Định hướng phát triển của Công ty Minh Trínăm 2008

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH Minh Trí (Trang 66)

3.1.1. Định hướng phát triển

Trước đây, việc hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty chưa được chú trọng, Công ty thựờng theo đuổi các chiến lược ngắn hạn như các kế hoạch cho từng

quý, tháng chứ chưa xây dựng được cho mình phương hướng, bước đi rõ ràng cụ thể trong dài hạn.

Tuy nhiên, hiện nay, Công ty đã xác định cho mình phương hướng, chiến lược dài hạn, tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm bạn hàng trực tiếp chứ không chỉ nhận đặt hàng qua trung gian (văn phòng bên Trung Quốc) như trước đây.

Dựa trên các kết quả khảo sát thị trường và khả năng hiện có, Công ty đã xây dựng định hướng phát triển trong năm 2008 như sau:

- Hiện nay, do còn nhiều hạn chế về quy mô nên doanh nghiệp chưa thể khai thác hết tiềm năng của thị trường nội địa. Vì thế, Công ty xác định trọng tâm trong giai đoạn sắp tới là tập trung chủ yếu vào thu hút trực tiếp các đơn đặt hàng từ nước ngoài.

- Tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu một cách khoa học, đảm đảm bảo tiến độ sản xuất và giao hàng đúng thời gian và địa điểm, đáp ứng đầy đủ yêu cầu các đơn hàng cả về số lượng và chất lượng.

- Chú trọng đầu tư đổi mới hệ thống trang thiết bị, cải tiến áp dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo hoàn thành các kế hoạch sản xuất.

- Chú trọng hoàn thiện bộ máy quản lý và đẩy mạnh quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Xúc tiến quảng cáo, marketing,đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị trường, nâng cao sự thoả mãn của khách hàng bằng cách thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng về sản phẩm của Công ty.

- Phấn đấu mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.

- Đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước và pháp luật trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của Công ty. Công ty không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, cam kết mang lại cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể của Công ty TNHH Minh Trí trong năm 2008

Trên cơ sở định hướng của Công ty, căn cứ vào kết quả đã đạt được trong những năm qua, Công ty đã xây dựng những mục tiêu cụ thể trong năm 2008 như sau:

- Tăng số lượng đơn đặt hàng trực tiếp từ các đối tác nước ngoài. - Tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực sản xuất.

- Tăng giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị sản phẩm. - Tăng doanh thu lên 115%, đạt khoảng 64 tỷ đồng.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, đảm bảo có lãi, lợi nhuận sau thuế khoảng 1,5 tỷ đồng.

- Thu nhập bình quân đầu người từ 1,5 triệu đồng/ tháng trở lên.

- Giảm 70% các khuyết điểm nghiêm trọng của Công ty: công nhân làm việc 62giờ/tuần( vượt quá quy định), không tiến hành kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho công nhân; giảm số lần khiếu nại của khách hàng xuống còn dưới 1,2% so với tổng đầu mối khách hàng.

Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất năm 2008 của Công ty TNHH Minh Trí.

Sản phẩm Đơn vị tính

Tổng số Cơ sở I Cơ sở II Cơ sở III Sản phẩm chính

( hàng dệt kim) Chiếc 10.840.000 3.252.000 1.084.000 6.504.000

Áo T-shirt Chiếc 2.250.000 675.000 225.000 1.350.000

Áo Polo-shirt Chiếc 2.450.000 735.000 245000 1.470.000

Áo Blouse Chiếc 1.180.000 354.000 118.000 708.000

Áo may - ô Chiếc 2.055.000 616.500 205.500 1.233.000

Áo khoác dệt kim Chiếc 970.000 291.000 97.000 582.000

Áo sơ mi Chiếc 1.935.000 580.500 193.500 1.161.000

Các sản phẩm khác Chiếc/ bộ 1.950.000 585.000 195.000 1.170.000

Áo đồng phục Chiếc 420.000 126.000 42.000 252.000

Áo jile may đo Chiếc 540.000 162.000 54.000 324.000

Váy các loại Chiếc 470.000 141.000 47.000 282.000

Quần áo ngủ Bộ 280.000 84.000 28.000 168.000

Quần âu Chiếc 130.000 39.000 13.000 78.000

Các loại khác Chiếc 110.000 33.000 11.000 66.000

(Nguồn Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty TNHH Minh Trí)

