Đánh giá việc thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc tăng trưởng kinh tế của Quận

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Quận Đống Đa giai đoạn 2006-2010 (Trang 35 - 40)

III. Thực trạng vai trò Nhà nước đối với phát triển kinh tế quận

2. Đánh giá việc thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc tăng trưởng kinh tế của Quận

trưởng kinh tế của Quận

Quận Đống Đa là một quận quận hoá nhanh với mật độ dân cư đông tạo nên nhiều lợi thế về thị trường tiêu thụ. Để khai thác các tiềm năng vầ thế mạnh trên địa bàn, vai trò của chính quyền Quận được thể hiện hết sức rõ nét qua những thành tựu và khó khăn trong giai đoạn hoạt động vừa qua.

2.1. Vai trò định hướng phát triển kinh tế

Vai trò định hướng phát triển lâu dài nền kinh tế của Quận được các cơ quan, tổ chức chính quyền quản lý của Quận thể hiện rất rõ ràng qua những tác động tích cực tới tất cả các thành phần kinh tế thực thi.

Với cốt lõi là các quy định về chế độ sở hữu kinh tế và lợi ích kinh tế, việc thực hiện vai trò này nhằm duy trì các đặc trưng chung của chế đội Xã hội Chủ nghĩa đã được ghi nhận trong Hiến pháp của đất nước.

Các cơ quan quản lý Quận đã hoạt động hết sức nỗ lực và cố gắng nhằm duy trì sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sử hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Điển hình chứng minh là những thành tựu đã đạt được ở các loại hình kinh tế:

- Kinh tế tập thể: kinh tế tập thể (gồm khối HTX công nghiệp, khối HTX thương mại, khối HTX xây dựng, khối HTX vận tải, khối HTX nông nghiệp) mà nòng cốt là HTX dưới nhiều hình thức, trình độ khác nhau trong các ngành, các lĩnh vực dưới sự quản lý hoạt động tích cực nỗ lực của các cơ quan quản lý đã tạo được nhiều sản phẩm, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, giải quyết được một phần việc làm, đời sống của một bộ phận dân cư trong quận, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế chung của quận. Với chức năng quản lý hành chính Nhà nước, quận Đống Đa đã tăng cường công tác quản lý để các HTX phát triển đúng hướng, hoạt động sản xuất kinh doanh đúng quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước bằng cách tăng cường kiểm tra, giám sát các HTX hoạt động theo Luật, phê duyệt điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh, hướng dẫn các HTX đại hội hết nhiệm kỳ, tạo điều kiện để thành lập HTX mới, làm các thủ tục chuyển đổi hoặc giải thể HTX theo đúng quy định hiện hành và Luật HTX, giới thiệu và hướng dẫn các HTX có nhu cầu thuê đất vào các cụm công nghiệp…

- Kinh tế các doanh nghiệp của tư nhân: Dưới sự quản lý chỉ đạo định hướng chung của chính quyền Quận, các doanh nghiệp của tư nhân trên địa

bàn quận trong những năm qua đã được khuyến khích phát triển và ngày càng được tạo thuận lợi trong sản xuất kinh doanh. Đây là thành phần kinh tế rất năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó lại được sự ủng hộ hết mình của các cơ quan quản lý chính vì vậy đã đóng góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế của quận.

- Kinh tế hộ cá thể: loại hình kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chính quyền Quận thực hiện đúng chủ chương, chính sách của Đảng là được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh.

Sự can thiệp quản lý của các cơ quan chức năng Quận nhằm ổn định và phát triển kinh tế đã thực sự có ý nghĩa thực tiễn cả về mặt lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp phát triển chung của toàn Thành phố. Mặc dù bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập song tựu chung lại ta có thể thấy rõ vai trò định hướng phát triển kinh tế của các cấp, các ngành chức năng Quận Đống Đa trong tiến trình phát triển kinh tế.

2.2. Vai trò tạo môi trường cho tăng trưởng kinh tế

Tạo một môi trường thuận lợi, thông thoáng cho tăng trưởng kinh tế được coi như là một trong những vai trò quan trọng bậc nhất của các cơ quan quản lý kinh tế Quận. Và trên thực tế ta có thể thấy được các ban chức năng của Quận Đống Đa đã thực hiện vai trò đó như thế nào.

Với việc thiết lập một cách đồng bộ hệ thống pháp luật và thi hành nhất quán các chính sách mà Nhà nước đã ban, quận Đống Đa đã tạo được điều kiện cơ bản, thiết yếu nhất cho các nhà kinh doanh trong và ngoài nước yên tâm sản xuất kinh doanh.

