Bảng 7 Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2004 –

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ XNK (Trang 35 - 38)

II. Tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH thương mại và dịch vụ XNK.

Bảng 7 Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2004 –

Tỷ lệ lạm phát 9,5 % 8,4 % 7.4 % 12,63 %

Nguồn: Tổng cục Thông kê

Tỷ lệ lạm phát dưới 5% luôn là mong muốn đối với bất kỳ nền kinh tế nào, vì nó có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và làm cho nền kinh tế ổn định hơn từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2004 – 2007 thì mức lạm phát của Việt Nam tăng liên tục và luôn ở mức cao, điều này làm cho chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng theo, giá hàng hóa trong nước cũng tăng theo. Điều này cũng làm cho giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng lên vì vậy doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tăng lên, đây là một tín hiệu đáng mừng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy, kèm theo sự gia tăng của lạm phát là những chính sách nhằm bình ổn giá cả và hạn chế lạm phát của Chính Phủ, đặc biệt là chính sách tăng lãi suất tiết kiệm và tăng lãi suất các khoản cho vay để làm giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường của các ngân hàng. Chính điều này tác động làm tăng chi phí kinh doanh của công ty do một phần vốn của công ty được huy động từ các ngân hàng. Nếu công ty có số vốn chủ sở hữu lớn và vay ngân hàng ít thì chi phí kinh doanh sẽ tăng ít và lợi nhuận thu về sẽ nhiều hơn và ngược lại. Điều này được thể hiện ở kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2005 – 2007, năm 2005 công ty đạt mức lợi nhuận sau thuế là 1653,5 triệu đồng mặc dù tỷ lệ lạm phát năm này cao hơn năm 2006, lợi nhuận năm 2006 đã giảm xuống còn 1259.56 triệu đồng do tác động của sự biến động của lãi suất và nguồn hàng đã làm tăng chi phí của doanh nghiệp nên lợi nhuận của công ty đã giảm xuống; năm 2007 do tỷ lệ lạm phát tăng đột biến trong khi các chính sách của nhà nước chưa kịp thời có tác dụng nên lợi nhuận của công ty tăng lên là 2400,88 triệu đồng.

2.3. Sự biến động nguồn hàng

Qua những phần trên chúng ta biết rằng các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu chính của công ty là nhựa đường và máy móc thiết bị… do vậy những biến động về nguồn cung cấp những mặt hàng này sẽ tác động rất lớn đến Doanh nghiệp. Về mặt hàng máy móc thiết bị Công ty có những nhà cung cấp uy tín từ Nhật Bản, Hàn Quốc nên không có sự biến động lớn về nguồn cung và giá cả làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong giai đoạn 2005 – 2007 thì mặt hàng nhựa đường có sự biến động khá lớn. Cụ thể: vào tháng 6/2005, giá CIF cho một tấn nhựa đường (bao gồm cả thuế VAT) là 243 USD thì đến đầu tháng 6/2006, giá nhựa đã tăng lên 451 USD/tấn bao gồm cả thuế VAT. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2006, nhựa đường đã 5 lần tăng giá. Trung bình mỗi lần tăng người tiêu thụ phải bỏ thêm 40 USD cho một tấn nhựa đường. Đây là mức tăng kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Nguyên nhân của sự tăng giá này đó là giá dầu mỏ trên thế giới tăng liên tục trong thời gian qua cộng với nhu cầu sử dụng nhựa đường của Trung Quốc và các nước Đông Nam á đang vượt quá khả năng cung cấp của các nhà máy lọc dầu lớn trong khu vực dẫn đến giá các sản phẩm từ dầu trong đó có nhựa đường liên tục tăng giá. Điều này đã tác động rất lớn đến doanh thu bán hàng của Công ty. Do sự biến động của giá nhựa đường như vậy khiến cho doanh nghiệp đã phải thay đổi kế hoạch nhập khẩu, không nhập nhiều mặt hàng này và từ đó làm giảm lợi nhuận của Công ty xuống gần 400triệu đồng từ năm 2005 và 2006. Đến năm 2007, giá nhựa đường đã giảm và ổn định hơn cộng thêm trong giai đoạn này có rất nhiều các công trình giao thông đang được gấp rút được hoàn thành khiến cho nhu cầu nhựa đường tăng lên. Doanh nghiệp đã tận dụng điều này để tăng lượng nhập khẩu để đáp ứng đủ nhu cầu, do vậy doanh thu và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp năm 2007 là 40tỷ đồng và 2.4 tỷ đồng tăng lên rất nhiều

so với năm 2006. Để làm được điều này, ban lãnh đạo và nhân viên của công ty đã khéo léo, sáng tạo, linh hoạt trong mọi hoàn cảnh, nắm bắt được thời cơ, tiến hành đàm phán có hiệu quả với các đối tác để đạt được thành công như đã thấy.

2.4. Chiến lược kinh doanh

Trong quá trình kinh doanh, công ty TNHH thương mại và dịch vụ XNK luôn đề ra chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược kinh doanh hàng nhập khẩu nói riêng. Chiến lược kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty sẽ chi phối cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu, chi phối thị trường nhập khẩu, đưa ra các phương án, kế hoạch để thực hiện hoạt động nhập khẩu có hiệu quả nhất. Cơ cấu hàng nhập khẩu thay đổi làm cho mức lợi nhuận chung của Công ty thay đổi và tỷ suất lợi nhuận cũng thay đổi. Từ chiến lược kinh doanh hàng nhập khẩu đã được lập ra, Công ty xác định được mặt hàng nhập khẩu, lợi nhuận đạt được từ hoạt động nhập khẩu, và các bước cần tiến hành để nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động kinh doanh. Hiện nay, chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty đó là tiếp tục nhập khẩu những mặt hàng chủ lực, do trong thời gian tới nhu cầu về tiêu dùng các mặt hàng này liên tục tăng, do vậy giữ vững và phát triển thị phần là mục tiêu mà công ty hướng tới. Bên cạnh đó, Công ty cũng sẽ tiến hành nhập khẩu thêm nhiều mặt hàng khác, để mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh khi thị trường những mặt hàng máy móc thiết bị, nhựa đường có biến động ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như giai đoạn 2004 – 2005.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ XNK (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w