Nhóm từ định danh cho các phương tiện đi lại

Một phần của tài liệu TỪ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ TRONG TÁC PHẨM LÊ VĨNH HOÀ (Trang 54 - 56)

II. Từ địa phương trong tác phẩm Lê Vĩnh Hòa

2.2.4 Nhóm từ định danh cho các phương tiện đi lại

Với hệ thống kênh rạch chằng chịt như thế nên phương tiện giao thông vận chuyển chính yếu của người dân Nam Bộ là các loại ghe, xuồng. Những phương tiện này rất đa dạng, ứng với mỗi tên gọi là từng đặc điểm của phương tiện đó.

Ghe: Còn gọi là thuyền, dùng để định danh cho phương tiện bằng gỗ dùng để đi lại trên sông nước. Ghe lớn hơn xuồng có mui được ghép bằng các miếng ván (gỗ cây sao hay cây dầu), có thể từ 13, 15, 17, 19 đến 21 miếng. Sức chở của phương tiện này tùy theo kích thước lớn hay nhỏ, có thể chở từ 100 giạ lúa trở lên. Ghe có nhiều loại: ghe tam bản, ghe bầu, ghe buôn, ghe biển, ghe chài,.. Trong đó từ

ghe là yếu tố chính cộng với các yếu tố phụ như: tam bản, bầu, buôn, biển, chài dùng để phân biệt đặc điểm và công dụng của mỗi loại ghe.

“Anh em lập tức tổ chức lại, mỗi xuồng để một người chèo, tất cả súng ống đồ đạc còn lại đều chuyển qua ghe” [13,466]

Xuồng: Được ghép bằng những miếng ván (gỗ cây sao hay cây dầu), từ 5 đến 7 miếng, nhỏ nhất là xuồng ba lá được ghép bằng 3 miếng, không có mui, mũi thường nhọn, có nhiều tên gọi như: xuồng ba lá, xuồng tiểu, xuồng câu…

Xuồng “ba lá”: Là tên gọi xuất hiện độ một thế kỷ trở lại, gồm ba miếng gỗ dài ghép lại theo chiều dọc, đường lối phải trét chai hàng năm, do nước thường xói mòn. Trước xuồng “ba lá” người dân quen gọi là xuồng be. Xuồng làm bằng gỗ cây dầu, kích thước nhỏ (4m x 1m), vừa đủ chỗ cho vài người ngồi , mũi nhọn, lái nhọn. Thông thường một người ngồi ở vị trí lái, một người ngồi ở vị trí mũi xuồng, vừa bơi vừa dùng tay hay sào khoát dạt dạt đi những dề lục bình trôi cản mũi xuồng. Giữa khoang xuồng kê ván khít làm sạp thấp hơn hai sạp ở hai đầu mũi xuồng, để giữ xuồng được thế thăng bằng, khoảng giữa hai sạp, chừa trống không lót ván để tát nước ra khỏi xuồng, khi xuồng va vào cây hay gặp sóng làm tròng trành, nước tràn vào xuồng.

Nếu xuồng dùng để cư trú, người dân đi khẩn hoang làm thêm mui xuồng để che mưa nắng. Loại hình mui của xuồng đơn giản hơn mui của ghe, gồm 1 sườn tre

55

khít thô sơ, bên trong trầm lá dừa nước. Khi cần lên bờ, cư dân đem mui xuồng theo, để lên đất, mui xuồng biến thành cái chòi nhỏ đủ nương náu tạm bợ. Từ “ chòi” mui đã xuất hiện từ hoàn cảnh này thường được dân gian ám chỉ những cái chòi, nhà xiêu vẹo của những kẻ lang bạt, nghèo khổ và thậm chí những kẻ lười biến, không biết lo xa. Dân cư còn thể hiện sự sáng tạo qua chi tiết của chiếc sào, được gọi là sào nạng, phần gốc của sào được làm thành hai nhánh chỉa ra. Bởi nếu chỉ là cây sào suôn bình thường sẽ khó chống sào xuống bùn để lấy đà. Cây sào nạng cũng phát sinh tử điều kiện thiên nhiên tại chỗ, khi vướng bùn, vướng cỏ, xuồng không bơi được, người ở vị trí ở mũi xuồng phải đứng hoặc quỳ trên sạp xuồng, dùng sào nạng chống cho có điểm tựa, lấy đà đẩy xuồng vượt lên trước.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp do cần thích ứng điều kiện di chuyển trong chiến tranh, xuồng ba lá được bộ đội du kích cải tiến thành xuồng có người chèo. Chèo của xuồng làm bằng cây tràm cho rắn chắc.

