Việt Nam, Sở giao dịch I, một mặt có chức năng như một chi nhánh của NHCT, thực hiện đầy đủ các mặt hoạt động như một NHTM, mặt khác có một vai trò quan trọng hơn các chi nhánh khác, đây là đơn vị luôn có nguồn vốn lớn bình quân chiếm 20% của toàn hệ thống nên có nhiều lợi thế như chủ động trong hoạt động đầu tư, cho vay và có hoạt động hạch toán nội bộ lớn nhất trong toàn hệ thống. Đây là nơi đầu tiên nhận các quyết định, chỉ thị, thực hiện thí điểm các chủ trương chính sách của NHCT Việt Nam, đồng thời được NHCT Việt Nam uỷ quyền làm đầu mối cho các chi nhánh phía Bắc trong việc thu chi ngoại tệ mặt, séc du lịch, visacard, mastercard...
1.1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2005- 2008:
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn:
Bàng 1.1: Nguồn vốn huy động giai đoạn 2005 – 2008
Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn huy động 16.071 17.448 18.826 17.864
Phân theo đối tượng
1. Tiền gửi DN 10.399 9.859 13.735 12.538 2. Tiền gửi TK 3.220 3.370 3.744 3.584 3. Chứng từ có giá 688 620 268 310 4. Tiền gửi khác (TCTD+TCKhác) 1.764 3.599 1079 1432 Nguồn: Phòng tổng hợp
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn:
Bảng 1.2: Hoạt động sử dụng vốn giai đoạn 2005-2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Tổng dư nợ cho vay và đầu tư
3.940 4.499 4.559 4.328
Đầu tư 1.152 1.723 1.458 1.372
Dư nợ tín dụng 2.788 2.876 3.101 2.956
A/ Phân theo thời hạn
- Ngắn hạn 987 945 1.008 1.150
- Trung và dàI hạn 1.801 1.931 2.093 1.806
B/ Phân theo TPKT
- Kinh tế quốc doanh 2.066 2.081 2.341 2.254
- Kinh tế ngoài Qdoanh 722 795 760 702
D/ Chất lượng tín dụng - Dư nợ trong hạn 2.780,8 2.774,5 3.101 2.956 - Dư nợ quá hạn 7,2 1,5 0 0 + KTQD 4,9 + KTNQD 2,3 Nguồn: Phòng tổng hợp Bên cạnh việc dư nợ tín dụng luôn đạt ở mức cao thì ta có thể thấy các khoản dư nợ trong hạn chiếm đến hơn 95% còn lại là các khoản dư nợ quá hạn. Trong 2 năm 2007,2008 gần như không còn dư nợ quá hạn, điều này đã chứng minh được công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung cũng như thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng tại chi nhánh là rất tốt.
1.2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I – NHCT Việt Nam:
1.2.1. Vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn
Thẩm định tài chính dự án là khâu quan trọng nhất trong quy trình thẩm định dự án đầu tư, nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định cho vay của ngân hàng và đòi hỏi một đội ngũ có trình độ cao, một quy trình thực hiện nghiêm ngặt từ đó mới đảm bảo giảm thiểu tối đa rủi ro trong quy trình cho vay của các ngân hàng.
1.2.2. Căn cứ thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh:
• Hồ sơ dự án của khách hàng
• Là căn cứ quan trọng để làm căn cứ tiến hành thẩm định, gồm 2 phần chính là phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở.
• Các quy định pháp luật hiện hành
• Các cán bộ thẩm định có thể dựa vào các kế hoạch, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội hay căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư ... để làm căn cứ thẩm định.
• Các tiêu chuẩn quy phạm trong từng lĩnh vực cụ thể
• Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có các tiêu chuẩn, định mức cụ thể do Nhà nước ban hành nên các cán bộ thẩm định có thể căn cứ vào đó để đánh giá các tiêu chí trong dự án có đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn đó hay không.
• Các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế
• Một số dự án có liên quan đến việc xuất nhập khẩu hay có yếu tố nước ngoài đều phải xem xét đến các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế để đảm bảo các dự án đáp ứng được yêu cầu của không chỉ các tiêu chuẩn trong nước mà cả
của nước ngoài qua đó tránh được các rủi ro pháp lý và tăng độ chính xác trong quá trình thẩm định dự án đầu tư.
1.2.3. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư: Khách hàng Phòng khách hàng Phòng quản lý rủi ro Người có thẩm quyền quyết định cho vay Nguồn: Phòng khách hàng 1 Hồ sơ Hồ sơ Hồ sơ Hồ sơ Nhận hồ sơ từ phòng khách Nhận hồ sơ từ phòng khách Yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu thiếu) Yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu thiếu) Thẩm định Thẩm định Yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu thiếu) Yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu thiếu) Thẩm định RRTD Thẩm định RRTD Xét duyệt cho vay Xét duyệt cho vay
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn
Bước 2: Thẩm định những nội dung cần thiết
Bước 3: Lập tờ trình thẩm định
Bước 4: Kiểm soát và trình duyệt tờ trình thẩm định
Bước 5: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình duyệt báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng
Bước 6: Xét duyệt khoản vay
1.2.3.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư
Các NHTM tùy theo đặc thù của mình đều thiết lập một quy trình thẩm định tài chính dự án riêng. Tại Sở giao dịch I NHCT Việt Nam một quy trình thẩm định tài chính dự án được tổ chức theo 7 bước sau:
Bước 1: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án
Bước 2: Phân tích tìm dữ liệu
Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở
Bước 4: Lập các bảng tính trung gian
Bước 5: Lập báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án
Bước 6: Tiến hành phân tích độ nhạy và phân tích viễn cảnh
Bước 7: Lập bảng cân đối kế hoạch
1.2.4. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn:
1.2.4.1 Các phương pháp thẩm định chung
• Phương pháp thẩm định theo trình tự
Đây là phương pháp thẩm định từ tổng quát đến chi tiết được áp dụng chủ yếu để thẩm định nội dung pháp lý của dự án đầu tư.
