điểm. Khung lãi suất này phải đủ để khắc phục được nhược điểm là lãi suất quá thấp nhưng cũng không quá cao trên cơ sở cân đối hài hoà về uy tín, thương hiệu của VCB, mục đích làm sao đủ sức hấp dẫn khách hàng.
- Thường xuyên tổ chức các chương trình cho vay ưu đãi, khuyến mãi, tặng quà,..để thu hút khách hàng. Các Chi nhánh này nên công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đưa thông tin kịp thời đến người dân. Không nên cạnh tranh bằng lãi suất sẽ dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất, ngân hàng lại không có lợi do giảm lợi nhuận và ảnh hưởng đến thương hiệu ngân hàng.
- Tăng cường các khoản cho vay dài hạn trên cơ sở cân đối giữa các thời hạn ngắn và trung hạn. Khi Ngân hàng chịu đầu tư vào cơ sở vật chất của doanh nghiệp thì có nhu cầu vay vốn doanh nghiệp không thể bỏ Chi nhánh mà quay sang giao dịch với ngân hàng khác. Đó cũng là một biện pháp duy trì quan hệ với khách hàng.
- Ngân hàng nên có những buổi gặp gỡ, trao đổi đối với Hiệp hội DNVVN những định hướng giúp các DNVVN phát triển. CBKH thông qua trò chuyện có thể gợi ý cho khách hàng của mình về sự liên kết các doanh nghiệp lại với nhau, giúp họ thấy được những lợi ích của sự liên kết này như tăng tiềm lực tài chính, tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm quản lý, chuyên môn hóa sản phẩm,… và có thể tham gia vào xuất khẩu.
- Chi nhánh nên đa dạng hóa khách hàng không tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn nhằm phân tán rủi ro, cũng như giảm các phụ thuộc và các ảnh hưởng mang tích chất đột biến khi có sự chuyển dịch của các khách hàng lớn, tạo điều kiện cho ngân hàng sàng lọc khách hàng .
- Tiếp tục tăng cường công tác Marketing, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt và có thể chấp nhận cho vay không có tài sản đảm bảo đối với các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả, có uy tín, được đánh giá xếp hạng ở mức an toàn cao. Chi nhánh sẽ có giải pháp linh hoạt tiếp cận những khách hàng tốt, thuộc diện định hướng ưu tiên phát triển của Trung ương trên cơ sở chính sách ưu đãi ban đầu đối với các khách hàng đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng khác trên địa bàn chuyển sang giao dịch với Chi nhánh.
- Tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn vay, thường xuyên đánh giá tình hình tài chính của khách hàng nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu rủi ro, từ đó đề ra các giải pháp hạn chế và ngăn chặn. Mạnh dạn loại bỏ khách hàng kinh doanh không hiệu quả, tiềm lực tài chính không đủ mạnh.
- Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng: nhân viên phải khéo léo trong giao tiếp, ứng xử để tạo thiện cảm với khách hàng; nhất là ở các bộ phận có quan hệ trực tiếp với khách hàng, phải có tinh thần cầu thị, lắng nghe, giải quyết hợp lý những than phiền, vướng mắc của khách hàng.
- Tuy chính sách lương không phải là nhân tố chủ yếu kích thích tinh thần làm việc của nhân viên nhưng cũng có những tác động nhất định. Ngoài ra, để tạo một môi trường làm việc có hiệu quả cần phải có sự quan tâm của cấp lãnh đạo như thăm hỏi, trò chuyện, khen tặng nhân viên hoàn thành nhiệm vụ, làm cho họ thấy mình là một phần tử quan trọng trong tổ chức.
- Tạo mọi điều kiện cho cán bộ tự giác học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng sáng tạo trong công việc, tăng cường khả năng làm tư vấn cho khách hàng, đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân khi thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức. Khuyến khích nhân tự học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn lẫn nhau, cử cán bộ tham gia các buổi đào tạo về kỹ năng giao tiếp. Từ đó đẩy nhanh tiến độ tác nghiệp nhằm giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Bước sang năm 2009, tình hình thế giới sẽ vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là kinh tế Mỹ chưa có dấu hiệu phục hồi, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế toàn cầu, trong khi Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào nền kinh tế thế giới. Khu vực dịch vụ tài chính Việt Nam có những dấu hiệu phát triển chậm lại và đang tiểm ẩn nguy cơ rủi ro cao,…Chính vì vậy, mục tiêu chiến lược cụ thể tới đây của Vietcombank nói chung và Vietcombak Long An nói riêng là phải:
- Tăng cường năng lực quản trị điều hành và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm nâng cao hiêu quả kinh doanh và sử dụng vốn.
