Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro khoản vay:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM (Trang 55 - 61)

3.4.2.1. Nhóm các chỉ tiêu liên quan đến môi trường ngành kinh doanh: (1) Chu kỳ kinh doanh:

Chu kỳ kinh doanh của một ngành thường gắn liền với mức gia tăng hay giảm sút của GDP một quốc gia và các yếu tố khác tùy theo đặc thù của mỗi ngành. Tuy nhiên, về tổng thể hoạt động của nhiều ngành thường tương đồng với chu kỳ kinh tế. Chỉ tiêu này nhằm đánh giá DN đang nằm ở giai đoạn nào trong chu kỳ kinh doanh của mình.

(2) Triển vọng tăng trưởng của ngành:

Một ngành kinh doanh đang tăng trưởng mạnh có thể đem lại cho các DN trong ngành những cơ hội thuận lợi. Các cơ hội này chính là tiềm năng mở rộng thị trường, khả năng cải thiện vị thế của DN. Trái lại một ngành kinh doanh đã và đang có dấu hiệu suy giảm sẽ là nguy cơ dẫn đến sự giảm sút trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với DN.

(3) Áp lực cạnh tranh trong ngành:

Cạnh tranh giữa các DN thông thường diễn ra trên các phương diện: giá cả; chất lượng; mẫu mã kiểu dáng; hậu mãi, quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm. Sự cạnh tranh liên quan đến số lượng các đối thủ cạnh tranh, khả năng gia nhập ngành, năng lực cung ứng của toàn ngành, sức chịu đựng của sản phẩm DN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (đặc biệt là vấn đề cắt giảm thuế quan). Cạnh tranh về giá thường dẫn đến sự suy yếu, thậm chí phá sản của các DN nhỏ, trái lại sẽ mang lại lợi thế hơn nữa đối với các DN giữ vai trò chủđạo thị trường.

Chỉ tiêu này đánh giá tính ổn định của các nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào, mức độ phụ thuộc của DN vào những nhà cung cấp chính. Vị thế của DN với vai trò là khách hàng trong mối quan hệ với nhà cung cấp.

(5) Các chính sách của nhà nước:

Đặc điểm của luật lệ hiện hành, cũng như các chính sách kinh tếđịnh hướng của nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển ngành có ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch phát triển trong dài hạn của DN. Chỉ tiêu này cũng đánh giá khả năng chịu đựng của DN một khi có những yếu tố thay đổi trong nền kinh tế vĩ mô (ví dụ sự gia tăng đột biến về tỷ giá hối đoái, lạm phát tăng cao, sự thay đổi đột ngột của giá nhiên liệu...). 3.4.2.2. Nhóm các chỉ tiêu liên quan đến điều kiện kinh doanh:

Việc đánh giá các điều kiện kinh doanh của một DN cần được xem xét trên nhiều yếu tố. Tuy nhiên, một số yếu tố chính và quan trọng thường gặp và được sử dụng để phân tích điều kiện kinh doanh của DN theo như dưới đây:

(6) Vấn đềđa dạng hóa kinh doanh:

Việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh có thể giúp DN vẫn ổn định kinh doanh xét trên bình diện tổng thể một khi có sự suy giảm trong hoạt động ở một sản phẩm cụ thể nào đó. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu bổ sung thêm một sản phẩm kinh doanh mới nào đó cũng có thể làm giảm tổng lợi nhuận thu được vì một sản phẩm mới cần có thời gian đểđược thị trường chấp nhận.

(7) Thời gian hoạt động của DN:

Chỉ tiêu này đánh giá về quá trình hoạt động của DN thông qua số năm hoạt động. DN đã có thời gian hoạt động càng dài thì mức độ ổn định cũng như vững chắc càng cao. Đối với các DN chuyển đổi hình thức thì thời gian hoạt động tính cả thời gian trước khi chuyển đổi.

(8) Quy mô thị trường:

Quy mô thị trường tiềm năng là tổng mức cầu có khả năng thanh toán đối với sản phẩm trong một giai đoạn cụ thể hay cũng có thể hiểu là tổng doanh thu tối đa mà tất cả các DN trong ngành có thểđạt được. Quy mô thị trường tiềm năng được đánh giá dựa trên những số liệu ước tính về số người có nhu cầu sử dụng nhân với mức

mua hàng bình quân của số người đó. Độ lớn của thị trường tương ứng tỷ lệ thuận độổn định cũng như khả năng thâm nhập thị trường của một sản phẩm.

(9) Thị phần của DN:

Thị phần của DN là tỷ số giữa doanh số bán của DN so với tổng doanh số bán của ngành. Do việc thống kê thị trường về tổng doanh số bán của ngành là khá khó khăn nên thị phần của DN được xác định có độ chính xác ở mức tương đối. DN chiếm được thị phần càng cao càng cho thấy mức độ chấp nhận của thị trường về sản phẩm càng tốt.

