Bất cân xứng thông tin

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAPM VÀ FAMA FRENCH DỰ BÁO TỶ SUẤT SINH LỢI ĐỂ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM (Trang 39)

6. Những từ viết tắt

2.1.3 Bất cân xứng thông tin

Thông tin không đầy đủ và không thông suốt cho nhà đầu tư: Thị trường Việt Nam là thị trường dạng yếu, thông tin chưa đủ để phản ánh đầy đủ trong giá. Chính thế đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư có những thông tin tốt khai thác lợi thế của mình trên thị trường. Không giống như nhiều nền kinh tế phát triển, ở thị trường mới nổi như Việt Nam tồn tại những công ty, tập đoàn lớn có tầm ảnh hưởng thị trường trong đó sở hữu của những thành viên gia đình, dòng họ chiếm tỷ lệ chi phối trong số lượng cổ phần phát hành ra công chúng (thường từ 30-50%). Vì thế chính sách chi trả cổ tức đôi khi tác động rất lớn đối với những cổ đông thiểu số. Khi một công ty gặp vấn đề nó tác động mạnh đến những công ty khác và cả nền kinh tế, giá cổ phiếu công ty đó giảm sẽ kéo theo chỉ số VN-Index cũng sụt giảm.

2.1.4 Chính sách của nhà nƣớc.

Vấn đề lớn tại các thị trường mới nổi là sự can thiệp của chính phủ bằng những biện pháp hành chính và thay đổi liên tục trong chính sách, tác động đến những tính toán, kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Đa phần những chính sách này được đưa ra là nhằm mục đích kiểm soát hoạt động của thị trường, giảm bớt tăng trưởng khi thị trường đang trong thời kì phát triển quá mạnh và khó kiểm soát.

Một trong các chính sách đó là quy định về dự trữ bắt buộc. Khi lượng dự trữ tiền cơ sở của các ngân hàng thương mại thay đổi vì chính sách tiền tệ thắt chặt của Nhà Nước sẽ dẫn đến ngân hàng thương mại phải điều chỉnh tương ứng các mức hạn cho vay tương ứng trên tổng dư nợ của ngân hàng, lượng tiền cung từ ngân hàng ít đi, số tiền vay được để chơi chứng khoán ít hơn, dân tự huy động tiền nhàn rỗi của mình nhiều hơn, do đó sẽ hạn chế luồng tiền vào thị trường chứng khoán, làm cho giá chứng khoán giảm xuống.

Ngoài ra còn có những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Chứng khoán. Bên cạnh đó, một số quy định hiện hành lại chưa phù hợp với thực tế hoặc do cách hiểu giữa các luật chưa thống nhất, như quy định về công bố thông tin, về nghiệp vụ của tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quy định về tỷ lệ phạt vi phạm hành chính. Để giải quyết những bất cập này, tháng 8/2007, Chính phủ đã cho ý kiến về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù và thực tế của hoạt động trên thị trường chứng khoán hiện nay, cũng như phù hợp với xu thế hội nhập và bảo vệ nhà đầu tư. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 16 điều, khoản của Luật Chứng khoán hiện hành, bổ sung 1 điều mới, bãi bỏ 1 điều nhằm lấp khoảng trống về quy định buộc đăng ký giao dịch tại thị trường chứng khoán có tổ chức, quản lý chặt hơn về công bố thông tin, quy định cụ thể về chào mua công khai.

Kể từ khi được Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 28/5/2007 và có hiệu lực thi hành từ đầu tháng 7/2007, Chỉ thị 03 với nội dung chính là quy định giới hạn các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn cầm cố bằng cổ phiếu để đầu tư chứng khoán dưới 3%, đã trở thành vấn đề nóng nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt, khi Ngân hàng Nhà Nước có văn bản hướng dẫn và nói rõ tỷ lệ đó phải được giảm xuống với thời hạn cuối cùng là 31/12/2007. Chỉ thị này đã có những tác động tiêu cực tới thị trường trước thời điểm trung tuần tháng 9/2007. Sauk hi vừa được ban hành thì chỉ số VN-Index đã giảm từ 1046.35 trong tháng 5/2007 xuống còn 905.39 trong tháng 8/2007. Bởi vì thị trường chứng khoán Việt Nam mới ở giai đoạn đầu phát triển, các nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn. Vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán có sự lưu thông chặt chẽ với hệ thống ngân hàng. Đó là vốn vay từ cầm cố cổ phiếu, từ các tài sản đảm bảo khác: nhà đất, sổ tiết kiệm, xe ôtô, tín chấp bằng lương, tín chấp khác. Đó là nguồn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Thương mại rút ra để đầu tư chứng khoán nên quyết định hành chính của Chỉ thị 03 đột ngột và mang nặng tính hành chính đã có tác động không nhỏ đến diễn biến thị trường chứng khoán.

