Một số kiến nghị:

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 60 - 67)

3.3.1.Kiến nghị:

3.3.1.1.Kiến nghị với chính phủ:

Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh:

Nhà nước cần xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh, rõ ràng và hợp lý đối với bộ phận các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đặc điểm là mới được hình thành, quy mô và khả năng còn hạn chế do đó nhà nước cần có những chính ưu đãi nhằm hỗ trợ, khích lệ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đưa ra những quy định rõ ràng nhằm giải quyết các trường hợp doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn không hiệu quả trong thời gian dài và gây ảnh hưởng lớn đến nhiều đối tượng khác trong nền kinh tế.

Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp quốc doanh:

Nhà nước cũng cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hoá doanh nghiệp ngoài quốc doanh là xu thế tất yếu. Những doanh nghiệp sau khi được cổ phần hoá hầu như sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, năng động hơn, chủ động và sáng tạo hơn. Nhà nước cần tạo điều kiện, thúc ép, đưa ra các quy định nhằm cổ phần hoá cácdoanh nghiệp quốc doanh, góp phần tăng tính lành mạnh, hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân.

Ban hành những ưu đãi, kkhuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

Những doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới được hình thành từ quá trình đổi mới của nền kinh tế. Do tính chất nhỏ và mới hình thành nền năng lực vốn, kinh nghiêm, thị trường của các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế hội nhập. Chính vì vậy, những ưu đãi của chỉnh phủ sẽ giúp những doanh nghiệp này đứng vững trên thị trường và ngày một phát triển. Nhà nước cần ban hành các quy định ưu đãi về thuế, ưu đãi về tín dụng, hay những bảo lãnh của chính phủ đối với một số doanh nghiệp đạt đủ tiêu chuẩn khi vay vốn ngân hàng. Sự bảo lãnh của chính phủ sẽ khiến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn ngân hàng hơn, đồng thời cũng giúp ngân hàng dễ làm việc và hoạt động hơn đối với cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

3.3.1.2.Kiến nghị với ngân hàng nhà nước:

Chỉnh sửa quy định pháp lý:

Ngân hàng nhà nước nên tiếp tục thay đổi và chỉnh sửa những quy định pháp lý đối với hoạt động của ngân hàng thương mại sao cho phù hợp với điều kiện của nước ta mà vẫn theo đúng những chuẩn mực của quốc tế. Nền kinh tế đang ngày một hội nhập với thế giới, có sự giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và ở các châu lục khác, ngành ngân hàng cũng trong guồng quay của sự phát triển, sự hội nhập toàn cầu đó. Hơn nữa, ngành tài chính ngân hàng lại là một ngành nhạy cảm nên được quản lý rất chặt chẽ thông qua các văn bản quy phạm pháp luật có tính chất hệ thống từ trên xuống: Luật các tổ chức tín dụng, các thông tư hướng dẫn, các quy định quy định chi tiết… Nếu như hệ thống các quy định pháp lý không phù hợp, có nhiều mâu thuẫn, chưa bám sát nhu cầu phát triển của nền kinh tế, của xã hội thì vô hình chung đã cản trở sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại trong nước không theo kịp được sự phát triển chung của thế giới. Sự tụt hậu trong hệ thống ngân hàng thương mại sẽ dẫn đến hệ luỵ là nền kinh tế trì trệ, kém phát triển. Ngân hàng nhà nước là cơ quan có sự hiểu biết sâu sắc về ngân hàng tài chính, là cơ quan tham mưu cho quốc hội trong việc xây dựng

hệ thống luật cho tổ chức tín dụng, đồng thời cũng là cơ quan ban hành nhiều văn bản dưới luật để chỉ đạo hệ thống vẫn hành theo đúng hướng của chính phủ đề ra. Với vai trò quan trọng đó của mình, ngân hàng nhà nước cần cố vẫn cho chính phủ, cho quốc hội trong việc xây dựng đường lối phát triển hệ thống ngân hàng theo đúng hướng, đồng thời ban hành các văn bản pháp luật hợp lý, tránh chồng chéo, gây nên tình trạng khó thực hiện hoặc tạo kẽ hở cho kẻ gian lợi dụng gây nên thiệt hại cho hệ thông ngân hàng.

Tăng cường khả năng giám sát, đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại:

Ngoài ra, ngân hàng nhà nước cũng cần hoàn thiện vai trò đánh giá hoạt động các ngân hàng thương mại. Sự đánh giá hoạt động các ngân hàng thương mại được thực hiện tốt sẽ là một nguồn thông tin quan trọng và tin cậy để cảnh báo cho các ngân hàng thương mại về những rủi ro có thể gặp. Trên cơ sở đó sẽ giảm thiểu những thiệt hại lớn cho bản thân ngân hàng thương mại và cho cả hệ thống ngân hàng tài chính.