3.1.3. Phương hướng hoạt động của Công ty Minh Trí năm 2008

Trên cơ sở kế hoạch sản xuất, thực trạng năng lực hiện có và khả năng công nghệ, Công ty đã xác định những yêu cầu cấp bách cần được đáp ứng nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Từ đó, Công ty đã vạch ra cho mình phương hướng hoạt động trong năm 2008.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế quy mô lớn, Công ty cần có hệ thống trang thiết bị đồng bộ, đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm đầu ra.

Cơ sở III mới được xây dựng nên hệ thống dây chuyền sản xuất tương đối đồng bộ và hiện đại. Tuy nhiên, Công ty cần phải đầu tư một dây chuyền sản xuất mới cho cơ sở II vì cơ sở này được xây dựng đầu tiên và dây chuyền sản xuất đã quá cũ, trang thiết bị không đồng bộ dẫn đến năng suất lao động thấp.

Công ty cần đầu tư thêm thiết bị là ép mex vì lượng thiết bị này còn quá ít, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Tổng cộng toàn Công ty mới có 4 thiết bị là ép mex, như vậy tiến độ rất chậm.

Công ty cần trang bị thêm máy thùa khuyết vì số lượng máy còn quá ít, máy ở cơ sở II đã cũ, hay xảy ra hỏng hóc làm gián đoạn quá trình sản xuất.

3.1.3.2. Về vấn đề sản xuất

Công ty cần hoàn thiện và đồng bộ dây chuyền sản xuất, hệ thống máy may, máy thêu, máy cắt,… để tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của Công ty trên thị trường khu vực và quốc tế.

Cùng với việc hoàn thiện hệ thống trang thiết bị, Công ty cần duy trì hoạt động ổn định và liên tục ở các phân xưởng, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng , đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng máy móc thiết bị.

Công ty cần xác định loạt sản xuất tối ưu và có phương thức phối hợp bước công việc hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình sản xuất, giảm chi phí lưu kho, giảm hao phí nguồn lực giúp.

3.1.3.3. Về vấn đề chất lượng sản phẩm

C Chất lượng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của Công ty, vì vậy, chất lượng sản phẩm phải được quan tâm hàng đầu ngay từ khâu đầu vào: cung cấp nguyên liệu, tuyển dụng lao động, trang thiết bị,…

Công ty cần chú trọng hoàn thiện quy trình thiết kế, cung ứng nguyên vật liệu, và quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng. Hoạt động kiểm tra chất lượng tiến hành ở

cả quá trình sản xuất, các quy trình vận hành máy móc đến kiểm tra nghiệm thu chất lượng và cần đảm bảo tính định lượng. Nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm cán bộ phòng KCS.

Tích cực nghiên cứu, tìm kiếm và lựa chọn các phương án tối ưu về thiết kế của sản phẩm( hình dáng, kết cấu, kích cỡ,…) với các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng với định mức tiêu hao vật tư thấp hơn, góp phần giảm giá thành sản phẩm.

3.1.3.4. Về vấn đề tiêu thụ

Công ty cần xúc tiến các hoạt động quảng cáo, marketing, … nhằm giới thiệu và thu hút khách hàng, tăng khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xây dựng hệ thống kênh phân phối và xử lý thông tin nhanh, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường: nghiên cứu nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh,… để đưa ra những chính sách tiêu thụ hiệu quả.

Xây dựng quy chế bán hàng và dịch vụ sau bán phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm thu hút, duy trì, củng cố mối quan hệ với khách hàng, mở rộng hoạt động tiêu thụ cũng như thị trường của doanh nghiệp.

3.1.3.5. Về vấn đề lao động

Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đội ngũ lao động có trình độ tay nghề, có kiến thức, năng động và có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc. Tuyển dụng lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn cao.