Hình 2.1.4.1 Diễn biến VN-Index trong năm 2007

Nguồn: Thu thập và tổng kết của tác giả

Thêm vào đó, năm 2010 với sự ra đời của thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng đã gây tác động cộng hưởng tới tâm lý chung của thị trường, làm giá chứng khoán giảm xuống đáng kể. Một trong những nguyên nhân khiến giới đầu tư vội vã tháo chạy khỏi thị trường được các chuyên gia nhắc đến là những tác động của Thông tư 13.Thông tư này được ban hành từ tháng 5/2010 và đã có những tác động ngay đến các ngân hàng, khiến họ phải lên kế hoạch thu xếp lại nguồn vốn tự có qua việc thoái bớt vốn hay quyết định rút lui không rót thêm vốn cho các đợt phát hành cổ phiếu tăng thêm tại các tổ chức tín dụng khác trong năm nay. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán phải đón nhận một lượng cung cổ phiếu ngành tài chính tương đối lớn. Ngoài ra, những nội dung tại điểm a và b khoản 5.6 của Thông tư quy định các

khoản cho vay để đầu tư chứng khoán, cho vay các công ty chứng khoán có hệ số rủi ro bằng 250% sẽ tác động hạn chế dòng tiền tín dụng chảy vào thị trường chứng khoán. Những vấn đề trên đang gây ra áp lực tâm lý lớn cho các công ty chứng khoán và nhà đầu tư trên thị trường trong những ngày gần đây. Với hệ số rủi ro bị đánh đồng lên tới 250%, dòng tiền tín dụng vào thị trường chứng khoán chắc chắn bị giới hạn. Mà, hoạt động hỗ trợ đòn bẩy là sản phẩm không thể thiếu trong hoạt động đầu tư chứng khoán.

Như vậy, Thông tư có hiệu lực vào đầu tháng 10/2010, kể cả lúc đó thị trường có tăng trưởng mạnh trở lại thì thanh khoản cũng không thể còn những phiên giao dịch đạt kỷ lục 4.000 – 5.000 tỷ đồng như trong năm 2007. Thông tư được ban hành vào tháng 5/2010 thì tháng 6/2010 chỉ số VN-Index giảm từ 515.055 xuống còn 507.663 điểm, đến tháng 10/2010 khi chính thức có hiệu lực thì chỉ số VN-Index giảm xuống đến 453.319 điểm.

Hình 2.1.4.2 Diễn biến chỉ số VN-Index trong năm 2010

Nguồn: Thu thập và tổng kết của tác giả

Năm 2011, với Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội do Chính phủ ban hành ngày 24/02/2011 thông qua 7 nhóm giải pháp của ngành ngân hàng trong đó giải pháp thứ nhất ảnh hưởng đáng kể đến thị trường do hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản và chứng khoán đang ở mức 250% và đang sử dụng biện pháp nâng hệ số rủi ro, trích lập dự phòng với tỷ lệ cao hơn và gián tiếp buộc ngân hàng giảm cho vay vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. Tất cả những điều này cho thấy dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán và bất động sản trong năm 2011 sẽ không thể mạnh như những năm trước đó, chính thông điệp này đã đẩy chứng khoán vào thế đã khó (do tình hình kinh tế vĩ mô khó khăn), nay càng khó thêm. Một biểu hiện dễ nhận thấy là những phiên giao dịch đầu năm 2011, thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm với mức rất mạnh, đáng chú ý là phiên giao dịch ngày 17-03-2011 chỉ số VN-Index mất 5.16 điểm, xuống còn 463.58 điểm (giảm 1.1%), toàn sàn tại thành phố hồ chí minh có 122 mã tăng giá, 66 mã đứng giá tham chiếu, còn lại 98 mã giảm giá.

Tất cả những yếu tố trên cộng với những quy định chưa thực chặt chẽ của chính phủ gây khó khăn không nhỏ cho các nhà đầu tư khi tiến hành định giá chứng khoán trên thị trường mới nổi.

2.1.5 Hành vi bầy đàn:

Một chân lý hiển nhiên quen thuộc là vào bất kỳ thời điểm nào, các thị trường tài chính luôn luôn bị chi phối bởi lòng tham và sự sợ hãi. Những thị trường mạnh nhất là những thị trường nhộn nhịp bởi đồng thời có cả lòng tham lẫn sự sợ hãi. Nói rõ hơn, quan điểm của người mua và người bán là khác nhau. Người bán kì vọng giá sẽ giảm, trong khi người mua kì vọng giá sẽ lên. Hoặc người bán hoặc người mua sẽ đúng nhưng chắc chắn chỉ thông qua sự tương tác của những thái độ khác nhau như vậy thì thị trường trở nên hấp dẫn. Sự sôi động của Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua cũng đã phản ánh phần nào chân lý ấy.

Thật vậy, sự phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2007 đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho sự phát triển quá nóng của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Có quan điểm cho rằng thị trường bị dẫn dắt bởi nhà đầu tư nước ngoài, ngược lại có quan điểm cho rằng nguyên nhân chính là do có sự tham gia quá đông của các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, phần lớn đồng tình cho rằng nguyên nhân chính là do tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư trong nước - thiếu kiến thức cũng như không có kỳ vọng riêng. Tâm lý vốn có con người trở nên mạnh hơn khi con người phải ra quyết định trong môi trường thông tin không đầy đủ, độ tin cậy của thông tin thấp và tồn tại nhiều hạn chế trong vấn đề minh bạch thông tin. Một khi nhà đầu tư không tin vào chất lượng và tính minh bạch của thông tin, kết hợp với khả năng phân tích thông tin bị hạn chế thì họ thường có xu hướng bắt chước hành động của những nhà đầu tư khác trên thị trường. Hành vi bầy đàn không hợp lý trong một xu hướng thị trường nào đó kéo dài liên tục có thể làm giá chứng khoán đi quá xa giá trị cơ bản của chúng, gây nên sự bất ổn trong giá.

Theo bài nghiên cứu của TH.S Trần Thị Hải Lý về “ Hành vi bầy đàn- Trên thị trường chứng khoán việt nam- Nguyên nhân và một số giải pháp” vào tháng 6/2010. Để kiểm định tâm bầy đàn trong đầu tư này tác giả sử dụng cách tiếp cận hành vi bầy đàn dựa trên độ phân tán tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán so với tỷ suất sinh lợi thị trường của Chang, Cheng và Khorana (2000). Bằng cách hồi quy độ phân tán trung bình của tỷ suất sinh lợi các chứng khoán giao dịch trên HOSE từ 01/01/2002 đến 31/12/2008 so với tỷ suất sinh lợi thị trường theo tỷ suất sinh lợi tuyệt đối của thị trường và tỷ suất sinh lợi thị trường bình phương trong cùng thời kỳ trên cơ sở thu thập dữ liệu giá đóng cửa của 169 công ty mẫu trên sàn HOSE

trong cùng thời kỳ. Với kiểm định này, tác giả cho rằng hành vi bầy đàn tồn tại rất mạnh trên thị trường Việt Nam và hành vi bầy đàn trong trường hợp thị trường tăng cao hơn trường hợp thị trường giảm, như vậy khi thị trường tăng càng mạnh, rủi ro phi hệ thống của các cổ phiếu gần như chuyển thành rủi ro thị trường và chi phối rủi ro tổng thể.

