với đặc điểm của từng dự án
Tiêu chuẩn hóa các chỉ tiêu cũng như đánh giá chi tiết các rủi ro của dự án đầu tư nhằm nâng cao cách thức và phương pháp thẩm định
Việc so sánh các chỉ tiêu trong thẩm định dự án phải là sự kết hợp so sánh với các dự án với nhau, so sánh với mức chuẩn của nhà nước quy định và cả chuẩn của khu vực và thế giới; các chỉ tiêu của dự án phải được so sánh cả về mặt thời gian; các tiêu chuẩn, định mức để so sánh cần được tập hợp theo các lĩnh vực và
liên tục cập nhật.
Ngoài việc thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, uy tín của các dự án, vẫn còn một số nhân tố chưa được cán bộ thẩm định quan tâm nhưng thực chất là cần phải đề cập trong chu trình thẩm định khách hàng vay vốn. Đó là các chỉ số dự báo trước khi cho vay như: giá vàng,tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán về kinh tế, chính trị, xã hội. Trên cơ sở những thông tin về tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán được mà báo chí và các
báo cáo nghiên cứu thị trường, những diễn biến của nền kinh tế trong thời gian tới, cán bộ thẩm định cần có kiến nghị cụ thể về sự cần thiết bổ sung những nhân tố trên trong chu trình thẩm định khách hàng và dự báo thị trường của dự án.
Ngoài ra chi nhánh cần sử sụng những số liệu thống kê cụ thể về sản phẩm của dự án để phân tích chính xác nhu cầu thị trường thông qua hồ sơ dự án, nếu hồ sơ dự án không đầy đủ số liệu thì phải kiến nghị với doanh nghiệp cung cấp số liệu thống kê hoặc tự bản thân cán bộ tiến hành thu thập và tìn hiểu qua các phương tiện thông tin về thị trường của dự án cũng như số liệu thống kê cụ thể của các dự án tườn tự cùng thời gian để đưa ra những phân tích của mình.
Về đánh giá rủi ro: Phải đưa ra được càng nhiều rủi ro mà dự án có thể
gặp phải như: rủi ro khi biến động nhu cầu thị trường, biến động về thời tiết đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực vận tải biển, biến động của dịch bệnh gây ra với một số dự án chăn nuôi, chể biến nông phẩm ... phân tích và định lượng các rủi ro này thông qua dự báo hay phân tích độ nhạy để xem ảnh hưởng của chúng đến dự án. Các rủi ro càng được tính toán kỹ lưỡng thì tính an toàn của tín dụng càng cao. Muốn được như vậy phải xây dựng được các nhân tố rủi ro: định nghĩa, phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản được thiết lập trên công việc hàng ngày. Vì vậy, cần phải triển khai tiếp nhận những hỗ trợ kỹ thuật về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trình độ quản trị rủi ro.