Các kiến nghị và giải pháp đối với chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt

Một phần của tài liệu Thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM trong thời gian qua (Trang 50 - 76)

Cần có chính sách tuyên truyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và các bên tham gia thị trường vốn

hiểu rằng việc trả cổ tức thấp là có lợi cho sự phát triển doanh nghiệp, có lợi cho nhà đầu tư trong tương lai. Hạn chế hình thức trả cổ tức bằng tiền đối với các doanh nghiệp đang cần huy động vốn để

ban quản trị doanh nghiệp cần thể hiện vai trò là người đại diện cổ đông thực hiện các dự án mang lại

lợi ích tối đa cho cổ đông. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ thuyết phục được cổ đông tham gia đầu tư

bằng cách chứng tỏ cho cổ đông thấy tiềm năng trong các dự án đầu tư của mình, sức khỏe tài chính cũng như là cơ hội phát triển, tăng trưởng của mình.

Về phía doanh nghiệp cần phải có chính sách cổ tức riêng mang đặc điểm của ngành và của riêng

giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lưu ý không nên để cổ tức trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp (chi trả nhiều dẫn đến không có vốn cho tái đầu tư hoặc số kỳ chi trả ít nhưng

tập trung có thể khiến gây ra tình trạng thiếu vốn tạm thời ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp). Doanh nghiệp có thể làm giảm áp lực này bằng cách thực hiện việc chi trả

theo quý thay vì nửa năm một lần như hiện nay.

Về phía Nhà nước cần có nhiều giải pháp mạnh để tập trung phát triển thị trường chứngkhoán, tăng

nhanh tính thanh khoản của cổ phiếu, đây là tiền đề quan trọng để thực hiện các hình thức trả cổ tức

không phải bằng tiền mặt. Cần có biện pháp hướng mọi luồng vốn nhàn rỗi vào thị trường vốn. Điều

chỉnh phương thức đánh thuế với hoạt động đầutư chứng khoán (phương thức này chỉ được áp dụng

khi thị trường chứng khoán đã phát triển) theo hướng: thu thuế cổ tức theo mức độ tăng dần song ở

mức độ hợp lý để khuyến khích mọi đối tượng đầu tư vào thị trường vốn. Phương thức này sẽ hướng

doanh nghiệp giảm mức trả cổ tức bằng tiền mặt, tăng cường áp dụng các hình thức trả cổ tức phi vật

chất cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp (Luật thuế Thu nhập hiện hành chưa tính đến việc đánh thuế cổ tức cho mọi đối tượng đầu tư). Đi đôi với việc áp dụng thuế cổ tức, cần phải

giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở phương diện công ty cổ phần và nhà đầu tư để hướng

nguồn vốn vào thị trường chứng khoán, tạo tích luỹ cho doanh nghiệp tái đầu tư.

Đối với việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phương thức này cần trở thành phổ biến cho các doanh nghiệp

cổ phần niêm yết và chưa niêm yết nhằm tăng khả năng tài chính cho doanh nghiệp để nhanh chóng

mở rộng sản xuất và cũng là hình thức huy động thêm vốn từ các cổ đông hiện hữu. Phương thức này chỉ áp dụng thành công khi thị trường chứng khoán phát triển, cổ phiếu mang tính thanh khoản cao.

Để có thể tiến tới việc trả cổ tức bằng cổ phiếu một cách hiệu quả bước đầu Nhà nước nên có chính

sách khuyến khích một phần về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần cổ tức được tái đầu tư

(không chia cho cổ đông) nếu doanh nghiệp thực hiện việc trả cổ tức bằng cổ phiếu trong một giai

đoạn tối thiểu quy định. Bên cạnh đó, cần khuyến khích thành lập các định chế tạo tập thị trường, các nhà đầu tư có tổ chức. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, nhằm huy động

vốn và khuyến khích tính chuyên nghiệp trong quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế.