Rất khó để chúng ta có thể dự báo trước diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mọi lý thuyết, mọi mô hình của thị trường hiệu quả dường như vô nghĩa. Mặc dù nhà đầu tư được cảnh báo chứng khoán đã vượt quá giá trị thật hơn 30% nhưng họ vẫn mua bán, thị trường vẫn không ngừng sôi động, khiến cho cung không đủ cầu. Dễ thấy thị trường chứng khoán Việt Nam không vận hành theo bất cứ một quy luật nào. Lý thuyết thị trường hiệu quả hoàn toàn thất bại ở Việt Nam. Vì thiếu kinh nghiệm và kiến thức cần thiết nên thậm chí có nhiều nhà đầu tư còn mua bán theo cách hoàn toàn bắt chước các nhà đầu tư nước ngoài. Có hiện tượng trên xảy ra là vì huynh hướng bầy đàn giải thích tại sao con người lại thích bắt chước người khác. Khi thị trường lên hoặc xuống, nhà đầu tư sợ rằng người khác sẽ có nhiều thông tin hơn. Và hệ quả của điều này, nhà đầu tư cảm thấy có sự thôi thúc đối với việc làm theo những gì người khác đang làm. Các nhà tâm lý học cũng đã đưa ra nghiên cứu cho thấy hành vi đám đông thường có khuynh hướng hành động theo một số người chủ chốt có khả năng tiên đoán thị trường. Trong trường hợp của Thị trường chứng khoán Việt Nam “sứ mệnh” đó được giao cho nhà đầu tư nước ngoài. Đã đến lúc cần một cái nhìn đầy đủ về tâm lý bầy đàn của nhà đầu tư.

Và lâu nay vẫn có quan niệm sai lầm cho rằng chỉ ở Việt Nam thì mới có tâm lý bầy đàn trong đầu tư như thế. Sự thật thì tâm lý đám đông xuất hiện ở hầu hết các thị trường mới nổi thậm chí ngay cả ở các thị trường phát triển thì vẫn có những giai đoạn tồn tại tâm lý đám đông. Lịch sử kinh tế thế giới đã không chứng kiến nhiều vụ nổ bong bóng và khủng hoảng như khủng hoảng Hoa tulip – Hà Lan (1634-1637), bong bóng South Sea -Anh ( 1711-1720), khủng hoảng Bất động sản Florida- Mỹ (1920-1922), đại suy thoái thế giới 1929, khủng hoảng 1987, khủng hoảng Châu Á 1997, khủng hoảng dotcom.

2.2 Những hạn chế và khó khăn trong quá trình định giá ở thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

2.2.1 Thiếu thông tin, chất lƣợng thông tin chƣa đƣợc tin cậy cao

Thiếu thông tin và những bất cập về thông tin là vấn đề cơ bản làm cho thị trường chứng khoán không có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Trong những năm vừa qua, nhiều bất cập về chất lượng và vi phạm về việc thiếu minh bạch thông tin liên tiếp xảy ra và đáng ngạc nhiên là số vụ vi phạm có xu hướng tăng theo sự gia tăng của số lượng công ty niêm yết.

Điều này cho thấy chất lượng và hệ thống minh bạch thông tin trên thị trường chưa được thực thi hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến tính hiệu quả của thị trường và niềm tin của các nhà đầu tư đối với những thông tin được công bố.

Việc thiếu thông tin và tồn tại những bất cập đã ảnh hưởng đến các phương pháp định giá như sau:

 Thiếu thông tin thống kê về thị trường: hoạt động thống kê theo ngành, theo lĩnh vực kinh doanh và theo các tiêu thức khác vẫn là một vấn đề chưa giải quyết được hoàn toàn, nguyên nhân là chúng ta chưa xây dựng được một cơ sở dữ liệu thống nhất toàn quốc. Vì vậy chất lượng những thông tin công bố không có sự đảm bảo nào, do vậy không có một cơ sở dữ liệu chung để thống kê phục vụ cho công tác định giá.

 Thiếu những thông tin nghiên cứu về chứng khoán như những tờ báo của tổ chức xếp hạng tín dụng. Việc không tồn tại các tổ chức xếp hạng tín dụng ở Việt Nam là một trở ngại lớn cho quá trình định giá.

2.2.2 Những giao dịch có vấn đề

Những giao dịch có vấn đề thường nảy sinh đối với thị trường các nước mới nổi, do có sự quản lý lỏng lẻo của pháp luật cũng như sự thiếu hiểu biết của những người tham gia thị trường. Những thông tin nội gián, thao túng giá và tung tin đồn sai sự thật được sử dụng để

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAPM VÀ FAMA FRENCH DỰ BÁO TỶ SUẤT SINH LỢI ĐỂ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)