Chọn lựa các nhân tố

Một phần của tài liệu Ứng dụng các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 78 - 84)

Nhân tố kinh tế vĩ mô tác động tổng thể đến toàn bộ các cổ phiếu trên thị trường (toàn thị trường), đây là các nhân tố mà tác động của nó không thể triệt tiêu hay tối thiểu hóa, vì vậy ít nhất là các cổ phiếu đều có những thay đổi nhằm phản ứng lại với các nhân

tố vĩ mô này. Các nhân tố vĩ mô thông thường do chính phủ thu thập và cung cấp thông tin ra thị trường. Ngoài ra một số nhân tố vĩ mô khác hầu như không được quan tâm đến do những nhân tố khách quan như không có đủ điều kiện thu thập số liệu. Vì vậy trong

điều kiện Việt Nam hiện nay thì các số liệu có thể thu thập được chủ yếu là từ công bố

thông tin của chính phủ như: chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consummer Price Index), lãi suất cơ bản, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đây là những thông tin, số liệu chính thức mà đề tài có thể căn cứđể đưa vào mô hình.

Các thuộc tính tiêu biểu của tài sản gồm nhóm các chỉ tiêu cơ bản (tỷ suất cổ tức, tỷ suất thu nhập, và dự báo thu nhập trên mỗi cổ phần), nhóm thị trường (tính biến động của một thời đã qua, tỷ suất sinh lợi trước đây…) luôn là những thông tin được các doanh nghiệp công bố hàng kỳ (quý, 6 tháng, năm). Tuy nhiên các công ty có được sự tín nhiệm từ những thông tin này hay không hoàn toàn phụ thuộc vào lòng tin của các nhà đầu tư. Một số nhà đầu tư không quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp, các nhà

đầu tư này chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân, họđầu tư theo phong trào và họ cũng không có kiến thức về phân tích tài chính. Các thuộc tính của tài sản được đưa vào làm nhân tố của mô hình phản ảnh hoạt động và đặc tính riêng có của doanh nghiệp.

Nhân tố ngành kinh doanh giải thích tỷ suất sinh lợi phù hợp nhất cho doanh nghiệp hoạt động trong ngành. Các đặc tính trong cùng một ngành của các cổ phiếu phản

ứng tương tự như nhau, các ngành khác nhau thì đặc tính ngành khác nhau. Tỷ suất sinh lợi phản ứng rõ nét với nhân tố ngành, khi nhân tố ngành thay đổi thì toàn bộ các doanh nghiệp trong ngành đó chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự thay đổi này. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp hoạt động đa ngành thì tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp đó phản ứng với những ngành mà doanh nghiệp đó hoạt động.

Số liệu các nhân tố ngành không dễ thu thập trên thị trường, chỉ có những doanh nghiệp hoạt động cùng ngành mới biết rõ bao nhiêu đối thủ trong ngành, tỷ lệ vốn hóa trong ngành. Ngoài ra thị trường chứng khoán Việt Nam số lượng công ty niêm yết chưa nhiều, chưa

đủ các ngành trong nền kinh tế tham gia thị trường và tỷ lệ vốn hóa niêm yết trên thị trường chưa nhiều, vì vậy đó là một trở ngại cho việc đưa đầy đủ các nhân tố ngành vào mô hình.

Thống kê số liệu cho nhóm ngành như nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp nông thôn... thì có thể thu thập dữ liệu nghiên cứu như vốn đầu tư, tỷ suất sinh lợi... Thống kê số liệu chuyên ngành cụ thể thì không thật sựđầy đủ cho tất cả các ngành như ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán; dịch vụ du lịch, ngành công nghiệp dệt may, da giày; ngành công nghiệp hàng điện tử; ngành công nghiệp chế biến thực phẩm; ngành kinh doanh dầu khí; ngành điện; dịch vụ

viễn thông; dịch vụ vận tải... vì vậy với thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chỉ

chiếm 0,16% năm 2002 và 0,17% năm 2005 và số liệu các công ty thuộc các ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh (xem phụ lục 2_10).

Thị trường chứng khoán với số lượng công ty, chủng loại ngành kinh doanh như vậy thì không thể là đại diện nhân tố ngành đưa vào mô hình nhằm giải thích cấu trúc tỷ suất sinh lợi.