Một vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, nếu mức thuế đánh trên lãi vốn và trên cổ tức không

cách đạt được mức thuế thấp nhất. Nhà làm luật cũng cần thận trọng trước khi ban hành một chính

sách hay dự thảo nào đó. Cần phải có sự tham gia đóng góp của các chuyên gia đầu ngành, các nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiên cứu, chuyên viên của các công ty chứng khoán, của các quỹ đầu tư và đặc biệt cần phải hiểu

bản thân nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân. Phản ứng của họ đôi khi cũng có thể gây ra tác động dây chuyền đến thị trường khi mà niềm tin giảm sút. Tiêu biểu là Chỉ thị 03 của Ngân hàng

Nhà nước (nay được thay bằng Quyết định 03), bất ngờ được ban hành, không tổ chức lấy ý kiến

hoặc định hướng trước để giới đầu tư có thể chuẩn bị ứng phó. Từ sụt giảm trong niềm tin kéo theo

những đợt sụt giảm sâu của thị trường. Từ đầu năm đến nay chỉ trong vòng khoảng 6 tháng, thị trường đã sụt giảm gần 50% mới thấy ảnh hưởng của việc mất niềm tin khủng khiếp như thế nào.

Như vậy vai trò của nhà làm luật cũng góp phần làm cho thị trường trở nên minh bạch và thông tin cân xứng hơn, và trong trường hợp ngược lại nếu nhà làm luật không bao quát thì phản ứng của thị trường có khi lại còn đi ngược lại những gì mong đợi.

KẾT LUẬN

Chính sách chi trả cổ tức từ lâu đã là một tranh những vấn đề gây tranh cãi trong tài chính doanh nghiệp. Trong hơn một nửa thế kỷ các nhà tài chính-kinh tế học đã rất nỗ lực trong việc mô hình hóa và kiểm định các mô hình về tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Cách đây hơn 30 năm Black ( 1974) đã viết rằng “ càng nhìn kỹ bức tranh cổ tức chúng ta càng thấy rằng nó càng giống một câu đố với các mảnh ghép không khớp với nhau”. Kể từ đó, hàng loạt các nghiên cứu đã được thực hiện. Ấy thế mà, sau gần bốn mươi năm nghiên cứu vẫn chưa có lời giải cho câu đó này.

Thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của TTCK Việt Nam, chính sách cổ tức của các doanh

nghiệp Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng, nhưng đã để lộ ra nhiều vấn đề, bất cập còn tồn tại. Qua đề tài nghiên cứu này, hy vọng sẽ vẽ lên được bức tranh thực trạng chính sách cổ tức của

các doanh nghiệptrên TTCK Tp.HCM trong ba năm vừa qua và qua đó chỉ rõ ra được vấn đề đang

tồn tài cũng như có những đề xuất hợp lý cho thị trường.

Các kết quả đạt được từ nghiên cứu:

Trước hết ta nhận thấy TTCK Việt Nam mang đặc trưng của một thị trường mới nổi: bất cân xứng

thông tin, tồn tại chi phí đại diện, tâm lý hành vi của nhà đầu tư nhỏ lẻ (đầu tư theo NĐT nước ngoài, tâm lý bầy đàn, thích lãi vốn hơn cổ tức .v.v…); ngoài ra ở các thị trường mới nổi khi mà các quy

định về pháp luật chưa hoàn thiện thì rủi ro do thay đổi các chính sách, quy định; quy mô vốn thị trường còn nhỏ bé. Các doanh nghiệp tham gia niêm yết huy động vốn trên thị trường chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà đầu tư chủ yếu là cá nhân nhỏ lẽ đầu tư ngắn hạn. Phân tích sâu vào

chính sách cổ tức theo hình thức chi trả, vấn đề công bố chi trả cổ tức theo mệnh giá và phân tích chi trả cổ tức một số ngành tiêu biểu cho kết quả tóm tắt dưới đây:

- Về hình thức chi trả : Năm 2006 có xu hướng thích cổ phần do hai nguyên do khan hiếm hàng

hóa và các doanh nghiệp thích phát hành trong thời điểm giá đang tăng cao. Tuy nhiên sang năm

2007: thích tiền mặt do thị trường sụt giảm, tính thanh khoản của tiền mặt và do thuế

- Cổ tức cao hay thấp:Cổ tức công bố tỷ lệ % trên mệnh giá , có thể gây nhầm lẫn. Các nhà đầu tư

nên tính DIV/EPS để xem DN dùng bao nhiêu % thu nhập để chi trả cổ tức.