Bằng cách quy định rõ nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tương ứng của các phân hệ trong tổ chức quản lý kinh tế, quận không những phân rõ trách nhiệm cho các phân hệ mà còn phối hợp chặt chẽ hệ thống quản lý nhằm mục tiêu đưa nền kinh tế toàn quận phát triển triển nhanh và bền vững.

- Kinh tế hợp tác xã: với đội ngũ quản lý gọn nhẹ, năng động, có trình độ chuyên môn, các nhà quản lý kinh tế quận đã tiến hành hoạt động hết sức có hiệu quả khi tiến hanh chuyển đổi được 40 HTX theo luật HTX. Tính đến cuối năm 2002 toàn quận có 74 HTX trong đó có 63 HTX phi nông nghiệp, 11 HTX nông nghiệp. Loại hình kinh tế tập thể này do công dân góp vốn, góp sức lao động để cùng hợp tác sản xuất kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi.

Chính vì thế được cơ quan chức năng hết lòng ủng hộ, tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Thường xuyên hướng dẫn HTX nông nghiệp Láng Hạ tổ chức quản lý hoạt động chợ đảm

bảo an toàn, văn minh, hiệu quả, lập dự án xây dựng khu trung tâm vui chơi, giải trí, thể thao và làm thru tục chuyển đổi HTX sang mô hình HTX thương mại dịch vụ theo luật HTX. Hướng dẫn các HTX duy trì thông tin kinh tế giữa UBND quận và các HTX theo chế độ báo cáo thống kê. Hàng năm quận tổ chức sơ kết đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX trên địa bàn, khen thưởng các HTX làm ăn có hiệu quả, xây dựng mô hình HTX điểm để rút kinh nghiệm, chỉ đạo nhân rộng đến các HTX trên địa bàn.

- Kinh tế tổ hợp tác: tiếp tục được quan tâm, khuyến khích phát triển mặc dù trong giai đoạn hiện nay đã không còn phát huy nhiều hiệu quả trong công cuộc đổi mới. Do đó, đây là loại hình kinh tế trong quận được sự quan tâm chỉ đạo và phối hợp quản lý thường xuyên nhất của các cấp chính quyền nhằm vực dậy và gia tăng tính hiệu quả kinh tế của nó.

- Kinh tế các doanh nghiệp của tư nhân: Sự quản lý nhanh chóng, chặt chẽ của các cấp chức năng khi triển khai thực hiện Nghị định 02/CP về đăng ký kinh doanh và bãi bỏ các loại giấy phép con đã tạo điều kiện hết sức thông thoáng cho các đơn vị sản xuất kinh doanh chủ động hoạt động, đề ra các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trước phát luật; góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế toàn quận. Vai trò quản lý của quận ở đây là rất lớn, với những nỗ lực của mình các nhà chức trách đã thực sự tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các đơn vị hoạt động nhanh chóng và hiệu quả.

Song bên cạnh đó, những hạn chế là không tránh khỏi. Việc phân cấp quản lý không rõ ràng, thiếu chặt chẽ đã tạo sơ hở cho các doanh nghiệp lợi dụng không chấp hành luật và quy định của Nhà nước. Chính vị sự không rõ ràng trong phân cấp đó làm cho có những trách nhiệm không biết thuộc về ai, có khi những doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhiều mà thực tế hoạt động ít, doanh nghiệp làm gì, ra đời khi nào, hoạt động ở đâu đôi khi các cấp quản lý cũng không rõ. Sự phối hợp hoạt động của các bộ phận, ban ngành quản lý thiếu chặt chẽ, không những không tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính phát triển mà ngược lại dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật như trốn lậu thuế, làm hàng giả, gian lận thương mại… của một số hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân. Vai trò quản lý Nhà nước đối với loại hình kinh tế này thực sự còn nhiều lúng túng, do chưa tiếp cận được với các doanh nghiệp, chưa cập nhật thông tin một cách kịp thời, thường xuyên và việc phân cấp quản lý chưa rõ ràng đã dẫn đến vai trò quản lý Nhà nước quận trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế.

- Kinh tế hộ cá thể: Vai trò quản lý Nhà nước quận Đống Đa trong thời gian qua đã tạo điều kiện phát triển rõ ràng cho kinh tế hộ cá thể phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh đúng với quy định của pháp luật.

Với phương châm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng và mạnh mẽ, vai trò tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế thực sự đã được quận thể hiện rất hiệu quả và đáng khích lệ. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với quận đều được bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được quận bảo hộ. Không những thế, các cơ quan chức năng quản lý quận còn tạo điều kiện môi trường tốt cho tăng trưởng kinh tế bằng cách khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào địa phương theo đúng thông lệ của Việt Nam. Với sự thống nhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại và các quận khác trong thành phố cũng như các địa phương khác trong cả nước, nền kinh tế của quận Đống Đa chắc chắn sẽ ngày càng phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế phát huy hết tiềm năng, sức mạnh của mình.

