Do những rủi ro vốn có khi phụ thuộc vào nguồn thanh khoản vay mượn và những chi phí dự trữ tài sản thanh khoản, phần lớn các ngân hàng đã dung hòa trong việc lựa chọn chiến lược quản trị thanh khoản. Nghĩa là kết hợp đồng thời cả hai loại chiến lược này để tạo nên chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng. Chiến lược này đòi hỏi, các nhu cầu thanh khoản có thể dự kiến, được dự trữ bằng chứng khoán khả nhượng và tiền gửi tại ngân hàng khác. Trong khi đó, các nhu cầu thanh khoản đã dự phòng trước (theo thời vụ, theo chu kỳ và theo xu hướng) được hỗ trợ bằng các thỏa thuận trước về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc các nhà cấp vốn khác. Nhu cầu thanh khoản không dự kiến được trước sẽ được đáp ứng từ việc vay mượn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Các nhu cầu thanh khoản dài hạn cần được hoạch định và có nguồn vốn để đáp ứng nhu
cầu thanh khoản là các khoản tiền vay ngắn hạn, trung hạn và chứng khoán sẽ chuyển hóa thành tiền khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện.
Do vậy, giải pháp về chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng cần được áp dụng một cách tối đa tại ngân hàng VIB. Để làm được điều này, đòi hỏi phải nâng cao trình độ và sự nhạy bén của ban quản trị ngân hàng cũng như cán bộ phòng tín dụng, phòng huy động vốn.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
6.1. Kết luận
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế,
mức độ cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại càng trở nên gây gắt, môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thực tế cho thấy, để hoạt động của ngân hàng vừa đảm bảo sự an toàn, vừa đạt tỷ lệ sinh lời ở mức
cao nhất luôn là một trong những bài toán khó đối với các nhà quản trị
trong ngân hàng.
Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân hàng không gặp rủi ro trong thanh khoản khi luôn có được nguồn vốn khả
dụng với chi phí hợp lý vào thời điểm ngân hàng cần. Điều này hàm ý rằng
nếu ngân hàng không có đủ nguồn vốn khả dụng để đáp ứng khả năng chi
trả, có thể làm ngân hàng mất khả năng thanh toán, mất uy tín và có thể dẫn đến sự đổ vỡ của cả hệ thống tài chính. Tuy nhiên nếu ngân hàng luôn có
lượng vốn dự trữ lớn thì sẽ làm giảm khả năng sinh lời và lãng phí nguồn
vốn kinh doanh. Do đó, việc cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro luôn là bài
toán khó và được mọi nhà quản trị ngân hàng quan tâm.
Trên thực tế hiện nay, vấn đề rủi ro thanh khoản dường như chưa được quan tâm đúng mức. Một số ngân hàng có cơ cấu dự trữ chưa hợp lý, phương pháp xác định nhu cầu thanh khoản chưa khoa học, tổ chức quản lý
thanh khoản trong ngân hàng còn nhiều vấn đề bất cập. Đặc biệt là trong
năm 2008, khi ngân hàng trung ương tiến hành hàng loạt nghiệp vụ để giảm
lạm phát như thắt chặt tiền tệ, tăng dự trữ bắt buộc…thì vấn đề về rủi ro
thanh khoản của các ngân hàng thương mại gặp rất nhiều khó khăn. Sự
cạnh tranh về huy động vốn và thiếu vốn đẩy các ngân hàng nhỏ vào tình trạng hết sức nguy hiểm. Song đến cuối năm 2008, ngân hàng nhà nước lại
hàng cần có những chính sách hợp lý hơn trong thời gian tới để đảm bảo
vấn đề lợi nhuận và tính thanh khoản trong ngân hàng.
Với thực tế đó, VIB Cần Thơ đã có những chính sách hợp lý về huy động nguồn vốn và tăng cường chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tín dụng
trong công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay. Qua đó giúp ngân hàng đảm bảo được nguồn cung thanh khoản cũng như nắm bắt được nhu
cầu thanh khoản, từ đó xác định được trạng thái thanh khoản trong thời
gian tới. Cũng giống như những ngân hàng khác trên địa bàn, VIB Cần Thơ
còn tập trung tài sản nhiều vào lĩnh vực tín dụng, dẫn đến phần tài sản có
tính thanh khoản thấp chiếm tỷ trọng lớn làm gia tăng rủi ro thanh khoản.
Tuy nhiên, VIB Cần Thơ đã biết phân bổ một tỷ lệ nhất định tài sản vào tài sản có tính thanh khoản cao như dự trữ một tỷ lệ tiền mặt hợp lý, mua trái phiếu kho bạc, cho vay trên thị trường liên ngân hàng,…Bên cạnh đó, sản
phẩm huy động vốn của ngân hàng ngày một đa dạng hơn, lãi suất huy động hợp lý trong từng kỳ hạn, giúp ngân hàng có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn.