dài hạn.
Bảng 20: Vốn huy động ngắn hạn tối đa để cho vay trung và dài hạn của ACB – Kỳ Hòa qua 3 năm 2006 – 2008.
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vốn huy động ngắn hạn Triệu đồng 184.241 283.424 293.903 Dư nợ cho vay trung và dài hạn Triệu đồng 13.568 40.507 51.261 Tỷ lệ VHĐ ngắn hạn tối đa để cho vay
trung và dài hạn % 7,4 14,3 17,4
Nguồn: ACB – Kỳ Hòa.
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng. Theo quy định 457 của NHNN thì tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn tổ chức tín dụng được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với NHTM là 40%. Nhì chung qua 3 năm qua Chi nhánh luôn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn huy động ngắn hạn và đảm bảo phòng ngừa rủi ro cho hoạt động ngân hàng (tỷ lệ tối
đa của nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhỏ hơn 40%). Điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu, năm 2006 tỷ lệ này là 7,4%, năm 2007 chỉ tiêu này tăng lên đạt 14,3% và năm 2008 là 17,4%. Mặc dù, tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn tối đa để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua còn thấp nhưng tỷ lệ này lại không ngừng tăng lên qua 3 năm. Do đó cho thấy Chi nhánh không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn huy động ngắn hạn.
4.4. MỘT SỐ TỒN TẠI VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA ACB – KỲ
HÒA QUA 3 NĂM 2006 – 2008.
- Nợ quá hạn của Chi nhánh có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự giảm sau đó lại tăng, có tốc độ tăng, giảm rất lớn và có xu hướng chuyển từđối tượng khách hàng này sang đối tượng khách hàng khác. Cụ thể:
+ Năm 2006 nợ quá hạn tập trung cao nhất ở đối tượng khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng 59,3%, với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 0,2%.
+ Năm 2007 tổng nợ quá hạn giảm với tốc độ 33,8%. Nợ quá hạn tập trung cao nhất vẫn ở đối tượng khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng 100%, tăng với tốc độ 11,8% so với năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,1%.
+ Năm 2008 tổng nợ quá hạn tăng với tốc độ 961,6% so với năm 2007. Nợ quá hạn chuyển sang tập trung cao nhất ở khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 56,5%, tăng với tốc độ từ 0 lên đến 1287,564 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,4%.
- Nhìn chung, trong 03 năm (2006-2008) doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợđều có sự tăng trưởng. Trong đó, tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ vẫn tập trung chủ yếu vào khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, có sự dịch chuyển về tỷ trọng giữa doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ ngắn hạn với trung dài hạn. Cụ thể là tỷ trọng cho vay ngắn hạn, thu nợ, dư nợ ngắn hạn giảm qua 3 năm còn tỷ trọng cho vay trung dài hạn, thu nợ trung dài hạn và dư nợ trung, dài hạn tăng qua 03 năm. Qua đó cho thấy, Chi nhánh có sựđiều chỉnh cơ cấu cho vay, tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn lên nhằm giữ ổn định dư nợ trong tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng rất khốc liệt như hiện nay.
- Một số tiêu chí xét duyệt cho vay của ACB còn khó khăn gây hạn chế doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng tại Chi nhánh (ví dụ: kinh nghiệm điều hành của ban lãnh đạo nhỏ hơn 01 năm không cấp tín dụng, hạn chế nhu cầu vay vốn của những doanh nghiệp mới đã hoạt động trên 06 tháng nhưng dưới 01 năm).
- Lãi suất huy động của ACB chưa mang tính cạnh tranh cao so với các ngân hàng khác.
- Giá thẩm định bất động sản của ACB còn thấp hơn so với giá thực tế trên thị trường, điều này gây khó khăn cho Chi nhánh khi tiếp thị khách hàng về giao dịch với ACB.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO ACB – KỲ HÒA
5.1. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN.