2.3. Vai trò hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế

Vai trò hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thực sự là cần thiết và quan trọng hết sức đối với việc thực thi kế hoạch phát triển kinh tế toàn quận. Nền kinh tế của quận được sự hỗ trợ bởi những công cụ, kế hoạch, chính sách hợp lý của các cấp, chính quyền địa phương sẽ phát triển đầy đủ, bền vững và nhanh chóng hơn. Các cấp chức năng đã thống nhất quản lý nền kinh tế quận bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách; phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý nhà nước giữa các bộ phận dựa trên sự hỗ trợ là cơ bản cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển đồng đều.

Trong những năm qua, sự đóng góp của các thành phần kinh tế trên địa bàn quận đã góp phần mạnh mẽ trong việc giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo, tăng hộ giầu, tăng nguồn thu cho ngân sách… đó chính là nhờ những nỗ lực cố gắng hỗ trợ của các bộ phận chức năng trong hệ thống quản lý Nhà nước của quận.

Tiến hành điều tra nắm băt các donah nghiệp của tư nhân thực sự hoạt động, lên sổ bộ theo dõi ( đối với doanh nghiệp của kinh tế tư nhân) là những công việc quản lý thường xuyên và cần thiết. Đồng thời thành lập các tổ chức công đoàn, hướng dẫn và giới thiệu các HTX, các doanh nghiệp làm thủ tục vào các khu công nghiệp vừa và nhỏ của Thành phố, hướng dẫn các HTX, các doanh nghiệp của tư nhân có đủ điều kiện thực hiện NĐ 51/CP của Chính Phủ về ưu đãi đầu tư phát triển…là các hoạt động thể hiện vai trò hỗ trợ của các cấp quản lý của quận trong thời gian qua.

Các cấp quản lý tạo điều kiện, sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt động được ưu đãi như nhau, cùng nhau phát triển và đóng góp vào sự phát triển chung của toàn quận.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong vai trò hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, các cấp, các ngành trong quận vẫn còn rất nhiều hạn chế trong triển khai thực hiện.

- Việc ban hành các đạo luật, các văn bản dưới luật và hướng dẫn thi hành chưa đồng bộ, chưa chi tiết, chưa cụ thể rõ ràng.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế còn thiếu, yếu về năng lực nghiệp vụ chuyên môn ( hiện nay cấp phường, xã không có chức danh quản lý kinh tế mà chỉ là kiêm nhiệm).

- Các thành phần kinh tế đang hoạt động trên nhiều đạo luật khác nhau chưa có sự thống nhất chung ( luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài…)

Do các HTX, các doanh nghiệp của tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật HTX, Luật Doanh nghiệp nên vẫn chưa định hướng, khuyến khích các HTX, các doanh nghiệp đầu tư phát triển. Còn tồn tại khá nhiều các vụ khiếu kiện kéo dài mà chưa giải quyết được do công tác quản lý kinh tế chưa thực sự thoả mãn được mong mỏi của quần chúng nhân dân nói chung cũng như các thành phần kinh tế nói riêng. Các HTX Nông nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thực sự chịu sự điều tiết của Luật HTX.

2.4. Vai trò cung cấp các dịch vụ công

Việc cung cấp các hàng hoá dịch vụ công phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế của quận được thực hiện rất tốt và tạo được nhiều niềm tin của nhân dân.

Xác định được tầm quan trọng thiết yếu cũng như vai trò như nhà cung cấp hàng hoá công duy nhất trên thị trường nên các cơ quan quản lý quận đã lập kế hoạch rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm trong chiến lược phân bổ và cung cấp các dịch vụ làm tiền đề cho sự phát triển.-

Tuy nhiên, hạn chế ở đây là việc xây dựng các chính sách hỗ trợ tạo điều kiện giải quyết một số khó khăn như : vốn vay ngân hàng, đào tạo nguồn nhân lực, mặt bằng sản xuất… và thành lập, phát triển đồng bộ các loại thị trường còn chậm.

Một mặt tăng cường vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện thiết yếu nhất cho các thành phần kinh tế trong địa bàn có cơ sở phát triển sản xuất, mặt khác thúc đẩy điều kiện vật chất tối thiểu nhằm thu hút các nhà đầu tư vào công cuộc xây dựng kinh tế quận. Đây là chiến lược dài hạn và quan trọng mà các nhà quản lý quận đã xác định đầy đủ và đúng đắn, thể hiện rõ vai trò của mình trong tiến trình phát triển chung cho toàn quận.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Quận Đống Đa giai đoạn 2006-2010 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w