- Phân tích CSCT một số ngành tiêu biểu:Phân tích chính sách cổ tức dựa vào đặc điểm riêng biệt

của từng ngành để có thể so sánh tốt hơn về chính sách cổ tức giữa các công ty trong cùng một

ngành và cả những ngành khách nhau so với trung bình toàn thị trường.

Các hạn chế trong quá trình nghiên cứu

Như đã nhận xét trong phần trên, TTCK Việt Nam mang đặc điểm của thị trường mới nổi ( thông tin không minh bạch, thị trường hoạt động chưa thật sự hiệu quả, vẫn còn tồn tại thuế và chi phí giao dịch, các giả định của lý thuyết MM về thị trường hoàn hảo bị vi phạm), các nhà đầu tư trong thị trường đầu tư theo yếu tố “ tâm lý bầy đàn”, yếu tố “hành vi tâm lý” là chủ yếu. Vấn đề chính sách

cổ tức vẫn còn chưa được nhiều doanh nghiệp và bản thân nhà đầu tư coi trọng. Chính vì yếu tố cổ

tức vốn là yếu tố cần thiết cho một thị trường tài chính phát triển trong dài hạn hơn là yếu tố lãi vốn

mang tính ngắn hạn, nên điều đó cũng phản ánh một phần trong những điều chỉnh giảm và sâu thời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gian gần đây của thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Khó khăn trong quá trình tìm kiếm số liệu. Thị trường chưa thật sự phát triển ổn định. Trước năm

2005, chỉ có khoảng 24 công ty tham gia niêm yết trên thị trường và việc tìm kiếm thông tin về chính

sách cổ tức của các công ty trong giai đoạn này không phải là dễ. Số mẫu nghiên cứu ít và thời gian

quan sát ngắn ( ba năm 2005-2007) nên không thể tiến hành kiểm định các lý thuyếttrong chương 1 như dự định ban đầu. Ngoài ra việc công bố thông tin cũng không đồng bộ và thống nhất. Các thông

tin về công bố và chi trả cổ tức cũng như thông tin tài chính của các công ty khá rời rạc và không đầy đủ. Số liệu chủ yếu là các bản tin của HoSE và tổng hợp nhiều nguồn khác nhau nên có thể cũng chưa phản ánh tốt và đầy đủ nhất tình hình chi trả cổ tức và hành vi của nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong suốt quá trình nghiên cứu thì khó khắn lớn nhất là việc thu thập thông tin đầy đủ và

đảm bảo tính xác thực của các thông tin này. Để đảm bảo tính xác thực các thông tin về công bố và chi trả cổ tức đều được tổng hợp từ các bản tin của HoSE.

PHỤ LỤC LÝ THUYẾT

1. Chính sách cổ tức là gì.

1.1 Lợi nhuận của doanh nghiệp và cổ tức.

Mục đích cơ bản của bất kỳ doanh nghiệp nào là tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu. Lợi nhuận là kết

quả tài chính cuối cùng, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế.

Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh, tạo ra doanh thu đó. Khi công việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, lợi nhuận phân được

phân phối như sau :

- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định

- Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Trích lập các quỹ dùng cho doanh nghiệp như quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển,

quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi…

- Giữ lại để tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chia cổ tức cho cổ đông.

Cổ tức được tính chủ yếu trên cơ sở lợi nhuận chưa sử dụng đến của doanh nghiệp cũng như viễn

cảnh kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. Sau khi đã được đề xuất bởi hội đồng

quản trị và ban kiểm soát trước đại hội cổ đông hàng năm, cổ tức sẽ được thông báo cho các cổ đông, là lượng tiền mặt họ nhận được tính theo số cổ phiếu sở hữu hay phần trăm trong lợi nhuận của

doanh nghiệp.

