Định hướng nâng cao hiệu quả tín dụng của NHTMCP Công thương

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (Trang 49 - 51)

Hoàn Kiếm.

Trải qua một năm 2008 với nhiều thách thức khó khăn, năm 2009 đầy bất ổn nhưng đã có dấu hiệu nền kinh tế đang ấm dần lên đặt ra nhiều thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm cũng đang nhanh chóng định hướng những bước đi mới nhằm đưa hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển hơn.

Để đạt hiệu quả tín dụng khả quan trước tiên là mặt huy động vốn, phải có nguồn vốn cho vay dồi dào để đáp ứng hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh việc khai thác các nguồn vốn có sẵn và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn khác nhằm tạo nguồn vốn lớn, ổn định từ đó có định hướng phát triển nguồn vốn trung và dài hạn.

Đào tạo cán bộ công nhân viên phải được chú trọng. Con người là nòng cốt của mọi hoạt động vì vậy việc đào tạo cán bộ là cấp thiết để đáp ứng tình hình hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều áp lực từ sự cạnh tranh của các ngân hàng khác.

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, triển khai các dịch vụ thanh toán hiện đại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn.

Tích cực tìm hiểu các dự án đầu tư mới, các khách hàng tiềm năng mới. Bên cạnh đó phải nâng cao yêu cầu đối với công tác kiểm tra kiểm soát quy trình nghiệp vụ kinh doanh của mình để kịp thời có những biện pháp sửa chữa nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro trong hoạt động.

Đối với hoạt động cho vay thì ngân hàng phải tiếp tục mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng, thực hiện cho vay theo nguyên tắc thị trường, bên canh đó

phải chú trọng đối với các khách hàng tiềm năng, những khách hàng có mối quan hệ tín dụng từ trước và đạt hiệu quả tốt.

Trong hoạt động cho vay đặc biệt chú trọng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn cùng các dự án có tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng dư nợ. Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo được hiệu quả tín dụng đối với dự án. Đồng thời khối lượng tín dụng phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh.

Đa dạng hóa hoạt động tín dụng bằng đa dạng hóa khách hàng thực hiện ( ngành nghề, thành phần kinh tế, …). Đối với các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả cần cân nhắc kĩ, hạn chế quyết định cho vay.

Bên cạnh đó phải hiện đại hóa ngân hàng qua các quy trình nghiệp vụ, phần mềm, ứng dụng khoa học kĩ thuật trong việc quản lí nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng đồng thời tiết kiệm chi phí.

Với những định hướng của mình trong năm 2009 Ngân hàng đẫ đề ra mục tiêu kinh doanh chủ yếu sau:

- Nguồn vốn huy động: 4500 tỷ đồng. - Dư nợ cho vay: 1.300 tỷ đồng.

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 0%.

- Cho vay DNNN tối đa: 65%.

- Cho vay trung và dài hạn tối đa: 40%.

- Cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa: 60%.

- Thu hồi nợ đã XLRR: 800 triệu đồng.

- Thu dịch vụ: 5 tỷ đồng.

- Lợi nhuận sau khi trích DPRR 80 tỷ đồng.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTMCP Công thương Hoàn Kiếm.

Kinh tế nước ta đã và đang hội nhập một cách đầy đủ vào nền kinh tế thế giới đã tác động mạnh tới các doanh nghiệp lớn cũng như hoạt động của các ngân hàng thương mại. Các doanh nghiệp thay đổi cơ bản về cơ chế, bộ máy tổ chức, cổ phần hóa doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con… Do vậy các ngân hàng thương mại trong đó có ngân hàng Công thương Hoàn kiếm phải đổi mới mạnh mẽ, phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Sự chuyển biến mạnh của cả hai phía đã tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong quan hệ với các KHDNL. Đây là nhân tố trực tiếp tác động lên hoạt động chi nhánh và phòng KHDNL.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w