- Phân tích tình hình huy động vốn qua 3 năm ta nhận thấy rằng tiền gửi của khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng vốn huy động, đây là nguồn vốn tiềm năng nhất đối với Chi nhánh. Do đó, trong thời gian tới Chi nhánh cần có chính sách thu hút tiền gửi này như: tăng cường công tác tiếp thịđể phát triển thêm nhiều khách hàng mới, cần có chính lãi suất linh hoạt mang tính cạnh tranh cao, khuyến khích mở tài khoản cá nhân, đa dạng hóa các hình thức thanh toán, tiền gửi (như tiền gửi bậc thang), phát triển hệ thống máy rút tiền tự động ATM…
- Ngân hàng Á Châu là một trong những ngân hàng đứng đầu trong loại hình dịch vụ. Do đó, Chi nhánh cần tận dụng lợi thế của mình trong vấn đề huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp nhất là khi tiền gửi của đối tượng khách này giảm đi rất mạnh trong năm 2008. Chi nhánh cần có chính sách huy động mang tính chiến lược như chọn một số khách hàng tiền gửi lớn để thực hiện chính sách ưu đãi đặc biệt trong các giao dịch với Chi nhánh. Như: bố trí nhân viên Chi nhánh đến thu tiền tận nơi, hỗ trợ xe chuyên dụng để vận chuyển tiền của khách hàng từ doanh nghiệp của khách hàng về Chi nhánh, ưu tiên giải quyết những yêu cầu rút tiền mặt hay chuyển tiền của khách hàng…
- Chi nhánh cần đặc biệt coi trọng loại tiền gửi tiết kiệm, có kỳ hạn vì trong thời gian qua nó luôn chiếm tỷ trọng lớn trên vốn huy động, đồng thời để sự yên tâm về thời hạn khi sử dụng đồng vốn này để cho vay. Do tình hình kinh tế biến động, nên việc đầu tư của khách hàng cá nhân nhưđầu tư vào thị trường vàng, thị trường chứng khoán,… luôn gặp rủi ro cao nên trong thời gian tới loại tiền gửi có kỳ hạn có thể sẽ gia tăng. Cần có thêm nhiều chương trình khuyến mại như chương trình khuyến mại Quà tặng tri ân, bởi vì quà tặng thiết thực (tặng lãi suất trên số tài khoản), không bị ràng buộc mỗi khách hàng chỉ nhận được một phần quà trong thời gian khuyến mại, mà khách hàng gửi càng nhiều tiền thì lãi suất được tặng càng nhiều. Cần có chính sách thu hút khách hàng có nguồn tiền gửi
lớn, ổn định. Bằng nhiều hình thức như: tặng quà sinh nhật cho lãnh đạo đơn vị, hay cá nhân có số dư tiền gửi lớn; vào những ngày lễ lớn nên tổ chức các cuộc họp mặt những khách hàng tiền gửi lớn nhằm thể hiện sự trân trọng sựđóng góp của khách hàng vào hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Từ những việc làm đó sẽ tăng thêm sự gắn bó giữa khách hàng và Chi nhánh.
- Trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay Chi nhánh cần phải lập bộ phận nghiên cứu về thị trường để nắm bắt nhu cầu khách hàng ở địa phương từ đó xây dựng những sản phẩm huy động phù hợp với nhu cầu thị trường. Đồng thời, tạo nhân viên chuyên trách tiếp thị sản phẩm huy động đến khách hàng.
- Ngoài ra, Chi nhánh cần quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho nhân viên nhất là đối với nhân viên còn mới. Bên cạnh đó, mặt bằng Chi nhánh nhỏ không có chổ đậu xe cho khách hàng nhất là đối với khách hàng đến giao dịch băng ôtô do đó Chi nhánh cần có chính sách tìm kiếm chổ đậu xe cho khách hàng để thu hút được khách hàng lớn.
5.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO ACB – KỲ HÒA. ACB – KỲ HÒA. ACB – KỲ HÒA.
- Do tình hình kinh tế ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là trong thời kỳ mở cửa thị trường tài chính ở Việt Nam, nên Chi nhánh cần phải có chính sách đào tạo nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ tín dụng để đáp ứng nhu cầu công việc, hạn chế rủi ro tín dụng.
- Doanh số cho vay: Qua phân tích ta thấy rằng doanh số cho vay qua các năm có tăng nhưng tốc độ tăng doanh số cho vay có chiều hướng giảm. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay trung và dài hạn và doanh số cho vay tập trung nhiều ở khách hàng cá nhân. Nên trong thời gian tới Chi nhánh cần tăng tiếp tục phát triển hơn nữa đối với cho vay ngắn hạn vì chịu rủi ro thấp hơn cho vay trung và dài hạn. Chi nhánh cần tăng cường công tác tiếp thị để phát triển thêm nhiều khách hàng mới, quan tâm và giữ được khách hàng truyền thống, đặc biệt là khách hàng có tình hình tài chính tốt, hoạt động có hiệu quả, uy tín hiện đang có quan hệ với Chi nhánh. Do tình hình kinh tế diễn biến phức tạp nên thời gian tới Chi nhánh cần phải xác định khách hàng mục tiêu, xây
dựng chiến lược khách hàng. Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn, Chi nhánh và khách hàng luôn gắn bó với nhau, phải tạo ra, giữ vững và phát triển mối quan hệ lâu bền với tất cả khách hàng.
- Doanh số thu nợ: Qua phân tích tình hình vòng quay vốn tín dụng (bảng 15) ta nhận thấy rằng vòng quay vốn tín dụng có chiều hướng đi xuống. Do đó công tác thu nợ trong thời gian tới cần phải được tăng cường. Đối với món vay dài hạn, do tình hình kinh tế có diễn biến phức tạp nên cần phải chọn lựa đối tượng khách hàng có uy tính cao khi cho vay. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả cũng như nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Đối với cho vay theo thành phần kinh tế, cần chú ý đối với khách hàng doanh nghiệp (tốc độ tăng doanh số thu nợ của KHDN có sự giảm sút qua các năm), nhất là đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay bằng USD trong giai đoạn NHNN nới biên độ dao động 5% của tỷ giá USD/VND như hiện nay. Cán bộ tín dụng nên quan tâm hơn đến khâu phân tích và thẩm định khách hàng, phân tích tình hình xuất nhập khẩu đối với từng lĩnh vực khi cho vay xuất nhập khẩu, theo dõi quá trình sử dụng vốn, theo sát hoạt động kinh doanh của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ khi món vay đáo hạn.