(10) Các hoạt động nghiên cứu, phát triển:

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, sản phẩm của DN có thể nhanh chóng bị lỗi thời hay lạc hậu. Do đó, có thể DN hiện đang ở một vị trí tốt trong ngành nhưng nếu không có sự đầu tư thích đáng trong công tác nghiên cứu, đổi mới công nghệ thì vị trí của nó chắc chắn sẽ sụt giảm trong tương lai.

(11) Thương hiệu sản phẩm:

Chỉ tiêu này đánh giá sự ổn định cũng như sự biết đến về thương hiệu sản phẩm của DN trên thị trường (gồm cả trong nước và ở nước ngoài). Các tiêu chí đánh giá như: mức độ phổ biến của sản phẩm đối với công chúng, sản phẩm được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt chứng chỉ ISO, được chứng nhận là Sao vàng Đất Việt hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác như HACCP, GMP... Trong trường hợp DN kinh doanh nhiều mặt hàng thì đánh giá theo sản phẩm chính có doanh thu chiếm tỷ trọng cao nhất.

3.4.2.3. Nhóm các chỉ tiêu về nhân sự, quản trịđiều hành:

Chất lượng quản lý là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công trong hoạt động của DN. Khi có những tình huống bất ngờ xảy đến thì vai trò của người quản lý trong việc đưa ra những chính sách thích hợp nhằm ổn định tình hình là vô cùng cần thiết. Các chiến lược, chính sách kinh doanh của DN đưa ra liệu có phù hợp hay không? Đội ngũ người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc đến mức độ nào? Các chỉ tiêu cụ thể:

Cơ cấu tổ chức của một DN dựa vào tính hữu hiệu của mô hình tổ chức và bộ máy quản trị DN. Mỗi DN đều có những đặc thù về ngành nghề, sản phẩm, bản sắc kinh doanh của riêng mình nên không có một mô hình lý tưởng để áp dụng chung cho tất cả các DN. Căn cứ vào đặc điểm và chiến lược mà DN đang triển khai để đánh giá tính hợp lý trong lựa chọn cơ cấu tổ chức của một DN.

(13) Ban lãnh đạo DN:

Đội ngũ lãnh đạo có vai trò hết sức quan trọng trong DN. Họ là người đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến sự phát triển, tồn tại hay suy vong của DN. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cũng có thể mắc sai lầm, trong quyết định của mình đôi khi bị tình cảm chi phối... Các yếu tố cần xem xét khi đánh giá ban lãnh đạo DN thường là trình độ, uy tín, năng lực, đạo đức, khả năng đảm đương chức vụ, học vấn, sức khỏe, tuổi tác, đội ngũ lãnh đạo kế thừa...

(14) Sựổn định của đội ngũ người lao động:

Xem xét các chính sách về tuyển chọn nhân sự, đào tạo, chính sách thu nhập, đãi ngộ người lao động. Qua đó, thấy được khả năng thu hút, đào tạo, giữ ổn định và nâng cao tay nghề của đội ngũ lao động. Mức độ thỏa mãn và tinh thần làm việc của nhân viên cao hay không thể hiện qua số ngày nghỉ việc, số người rời bỏ DN hàng năm, năng suất lao động... Trong đa số các trường hợp, việc có được đội ngũ lao động giỏi, ổn định đóng góp một phần khá lớn trong sự thành công của DN.

(15) Chính sách, chiến lược kinh doanh của DN: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi DN luôn phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, với nền kinh tế càng phát triển thì cung thường có xu hướng lớn hơn cầu, cho nên để chiến thắng trong cạnh tranh đòi hỏi DN phải có các chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm riêng có của DN mình. 3.4.2.4. Nhóm chỉ tiêu dự kiến hiệu quả dự án/phương án vay vốn:

Khác với phần đánh giá các chỉ tiêu tài chính sử dụng số liệu thực tế đã diễn ra trong kỳ quá khứ của khách hàng vay để đánh giá xếp loại DN, nhóm chỉ tiêu này dự kiến những gì sẽ xảy ra trong tương lai dựa trên dự án/phương án vay vốn của DN. Đểđánh giá các chỉ tiêu này một cách tương đối sát thực tế đòi hỏi sự tin cậy

trong bảng kế hoạch kinh doanh của DN và nhân viên tín dụng của NHTM cần có năng lực, kinh nghiệm trong công tác thẩm định, đánh giá hiệu quả của dự án/phương án. Các chỉ tiêu cụ thể:

(16) Sự rõ ràng, chắc chắn của dự án/phương án kinh doanh:

Chỉ tiêu này là khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu dự kiến hiệu quả khác của dự án/phương án kinh doanh. Một dự án/phương án kinh doanh rất cụ thể và rõ ràng giúp DN khi triển khai trong thực tếđược thuận lợi với khả năng thành công cao, trái lại một dự án/phương án sơ sài tiềm ẩn nhiều nguy cơ thất bại.