1.2 Khái niệm và tầm quan trọng của chính sách cổ tức

Chính sách tài trợ, chính sách đầu tư và chính sách cổ tức là ba chính sách tài chính quan trọng của

doanh nghiệp. Trong đó :

Chính sách cổ tức là chính sách liên quan tới việc xác định lượng tiền mặt dùng để trả cổ tức cho các cổ đông thường của công ty, qui định việc dùng bao nhiêu lượng tiền mặt để đầu tư vào sự phát triển

của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù được xếp ưu tiên thấp hơn so với chính sách tài trợ và chính sách, nhưng các nhà quản lý tài

chính thường tỏ ra thận trọng và có những xem xét đặc biệt khi lựa chọn chính sách cổ tức cho công

ty họ, vì những lý do chủ yếu sau :

Thứ nhất, chính sách phân chia cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông. Bởi lẽ, thông

giảm hay cắt cổ tức của mỗi công ty sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường.

Thứ hai, chính sách chia cổ tức ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của công ty. Vì chính sách cổ tức sẽ quyết định tỉ lệ tái đầu tư để phát triển công ty và đây sẽ là nguồn vốn quan trọng hơn phát hành cổ phần mới.

Vì những lý do trên những người lãnh đạo và quản lý công ty luôn cân nhắc, xem xét chính sách

phân chia cổ tức sao cho hợp lý và phù hợp vớI tình hình và xu thế phát triển của công ty. Đối với

Việt Nam, việc xem xét chính sách phân chia cổ tức của các công ty cổ phần ở các nước đã có quá trình phát triển lâu dài là điều cần thiết để rút ra kinh nghiệm cho sự phát triển của công ty cổ phần ở nước ta.

1.3 Tác động của chính sách cổ tức đối với doanh nghiệp

1.3.1 Chính sách của cổ tức và tài sản của cổ đông.

Đối với những người nắm giữa cổ phiếu thường của doanh nghiệp, nguồn thu nhập mà anh ta dự

kiến nhận được là từ hai nguồn chính : lãi từ việc bán cổ phiếu công với bất kỳ các khoản phân bổ

nào mà anh ta nhận được tư doanh nghiệp trong quá trình nắm giữ cổ phiếu.

Theo phân tích của các nhà tài chính, sự ưa thích một nguồn thu nhập đều đặn trong hiện tại là lý do khiến đại đa số các cỗ đông muốn được nhận cổ tức và cổ tức được trả càng cao càng tốt. Một ví dụ điển hình cho những cá nhân mong muốn một mức thu nhập hiện tại là nhóm những người hưu trí và

những người sống bằng nguồn thu nhập ổn định, thường là bà quá và các trẻ em mồ côi. Tuy nhiên ở

một số nước thuế đánh vào cổ tức bằng hoặc cao hơn thuế đánh vào các khoản lãi vốn. Do vậy các cổ đông nằm trong khung thuế xuât cao thường thích việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt thấp hoặc không

chi trả cổ tức. Các khoản lãi vốn sẽ được trì hoãn trả thuế cho đến khi cổ đông bán cổ phiếu đi.

Một tác động khác của chính sách cổ tức đối với cổ đông được thể hiện rõ qua ảnh hưởng của các

thông báo chia cổ tức của một doanh nghiệp đối với giá cổ phần của doanh nghiệp đó. Vì vậy những

thay đổi trong cổ tức sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty. Nghiên cứu thực nghiệm đã ghi nhận sự tăng nhanh chóng giá của cổ phiếu khi doanh nghiệp bắt đầu trả cổ tức lần đầu tiên hoặc việc thông báo tăng cổ tức và sự giảm giá cổ phiếu khi doanh nghiệp giảm chi trả cổ tức. Sau đây là một

số ví dụ cụ thể về những thay đổi cổ tức và phản ứng của thị trường:

- Công ty Figgie International thông báo giảm cổ tức quý từ 12,5 cent còn 6 cent mỗi quý vào

ngày 29 tháng 1 năm 1993. Sau thông báo này, ngay lập tức giá cổ phiếu của Figgie giảm 9%

Một phần của tài liệu Thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM trong thời gian qua (Trang 50 - 76)