- Tăng cường năng lực tài chính bảo đảm an toàn hoạt động và phát triển - Nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
- Giữ vững ngân hàng VCB là một trong những ngân hàng chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
- Cơ cấu tổ chức và mô thức quản trị hiện đại, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất, sẵn sàng hội nhập và phát triển
- Có phạm vi hoạt động trong nước và tại các thị trường tài chính thế giới, cũng như không chỉ mở rộng hoạt động trong phạm vi dịch vụ ngân hàng mà các lĩnh vực tài chính như đầu tư tài chính, mua bán, sáp nhập doanhnghệip và phát triển các doanh nghiệp mới
- Ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại tiên tiến, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quản trị cũng như các sản phẩm/tiện ích phục vụ khách hàng với chất lượng cao
- Phát triển nguồn nhân lực thông qua các giải pháp đào tạo, tuyển dụng nhân tài trong và ngoài nước cũng như thu hút chất xám từ các khu vực kinh tế phát triển…
Các hoạt động dịch vụ tài chính cần được chú trọng và đẩy mạnh. Trọng tâm là hoạt động NHTM với lĩnh vực truyền thống là ngân hàng bán buôn (kinh doanh phục vụ khách hàng doanh nghiệp). Bên cạnh đó mở rộng và phát triển các
dịch vụ ngân hàng bán lẻ: thành lập và phát triển công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, phát triển các loại hình cho vay gắn với BĐS – cho vay cầm cố, cho vay mua nhà…Phát triển kinh doanh thẻ các loại…
Để đạt những mục tiêu trên Vietcombank đã và sẽ tiếp tục thực hiện các kế hoạch đa dạng hóa các sản phẩm vốn huy động có liên quan:
- Tiếp tục phát triển mạng lưới cũng như các sản phẩm bán lẻ.
- Tăng cường công tác khách hàng và áp dụng các phương thức lãi suất thỏa thuận.
- Phát triển các phương thức quản trị vốn và cơ chế giá bội bộ hợp lý nhằm khuyến khích các chi nhánh huy động vốn.
Những khó khăn năm 2008 không làm VCB lùi bước mà càng giúp có được một cái nhìn chân thực hơn và khách quan hơn về khả năng của mình trong những lúc “sóng gió”. Hơn lúc nào hết, thực tế hiện nay cho thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay đang có tính cạnh tranh cao nhưng cũng chứa đựng tiềm năng lớn , được rât nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để Vietcombank Long An hoàn thiện và phát triển.
Theo định hướng của Chính phủ, đến năm 2010, cả nước sẽ có 500.000 DNNVV. Ước tính 80% lượng vốn cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là từ kênh ngân hàng. Điều này cho thấy một thực tế rằng, các DNNVV đang thực sự “khát” vốn. Nhưng cánh cửa của các ngân hàng có rộng mở hơn trước sự bùng nổ về số lượng doanh nghiệp hiện nay? Đi cùng với con số này là một lượng vốn lớn cần được đáp ứng.
6.2. KIẾN NGHỊ
Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, Chi nhánh đề ra các giải pháp cụ sau đây để phấn đấu hoàn thành kế hoạch đặt ra:
Đối với Chính phủ
-Chính phủ nên sớm quy định các tiêu chí để xác định DNVVN phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong doanh nghiệp, các giải pháp tín dụng, hải quan, thuế,… tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp có thêm thuận lợi nắm bắt và khai thác thời cơ trong sản xuất, kinh doanh.
- Các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ các DNVVN trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, dự báo thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Tổ chức các lớp đào tạo cho các DNVVN về công tác tổ chức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trong xu thế hội nhập.
Đối với Hiệp hội doanh nghiệp DNVVN:
Sớm thực hiện phân định việc phân tích, đánh giá, phân loại các doanh nghiệp trong Hiệp hội để Ngân hàng có chính sách hỗ trợ phù hợp với từng nhóm khách hàng. Triển khai các công việc theo thỏa thuận hợp tác giữa ngân hàng với Hiệp hội để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Đối với DNVVN
- Chấp hành nghiêm chỉnh luật Doanh nghiệp, Luật kế toán và các quy định về tài chính, kế toán của NN, thực hiên kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, cung cấp thông tin, xây dựng mối quan hệ trao đổi thông tin tốt là điều kiện tiên quyết và tối quan trọng để DNVVN có thể tiếp cận tốt nguồn vốn tín dụng.
- Sử dụng vốn ngân hàng đúng mục đích, tuân thủ các nội dung trong hợp đồng tín dụng. Phối hợp với ngân hàng trong việc thẩm định kểim tra trước, trong và sau khi cho vay. Thiện chí hợp tác với ngân hàng trong xử lý tài sản đảm bảo. Hiện nay, có không ít các doanh nghiệp không hợp tác tốt trong vấn đề này, đặc biệt trong vấn đề xử lý tài sản đảm bảo. Điều này không chỉ gây khó khăn và rủi ro cho ngân hàng mà còn tạo hình ảnh không tốt của doanh nghiệp đối với ngân hàng cũng như công chúng.
- Đổi mới và nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Không ngừng đổi mới công nghệ, nắm bắt thông tin, chú trọng sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh cao và thị trường tiêu thụ ổn tốt. Tích cực chủ động tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ về tư vấn, hỗ trợ về quản lý tài chính, lập dự án kinh doanh. Điều này sẽ làm cho DNVVN quản trị tốt hơn, giảm thiểu chi phí cũng như gia tăng lợi nhuận.