(17) Dự kiến lợi nhuận/doanh thu:

Cũng tương tự như trong phần đánh giá các chỉ tiêu tài chính, tuy nhiên chỉ tiêu này là dự kiến lợi nhuận DN sẽ thu được qua dự án/phương án sản xuất kinh doanh trong tương lai. Đánh giá chỉ tiêu này thông qua việc so sánh với tiêu chí lợi nhuận/doanh thu kỳ quá khứ. Một sự tăng lên so với những gì đã đạt được trong quá khứ cho thấy khả năng DN sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai. (18) Dự kiến lợi nhuận/vốn đầu tư:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn (không phân biệt là từ vốn tự có hay vốn đi vay) bỏ ra dự kiến sẽ mang về bao nhiêu lợi nhuận trong một năm.

Đối với các phương án kinh doanh ngắn hạn trong vòng 1-2 năm thì đơn giản chỉ cần tính toán mức lợi nhuận thu được so với tổng mức đầu tư trong một năm. Tuy nhiên, đối với các dự án có thời gian dài hạn đòi hỏi khi tính toán chỉ tiêu này cần kết hợp với kỹ thuật chiết khấu dòng tiền để quy đổi mức lợi nhuận ở các năm trong tương lai về hiện tại (do đặc điểm 1 đồng thu được trong tương lai luôn nhỏ hơn 1 đồng ở hiện tại) với một lãi suất chiết khấu hợp lý.

(19) Mức vốn tự có tham gia:

Dựa trên các kỹ thuật phân tích, các DN thường xác định được một cấu trúc vốn tối ưu cho dự án/phương án sản xuất kinh doanh của mình, tức là cần tham gia vốn tự có, vốn vay tương ứng với tỷ lệ cụ thểđể đạt được lợi nhuận tối đa. Thực tế hiện nay, các DN Việt Nam chưa quan tâm lắm cũng như chưa đủ khả năng để tìm ra một cấu trúc vốn tối ưu của riêng mình mà thường lựa chọn cơ cấu vốn một cách

chủ quan: khi có đủ khả năng tham gia vốn tự có thì sẽ tham gia ở một tỷ lệ cao, trái lại thì cố gắng vay nợ tối đa. Công thức:

Đứng trên quan điểm NHTM thì tỷ lệ vốn tự có tham gia càng cao càng tốt nhằm giảm gánh nặng trả lãi vay cũng như áp lực trả nợ gốc. Do đó, khả năng hoàn trả nợ, lãi vay cho ngân hàng tỷ lệ thuận với mức vốn tự có tham gia. Với một tỷ lệ vốn vay thật nhỏ trong tổng vốn đầu tư thì khả năng trả nợ vay của DN sẽ khá chắc chắn cho dù dự án/phương án kinh doanh không mang lại hiệu quả như mong đợi.

(20) Trạng thái lưu chuyển dòng ngân lưu thuần (net cashflow) từ hoạt động: Chỉ tiêu này cho thấy xu hướng cũng như tính chắc chắn của dòng tiền trong dự án/phương án kinh doanh của DN. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng trả nợ vay. Đứng trên quan điểm NHTM, dòng tiền thuần của DN không những cho thấy tính khả thi trong việc hoàn trả nợ vay mà chỉ tiêu này còn giúp ngân hàng xác định thời gian vay trả một cách phù hợp. Trong một số trường hợp, một dự án/phương án kinh doanh mang lại lợi nhuận cao theo hạch toán trên báo cáo kế toán nhưng không có đủ tiền để trả nợ vay, trái lại có những trường hợp kết quả kinh doanh không có lợi nhuận nhưng DN vẫn có đầy đủ nguồn tiền để trả nợ gốc cũng như lãi vay đầy đủ, đúng hạn.

(21) Các nội dung về phương diện kỹ thuật:

Chỉ tiêu này đánh giá về tính hợp lý, khả thi về phương diện kỹ thuật của dự án/phương án thông qua các tiêu chí: sự phù hợp của địa điểm xây dựng/nơi sản xuất, quy mô sản xuất tối ưu, các tác động xấu đến môi trường và biện pháp áp dụng để giảm thiểu tác động xấu. Có đảm bảo được các nội dung này thì DN mới chủđộng cũng nhưổn định được trong sản xuất. (22) Tỷ lệ TSBĐ/dư nợ: Tỷ lệ vốn tự có tham gia Tổng chi phí thực hiện dự án/phương án Vốn tự có tham gia = x 100%

Các khoản vay có TSBĐ nợ vay nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của DN trong việc trả nợ vay. TSBĐ như là "cái phao" cuối cùng để các ngân hàng thu hồi nợ trong trường hợp DN không còn nguồn trả nợ nào khác. Công thức:

Theo quy định của NHNN các khoản vay khi phân loại nợ để trích dự phòng thì số tiền tính toán để nhân với tỷ lệ trích dự phòng cụ thể sẽ bằng dư nợ vay – giá trị qui đổi của TSBĐ. Do đó, tỷ lệ TSBĐ/dư nợ càng cao càng giảm nhẹ thiệt hại cũng như giúp ngân hàng chủđộng đối với việc trích dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng một khi khoản vay chuyển thành nợ xấu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM (Trang 55 - 61)