• Phương pháp so sánh đối chiếu
Đây là phương pháp phổ biến, dễ tiến hành, các cán bộ thẩm định căn cứ vào dữ liệu các dự án đã từng thẩm định tại NHCT Việt Nam hay các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật của từng ngành, các chuẩn mực luật pháp và các thông lệ quốc tế... để từ đó so sánh đối chiếu với các nội dung của dự án xem có sự tương đồng hay không
Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để thẩm định tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án...
• Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp phân tích độ nhạy được Sở giao dịch I NHCT Việt Nam áp dụng trong nội dung thẩm định tài chính dự án, các cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp này để đánh giá tính vững chắc về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
• Phương pháp dự báo
Đây là phương pháp dự báo xu hướng xảy ra trong tương lai của các yếu tố liên quan đến dự án như doanh thu, chi phí, các yếu tố đầu vào khác… Phương pháp này được áp dụng nhiều trong thẩm định khía cạnh thị trường và thẩm định tài chính dự án.
• Phương pháp phân tích rủi ro
Phương pháp này nhằm đánh giá các rủi ro có thể xảy ra của dự án như rủi ro do chậm tiến độ thi công, do cung cấp các yếu tố đầu vào, do các chính sách của Nhà nước, do chính sách đổi mới của chính chủ đầu tư….qua đó các cán bộ thẩm định phải đề xuất các biện pháp thích hợp để giảm thiểu và phân tán rủi ro.
1.2.4.2 Phương pháp thẩm định tài chính dự án:
Phương pháp này đã và đang được áp dụng rất nhiều trong quá trình thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch I , chủ yếu là về các nội dung như tổng vốn đầu tư, suất vốn đầu tư hay cơ cấu vốn đầu tư….
• Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp này được áp dụng khi thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là lựa chọn các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu tài chính như : NPV, IRR,T…sau đó dự báo một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai khi các yếu tố này thay đổi như: chi phí đầu tư tăng, giá thành sản phẩm giảm … sau đó ta khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư, hiệu quả của các chỉ tiêu tài chính và khả năng trả nợ của dự án.
• Phương pháp dự báo
Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong khâu thẩm định tài chính dự án đầu tư, chủ yếu được áp dụng khi thẩm định doanh thu và chi phí của dự án.
1.2.5. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn:
1.2.5.1 Tổng quan nội dung thẩm định dự án đầu tư:
• Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án
Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án bao gồm thẩm định sự đầy đủ của hồ sơ dự án, thẩm định năng lực khách hàng...
• Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án
Đây là nội dung quan thẩm định quan trọng làm tiền đề cho việc thẩm định doanh thu – chi phí của dự án sau này, bao gồm thẩm định tình hình cung cầu sản phẩm, thẩm định thị trường mục tiêu, phương thức tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm...
Đây là bước tiền đề cho việc thẩm định tài chính của dự án sau này bao gồm đánh giá các nội dung về địa điểm, công nghệ, dây chuyền sản xuất, mẫu mã, đặc tính của sản phẩm...
• Thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý thực hiện dự án
Đối với nội dung thẩm định này các cán bộ thẩm định thường xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án, đánh giá sự hiểu biết của họ đối với việc tiếp cận công nghệ, thiết bị mới của dự án, đánh giá năng lực uy tín nhà thầu, khả năng đào tạo và cung ứng nguồn lao động của khách hàng....
• Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án
• Đây là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong quá trình thẩm định, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay của chi nhánh bao gồm thẩm định về tổng mức đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư, thẩm định về tỷ suất “r” của dự án, thẩm định về doanh thu chi phí hàng năm của dự án, thẩm định về dòng tiền hàng năn và thẩm định về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cũng như khả năng trả nợ của dự án.
1.2.5.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư:
• Thẩm định tồng mức đầu tư.
Để tính toán tổng mức đầu tư của dự án các cán bộ thẩm định thường áp dụng phương pháp cộng chi phí và áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu các khoản chi phí cũng như tổng mức đầu tư trên mẫu rất nhiều các dự án tương đương trong cùng lĩnh vực mà ngân hàng đã từng cho vay, cũng như tiến hành so sánh các khoản chi phí với mức chi phí bình quân của ngành để từ đó dự tính tổng mức đầu tư hợp lý của dự án.
Tại Sở giao dịch I NHCT Việt Nam thống nhất tính tỷ suất chiết khấu” r” của dự án theo chi phí vốn bình quân WACC và được tính theo hai cách:
Cách 1:
Chi phí vốn bình quân WACC= Chi phí vốn vay* tỷ trọng vốn vay + chi phí vốn chủ sở hữu * tỷ trọng vốn chủ sở hữu
Cách 2:
Chi phí vốn bình quân WACC= Chi phí vốn vay* tỷ trọng vốn vay * (1-T) + chi phí vốn chủ sở hữu * tỷ trọng vốn chủ sở hữu