Ngân hàng nhà nước cũng tăng cường thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát các ngân hàng thương mại. Thanh tra, giám sát các ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo sự tuân thủ những quy định mà ngân hàng nhà nước đã ban ra, đảm bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng công thương Việt Nam:

Nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ cho vay, Ngân hàng công thương Việt Nam nên chỉnh sửa lại và có những thay đổi hợp lý nội dung, cũng như quy trình quy đinh trong chính sách tín dụng. Ngân hàng cần lược bỏ, gộp những khâu không cần thiết. Đồng thời cần có những quy đinh về thời gian tối đa cho những khâu, những công đoạn của quá trình xét duyệt hồ sơ, quá trình cấp vốn…

Ngân hàng công thương Việt Nam cần xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt và để mở nhằm giúp các đơn vị của mình có thể chủ động trong hoạt động sao cho phù hợp với từng giai đoạn, từng điều kiện và loại hình doanh nghiệp khác nhau. Một chính sách mở và linh hoạt sẽ giúp các đơn vị của Ngân hàng công thương Việt nam phát huy hết được khả năng cũng như sự sáng tạo của mình trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng công thương Việt Nam không ngừng tiếp thu những công nghệ mới, liên tục hiện đại hoá cả hệ thống của mình nhằm bắt kịp với thế giới. Chỉ trên cơ sở hiện đại hoá cả hệ thống thì mỗi đơn vị mới có thể hoạt động hiệu quả, có thông tin, sự trao đổi qua lại giữa các đơn vị trong hệ thống dưới sự quản lý vĩ mô của Hội sở chính.

Ngân hàng công thương Việt Nam cần khuyến khích các đơn vị trong hệ thống có sự cạnh tranh lành mạnh với nhau. Ban hành các quy định thưởng, khen thích hợp và hợp lý nhằm khuyến khích các đơn vị luôn nỗ lực hoàn thiện mình và hoạt động hiệu quả hơn.

Nhằm có được đội ngũ cán bộ chất lượng, Ngân hàng công thương Việt Nam cần đông viên khuyến khích các đơn vị của mình đưa cán bộ đi đào tạo dài hạn tại các nước phát triển. Chỉ trên cơ sở đó, Ngân hàng công thương Việt Nam mới tiếp cận nhanh chóng với công nghệ hiện đại của thế giới, tăng cường hiệu quả hoạt động của ngân hàng mình. Ngân hàng công thương Việt Nam cũng cần phải lập một quỹ nhằm tài trợ cho cán bộ của mình đi học tập, trau dồi kiến thức. Đưa ra những chính sách khen thưởng cán bộ hợp lý, đúng lúc nhằm đông viên những cán bộ có thành tích, sáng kiến trong quá trình công tác.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam là rất quan trọng. Quá trình kiểm tra, kiểm soát các đơn vị trong hệ thống nhằm

đảm bảo cho các đơn vị tuân thủ theo những quy chế chung mà ngân hàng đã đề ra, không có những biểu hiện tiêu cực hay làm trái với quy định của Ngân hàng nhà nước ban hành cũng như các hành vi trái pháp luật. Quá trình kiểm tra kiểm soát hệ thống nhằm giảm thiểu rủi ro, lành mạnh hoá hoạt động của các đơn vị trực thuộc. Công tác kiểm tra, kiểm soát hệ thống phải được thực hiện thường xuyên và sâu rộng. Quá trình kiêm tra kiểm soát nên thực hiện đồng bộ và không bỏ xót một đơn vị nào.

KẾT LUẬN

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai có thể phải phụ thuộc vào sự phát triển của bộ phận này. Có thể nói, nghiên cứu nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là hết sức cấp thiết.

Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam, bài báo cáo đã phân tích những ưu và nhược điểm, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam.

Mặc dù đã cố gằng hoàn thiện bài báo cao, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự tận tình giúp đỡ của TS. Hoàng Xuân Quế để bài viết được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng, em xin cảm ơn các cô bác, anh chị tại phòng khách hàng I thuộc sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam đã giúp đỡ em rất nhiều.

Sinh viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách tham khảo:

Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính: Frederic S.Mískin. Lý thuyết tài chính tiền tế: TS. Nguyễn Văn Tài.

Lý thuyết tài chính tiền tệ: Ngô hướng, Ngô Minh Ngọc.

Giáo trình kế toán ngân hàng: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương; GV. Vũ Thiện Thập.

Giáo trình tài chính doanh nghiệp: PGS.TS. Lưu Thị Hương.

Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán: THS. Lê Thị Mai Linh. Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán: TS. Đào Lê Minh

Giáo trình thị trường chứng khoán: Trường đại học kinh tế quốc dân. Giáo trình ngân hàng thương mại: TS. Phan Thị Thu Hà.

Giáo trình ngân hàng thương mại: TS. Nguyễn Ngọc Hưng. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại: TS. Phan Đình Thế. Quản trị ngân hàng thương mại: Peter Rose

Giáo trình marketing ngân hàng: TS. Nguyễn Thị Minh Hiền. Báo tham khảo:

Báo đầu tư chứng khoán. Tạp chí ngân hàng

Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ Trang web tham khảo:

http://www.sbv.gov.vn: Trang web của ngân hàng nhà nước Việt Nam

http://www.mof.gov.vn: Trang web của Bộ tài chính

http://www.mpi.gov.vn/: trang web của Bộ kế hoạch đầu tư.

http://dautuchungkhoan.com/news http://vnexpress.net

http://vietnamnet.vn/

http://www.saga.vn

Tài liệu khác:

Sổ tay tín dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam.

Báo cáo tình hình hoạt động của Sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam.

Quyết định số 604/ QĐ- SGDI-TCHC: Ban hành quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại SGDI

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w