Vì vậy việc ứng dụng mô hình chênh lệch giá (APT) thông qua việc phân tích 3 nhân tố kinh tế vĩ mô: lạm phát giá hàng tiêu dùng (Consumer Price Inflation), lãi suất tín phiếu kho bạc, tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng là những nhân tố có sẵn và được công bố bởi chính phủ phù hợp với kỳ nghiên cứu của đề tài.

2.3.2.1.2 Xây dựng mô hình tỷ suất sinh lợi đa nhân tố.

Xây dựng mô hình tỷ suất sinh lợi đa nhân tố Thông qua việc xây dựng phương trình APT với biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi cổ phiếu, biến độc lập là lạm phát giá hàng tiêu dùng (Consumer Price Inflation), lãi suất tín phiếu kho bạc (interest rate of treasury bill) và tỷ lệ thay đổi giá hối đoái (tỷ lệ thay đổi của tỷ giá bình quân liên ngân hàng trung bình qua các tháng).

Để xem xét việc ảnh hưởng của các nhân tố lạm phát giá hàng tiêu dùng, lãi suất tín phiếu kho bạc và tỷ lệ thay đổi giá hối đoái đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu, ta phân tích hệ số tương quan tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu và các nhân tố này.

Bảng 2.13: Hệ số tương quan giữa tỷ suất sinh lợi các cổ phiếu và các nhân tố lạm phát giá hàng tiêu dùng, lãi suất tín phiếu kho bạc và tỷ lệ thay đổi giá hối đoái.

LP TPKB TGHD AGF -0,262 -0,409 0,430 BBC 0,005 -0,383 0,371 BPC -0,208 -0,303 0,428 BT6 -0,143 -0,314 0,462 BTC -0,181 -0,200 0,114 CAN -0,052 -0,337 0,546 DPC -0,003 -0,224 0,177 GIL -0,024 -0,386 0,282 GMD -0,195 -0,322 0,318 HAP -0,215 -0,145 0,324 LAF 0,276 -0,057 0,143 REE -0,042 -0,451 0,355 SAM -0,182 -0,241 0,467 SAV -0,150 -0,247 0,385 SGH 0,045 -0,231 0,350 TMS -0,210 -0,308 0,466 TRI -0,209 -0,255 0,377 LP 1 0,172 -0,406 TPKB 0,172 1 -0,337 TGHD -0,406 -0,337 1

Qua bảng trên ta thấy rằng nhân tố lạm phát giá hàng tiêu dùng có hệ số tương quan âm thể hiện mối quan hệ nghịch biến với tỷ suất sinh lợi của 17 cổ phiếu, tuy nhiên có một vài cổ phiếu (BBC, LAF, SGH) có hệ số tương quan dương thể hiện mối quan hệ đồng biến với tỷ suất sinh lợi; nhân tố lãi suất trái phiếu kho bạc có hệ số tương quan âm thể hiện mối quan hệ nghịch biến với cả 17 cổ phiếu, điều này cho thấy tỷ suất sinh lợi của 17 cổ phiếu quan sát trên thị trường đồng loạt phản ứng cùng chiều như nhau đối với

nhân tố lãi suất tín phiếu kho bạc; nhân tố tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái có hệ số tương quan dương thể hiện mối quan hệđồng biến với cả 17 cổ phiếu, điều này cho thấy tỷ suất sinh lợi của 17 cổ phiếu quan sát trên thị trường đồng loạt phản ứng cùng chiều như nhau

đối với nhân tố tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái. Nhân tố lạm phát giá hàng tiêu dùng, lãi suất tín phiếu kho bạc có hệ số tương quan âm trong khi nhân tố tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái có hệ số tương quan dương.

Ngoài ra giá trị tuyệt đối hệ số tương quan thể hiện mức độảnh hưởng của các nhân tố đối với tỷ suất sinh lợi. Nhân tố lạm phát giá hàng tiêu dùng thể hiện mức độ ảnh hưởng

đến tỷ suất sinh lợi trong khoảng mức độảnh hưởng lớn nhất là 0,262 (cổ phiếu AGF) và mức độ ảnh hưởng nhỏ nhất là 0,003 (cổ phiếu DPC), đây là mức độ ảnh hưởng yếu. Nhân tố lãi suất tín phiếu kho bạc thể hiện mức độ ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi trong khoảng mức độ ảnh hưởng lớn nhất là 0,451 (cổ phiếu REE) và mức độ ảnh hưởng nhỏ

nhất là 0,057 (cổ phiếu LAF), đây là mức độảnh hưởng yếu tuy nhiên có mối tương quan chặt chẽ hơn so với nhân tố lạm phát giá hàng tiêu dùng. Nhân tố tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối

đoái thể hiện mức độảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi trong khoảng mức độảnh hưởng lớn nhất là 0,546 (cổ phiếu CAN) và mức độ ảnh hưởng nhỏ nhất là 0,114 (cổ phiếu BTC), như vậy nhân tố tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái có mối tương quan chặt chẽ hơn so với nhân tố lạm phát giá hàng tiêu dùng và nhân tố lãi suất tín phiếu kho bạc.

Bên cạnh đó giữa các nhân tố (lạm phát giá hàng tiêu dùng, lãi suất tín phiếu kho bạc và tỷ lệ thay đổi giá hối đoái) cũng có tương quan với nhau, điều này cần phải xem xét vai trò của các biến độc lập trên mô hình.

Xây dựng mô hình 3 nhân tố lạm phát giá cả hàng tiêu dùng, lãi suất tín phiếu kho bạc, tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái bằng việc sử dụng phần mềm SPSS như sau:

Nhập số liệu 37 tháng của tỷ suất sinh lợi 17 cổ phiếu, lạm phát giá hàng tiêu dùng, lãi suất tín phiếu kho bạc, tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái vào phần mềm SPSS ta được mô hình như sau:

Đặt TSSLXi : Tỷ suất sinh lợi chứng khoán i, LP : Lạm phát giá hàng tiêu dùng,

TPKB : Lãi suất tín phiếu kho bạc, TGHD : Tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái.

TSSLAGF = 0,320 - 0,202 LP - 64,705 TPKB + 16,310 TGHD TSSLBBC = 0,491 + 0,785 LP - 117,402 TPKB + 35,005 TGHD TSSLBPC = 0,174 - 0,075 LP - 39,409 TPKB + 19,857 TGHD TSSLBT6 = 0,280 + 0,219 LP - 65,474 TPKB + 38,979 TGHD TSSLBTC = 0,193 - 0,349 LP - 39,878 TPKB - 0,432 TGHD TSSLCAN = 0,125 + 0,459 LP - 39,345 TPKB + 31,426 TGHD TSSLDPC = 0,159 + 0,193 LP - 39,957 TPKB + 8,056 TGHD TSSLGIL = 0,534 + 0,436 LP - 118,140 TPKB + 19,707 TGHD TSSLGMD = 0,276 - 0,157 LP - 54,799 TPKB + 12,227 TGHD TSSLHAP = 0,042 - 0,285 LP - 10,575 TPKB + 19,991 TGHD TSSLLAF = -0,032 + 1,105 LP - 7,275 TPKB + 20,722 TGHD TSSLREE = 0,700 + 0,568 LP - 154,963 TPKB + 29,362 TGHD TSSLSAM = 0,129 + 0,038 LP - 28,306 TPKB + 32,967 TGHD TSSLSAV = 0,237 + 0,052 LP - 53,107 TPKB + 35,107 TGHD TSSLSGH = 0,078 + 0,448 LP - 26,471 TPKB + 19,603 TGHD TSSLTMS = 0,207 - 0,049 LP - 46,785 TPKB + 27,989 TGHD TSSLTRI = 0,176 - 0,164 LP - 38,523 TPKB + 20,943 TGHD

Tỷ suất sinh lợi của từng chứng khoán phản ứng khác nhau trước sự thay đổi của các nhân tố. Tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu AGF giảm 0,202 khi lạm phát giá hàng tiêu dùng tăng 1 đơn vị, giảm 64,705 khi lãi suất trái phiếu kho bạc tăng 1 đơn vị và tăng 16,310 khi tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái tăng 1 đơn vị, hằng số 0,320 cho biết ngoài các nhân tố lạm phát giá hàng tiêu dùng, lãi suất tín phiếu kho bạc và tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái thì vẫn còn có nhiều các nhân tố khác tác động đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu AGF mà mô hình không thểđưa vào hết được. Trong thực tế thì không thể có một mô hình hoàn hảo với đầy

Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét đánh giá mức độ phù hợp của mô hìnhđể xác nhận rằng mô hình có thể phần nào giải thích và dựđoán biến động của cổ phiếu so với thực tế.

Một phần của tài liệu Ứng dụng các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)