Xuồng “ba lá” có thể chở được từ 5 đến 6 người, di chuyển gọn, kín đáo, có thể nhanh chóng chèo lách, nấp vào đánh latù, khi có máy bay địch xuất hiện (theo tư liệu của bà Phan Thị Yến Tuyết).

“Mỗi tiểu đội mang theo xuồng từ tĩnh nước mắm, ve nước màu, keo muối, chai dầu lửa cho đến các thứ dụng cụ linh tinh…” [13,379].

Đối với người dân địa phương thì phương diện di chuyển tiện dụng hơn cả là xuồng. Xuồng ở đây cũng như xe làm chân của người dân ở thành phố. Nhiều nơi học sinh đến trường cũng đi bằng xuồng.

Ghe bầu: Là từ định danh cho loại ghe bầu bụng xác mũi, ghe này có thể dùng để đi biển.

“Cài ruộng, chăn trâu, cắt lúa, chèo ghe bầu cho Cai tổng Dĩ” [13,251]

Ghe chài: Làø ghe tải, ghe to và ghe có mui, có buồm hoặc máy để điều khiển bánh lái trên mui, thường không có động cơ, cĩ khi cĩ động cơ thường ghe được đẩy bằng tàu chuyên dùng để khéo, chủ yếu là phương tiện để chuyên chở hàng hóa…”

“Năm theo bỏ cuộn nhợ, ngước mắt nhìn: Á, ghe chài của anh Thìa. Kiểu ghe đặc biệt: bề ngang rộng bề xề…” [13,115]

Ghe gắn máy: Là loại ghe có gắn một cái máy có động cơ ở phía sau lái. Máy này có thể hiểu nôm na là máy đuôi tôm. Máy có gắn 1 cây láp dài và một

56

cái chân vịt ở đằng đuôi, được đặt phía sau đuôi ghe xuồng và có thể cơ động nhất lên, để xuống nước nhằm điều khiển dừng hay chạy của phương tiện.

“Đó là một cô gái chở bà má già trên chiếc ghe gắn máy đang đậu khuất trong lá”. [13,466].

Xáng: Phương tiện di chuyển dưới nước để đào kênh, vét bùn. Đây là phương tiện rất độc đáo của người dân Nam Bộ, không chỉ đào kênh, vét bùn mà nó còn có thể giúp người dân đắp bờ bao chắn nước, bảo vệ vườn tượt khỏi bị ngập nước. Chính nhờ phương tiện này mà làm xuất hiện những từ mới chỉ riêng ở Nam bộ, vùng sông nước mới có như: Bờ xáng, kinh xáng.

“… Các cô đang tham gia phục vụ tiền tuyến một cách vui vẻ này chắc có nhiều cô ở theo bờ xáng”. [13,280]

Đó là những phương tiện rất đặc thù ở vùng sông nước Nam bộ. Mọi ngươiø dù ở đâu từ miền ngoài vào hay từ thành phố đổ về đều nhận ra rằng xuồng, ghe là một trong những phương tiện không thể thiếu đối với người dân nơi đây. Đã là người dân thuộc miền sông nước Cửu Long thì chắc rằng ai cũng phải biết chèo ghe, chống xuồng. Vì đó là phương tiện rất gần gũi với mọi người. Cho dù trong tương lai đường sá thông thương khắp nơi, giao thông đường bộ trở nên chủ yếu người dân có thể sắm cho mình một chiếc xe gắn máy để đi lại nhưng vẫn không thể rời xa hẵn chiếc ghe của mình. Bởi nó là một trong những phương tiện chuyên chở rất hữu ít mà xe máy không thể nào thay thế được.

Một phần của tài liệu TỪ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ TRONG TÁC PHẨM LÊ VĨNH HOÀ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w