Hoàn thiện hệ thống lưu giữ thời gian ở nơi làm việc đảm bảo chính xác cho việc tính lương, tìm cách nâng cao thu nhâp, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. Đổi mới công tác đơn giá tiền đáp ứng yêu cầu kích thích và nâng cao hiệu quả sản xuất.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Minh Trí

Nguyên vật liệu là yếu tố có vai trò quyết định trong quá trình sản xuất, là yếu tố cơ bản cấu thành sản phẩm. Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực

tiếp đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, nó có thể đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục hoặc làm gián đoạn quá trình sản xuất nếu cung ứng không kịp thời, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Hiện nay, cạnh tranh trong ngành mặc ngày càng quyết liệt, rất nhiều các đơn vị mới gia nhập ngành. Để tồn tại và phát triển, Công ty cần thiết phải chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu, tạo điều kiện thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, hiệu quả. Để công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu trong Công ty tốt hơn, em xin đưa ra một số giải pháp sau:

3.2.1. Hoàn thiện công tác mua sắm, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu

3.2.1.1. Công tác mua sắm nguyên vật liệu

Đối với những đơn hàng mà khách hàng trực tiếp cung cấp nguyên vật liệu, Công ty chỉ việc tiếp nhận nguyên vật liệu từ phía đối tác. Đối với những đơn hàng còn lại, Phòng kế hoạch Kinh doanh - Xuất nhập khẩu thực hiện công tác tổ chức mua sắm nguyên vật liệu. Dù tiếp nhận hay tự mua sắm, quá trình kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các đơn vị có liên quan và bộ phận KCS.

Do đặc thù ngành nên nguyên vật liệu trong Công ty đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã,… Vì thế, khi mua sắm nguyên vật liệu, các bộ phận cần chú ý kiểm tra cẩn thận chất lượng từng lô hàng, đảm bảo hàng nhập về đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, không nhập hàng kém phẩm chất. Theo dõi và xử lý kịp thời những sai sót trong quá trình thu mua.

3.2.1.2. Công tác tiếp nhận nguyên vật liệu

Kiểm tra chất lượng, số lượng nguyên vật liệu theo từng chủng loại, kiểm tra chất lượng vải nhập về bằng các loại máy kiểm vải và máy co vải hiện đại với độ chính xác cao. Quy trình kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu nhập về cần có sự tham gia của cán bộ kỹ thuật, đại diện phòng KCS, thủ kho. Cán bộ kỹ thuật kiểm tra các thông số kỹ thuât của nguyên vật liệu, cán bộ phòng KCS kiểm tra số lượng, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật. Nếu nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn, không có sai sót gì thì thủ kho sẽ nhập kho nguyên vật liệu theo các thủ

tục quy định của Công ty. Nếu nguyên vật liệu không đúng số lượng, không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, bộ phận KCS cần phải làm rõ nguyên nhân sai sót từ khâu nào, sau đó sẽ báo cáo cho ban lãnh đạo Công ty để xử lý kịp thời. Trường hợp sai sót có nguyên nhân từ phía nhà cung ứng, Công ty sẽ thông báo cho nhà cung ứng để giải quyết.

Việc chuẩn bị kho bãi cần được chú trọng hơn nữa, cần đổi mới, hoàn thiện hệ thống máy móc thiết bị kiểm tra nguyên vật liệu, đảm bảo độ chính xác.

Nguyên vật liệu của Công ty bao gồm nhiều chủng loại với chất lượng khác nhau, điều đó đòi hỏi cán bộ thu mua phải có đủ trình độ năng lực để có thể đánh giá chính xác chất lượng vật liệu. Công ty cần thường xuyên tổ chức các chương trình, kiểm tra, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ thu mua.

Công ty nên có các quy chế xử phạt với các cá nhân, bộ phận mua và nhập nguyên vật liệu không đạt yêu cầu, đồng thời cần có hình thức khen thưởng khuyến khích bằng vật chất và tinh thần cho cá nhân, bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.2.1.3. Công tác xác định cầu và dự trữ nguyên vật liệu

Việc xác định cầu nguyên vật liệu trong Công ty thực chất mới chủ yếu dựa trên các đơn hàng từ phía đối tác, chưa dựa trên các kết quả nghiên cứu thị trường. Điều này dẫn đến việc xác định cầu chưa chính xác, gây ra nhiều bất lợi cho Công ty, khi thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất, Công ty phải mua thêm nguyên vật liệu từ bên ngoài và phải chịu thiệt vì bị ép giá, đồng thời, quá trình sản xuất bị gián đoạn.