- Dư nợ: Dư nợ của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng có sự giảm mạnh (năm 2007 tốc độ tăng là 114,7%, năm 2008 tốc độ tăng là 23,5%). Hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh còn thấp (hiệu suất sử dụng vốn nhỏ) điều này cho thấy nguồn vốn huy động sử dụng chưa đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng tín dụng. Do đó, Chi nhánh cần tiếp tục tăng trưởng dư nợ tín dụng thông qua tăng doanh số cho vay, xem xét lại cơ cấu cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn. Cần có giải pháp phát triển cho vay trung và dài hạn trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng tín dụng nhằm tăng trưởng dư nợ. Bên cạnh đó, cần có chính sách lãi suất phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng khác.
- Nợ quá hạn: Trong thời gian qua nợ quá hạn của Chi nhánh có sự tăng giảm phức tạp, giảm sau đó lại tăng rất mạnh, cả cho vay ngắn hạn lẫn trung và dài hạn đều có rủi ro cao, trong đó khách hàng doanh nghiệp luôn có sự biến động lớn về
nợ quá hạn. Do đó, Chi nhánh cần xem xét lại chất lượng tín dụng, nghiên cứu từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tăng cường cho vay đối với lĩnh vực có tiềm năng, hạn chế tín dụng đối với thị trường có chứa đựng rủi ro cao. Bên cạnh đó, đối với những khách hàng hoạt động không hiệu quả, Chi nhánh nên kiên quyết khéo léo giảm dần dư nợ hiện tại, cho vay trên cơ sở lựa chọn các dự án, phương án có nhu cầu đảm bảo được tính khả thi, nguồn trả nợ chắc chắn, đồng thời tìm biện pháp tăng tài sản bảo đảm nhằm hạn chế rủi ro mất vốn. Đồng thời, cán bộ tín dụng cần theo sát trong việc sử dụng vốn của khách hàng không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để thu hồi nợ trước hạn khi có dấu hiệu rủi ro xảy ra, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến ngày đáo hạn.
CHƯƠNG 6
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN.
Nghiệp vụ tín dụng có vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Đây là nghiệp vụ cơ bản và đặc trưng nhất trong lĩnh vực ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng vững chắc đồng nghĩa với hoạt động ngân hàng vững chắc. Bên cạnh đó, nghiệp vụ tín dụng còn có vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực thi chính sách của NHNN. Hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân góp phần an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế. Do đó, hoạt động tín dụng của ngân hàng góp phần phát triển đất nước vững mạnh. Với những vấn đề trên, việc phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng là hết sức cần thiết, để từđó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.
Qua quá trình phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa cho thấy, nhìn chung tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh tương đối tốt, doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ có chiều hướng tăng cao, hiệu suất sử dụng vốn dần dần nâng cao được hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng mới, tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng cũ. Tuy nhiên, Chi nhánh cần nổ lực hơn nữa trong phát triển nghiệp vụ tín dụng, nhất là khi doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ có chiều hướng tăng chậm lại đồng thời có sự chuyển dịch từ ngắn hạn sang trung và dài hạn. Bên cạnh đó, tình hình nợ quá hạn có diễn biến phức tạp, có lúc giảm có lúc tăng cao không theo một chiều hướng nhất định. Do đó Chi nhánh cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, hạn chế cho vay đối với những món vay có rủi ro cao. Huy động vốn cũng góp phần tăng trưởng tín dụng, tạo ra nguồn vốn cho Chi nhánh hoạt động kinh doanh. Trong thời gian tới Chi nhánh cần tăng cường đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên mới để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng. Bên cạnh đó, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng, có chính sách cạnh tranh về lãi suất để thu hút khách hàng đến giao dịch. Với ưu thế là một Ngân hàng bán lẽ hàng đầu ở Việt Nam, Ngân hàng Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa cần tiếp tục phát triển hơn nữa, hoạt động ngân hàng có hiệu
quả hơn nữa nhất là trong thời kỳ mở cửa thị trường tài chính như hiện nay.
6.2. KIẾN NGHỊ.
* Đối với ngân hàng Á Châu.
- Phòng nhân sự và Trung tâm đào tạo ACB phải có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên kịp thời và có khả năng thực hiện được các nghiệp vụ phát sinh nhằm tránh những rủi ro về mặt nghiệp vụ cũng như những rủi ro tiềm ẩn khác cho Chi nhánh.
- Phải có sự ràng buộc hoặc ưu đãi rõ ràng đối với nhân viên tân tuyển, tránh trường hợp ACB đào tạo xong nhân viên lại xin nghỉ việc, như vậy sẽảnh hưởng đến kế hoạch nhân sự của Chi nhánh.