Việc nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu của Công ty trước đây chủ yếu dựa vào tài liệu của các lần thu mua trước chứ chưa được tiến hành một cách hợp lý. Để việc xác định cầu hiệu quả hơn, Công ty cần chú trọng hơn công tác nghiên cứu thị trường. Đồng thời, Công ty cũng cần thu thập các kết quả phân tích dự báo thị trường của các cơ quan nghiên cứu để làm cơ sở cho việc xác định cầu.

Trên cơ sở cầu nguyên vật liệu trong kỳ, Công ty xác định mức nguyên vật liệu dự trữ hợp lý, đảm bảo sẵn sàng cho sản xuất. Nếu dự trữ với khối lượng lớn sẽ làm tăng chi phí lưu kho, tuy nhiên, nếu mức dự trữ quá thấp thì sẽ không đảm bảo

Đối với công tác quản lý hàng dự trữ, Công ty có rất nhiều loại nguyên vật liệu được dự trữ trong kho, để bảo quản tốt, Công ty cần phân loại nguyên vật liệu một cách hợp lý, giảm hao hụt, mất mát nguyên vật liệu. Hiện nay, hệ thống kho của Công ty đã đủ diện tích sử dụng, các điều kiện bảo quản cũng được đảm bảo.

Tuy nhiên, việc phân loại nguyên vật liệu mới chỉ dựa trên chủng loại hàng hoá. Công ty có thể áp dụng phương pháp phân loại ABC để quản lý nguyên vật liệu lưu kho hiệu quả hơn. Theo phương pháp này, nguyên vật liệu trong kho có thể chia ra làm 3 loại dựa trên tỷ lệ về số lượng và giá trị. Cụ thể như sau:

Tổng số nguyên vật liệu loại i

% về số lượng = x 100%

Tổng số loại nguyên vật liệu Tổng giá trị nguyên vật liệu loại i

% về giá trị = x 100%

Tổng giá trị nguyên vật liệu trong kho Trong đó i= A, B, C

Dựa trên tính toán số lượng và giá trị nguyên vật liệu dự trữ, ta thu được bảng sau:

Bảng 3.2: Phân loại hàng dự trữ tại Công ty TNHH Minh Trínăm 2008

STT Tên nguyên vật liệu % số lượng Giá trị

( nghìn đồng)

% giá trị Xếp loại

1 Vải Oxford 15.625.260

2 Vải Cotton Rib 14.325.480

3 Vải Cotton jersey 12.725.000

4 Vải Valisere 12.842.000

Tổng loại A 55.517.740

5 Vải Micro fibre

29,42

4.290.800

24,02 B

6 Vải Lycra 3.375.000

7 Vải Nylon affeta 2.769.500

8 Vải tổng hợp 2.310.500

9 Vải Rayon 1.962.500

Tổng loại B 14.708.300

10 Vải Satin Tricot

47,06 1.701.920 13,98 C 11 Vải Interlock 1.680.400 12 Vải Polyester 1.664.000 13 Vải Voan 2 da 1.491.260 14 Vải dệt kim CVC 1.484.000 15 Chỉ 236.000

16 Dây chun trong 183.200

17 Khuy 15N trắng/20NJR

122.450

Tổng loại C 8.563.230

Các loại nguyên vật liệu thuộc nhóm A chiếm phần trăm mặt hàng rất ít nhưng tỷ lệ giá trị của chúng lại rất cao. Do đó, mức tác động của các nguyên vật liệu loại này đến chi phí sản xuất kinh doanh là rất lớn, vì vậy, việc quản lý chúng cần được chú trọng, cần có các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ trong bảo quản. Công ty cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá lại nguyên vật liệu tồn kho, phát hiện kịp thời những sai sót

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH Minh Trí (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w