Làm mảnh biên

Một phần của tài liệu hỗ trợ chuẩn đoán tự động tổn thương xuất huyết / tụ máu dựa vào chụp CT não (Trang 29 - 31)

Làm mảnh biên là một bước quan trọng và cần thiết trong nhiều bài toán. Chẳng hạn, trong vấn đề mà ta đang xem xét, có một yêu cầu đặt ra là tìm ra đường biên (và chỉ cần đường biên mà thôi) của sọ để làm mốc và tạo thuận lợi cho việc định vị những vùng khác trong não. Nói chung, các thuật toán làm mảnh sẽ liên tục xóa những điểm ở biên trong vùng đang quan tâm theo 3 ràng buộc sau đây:

i. Không xóa những điểm cuối.

ii. Không làm mất tính liên tục của vùng. iii. Không làm vùng đang xét bị rỗng quá mức.

Sau đây là một thuật toán quen thuộc dùng để làm mảnh. Không mất tính tổng quát, có thể giả sử rằng các điểm thuộc đối tượng đang xét có giá trị bằng 1 và các điểm nền có độ xám bằng 0. Ta gọi một điểm là điểm biên

(contour point) nếu điểm đó có giá trị 1 và một trong 8 điểm lân cận của nó có giá trị bằng 0 (hình 2-4). Quá trình thực hiện gồm 2 bước, bước 1 như sau:

(a) 2≤N(p1)≤6

(b) S(p1) = 1 (c) p2 * p4 * p6 = 0 (d) p4 * p6 * p8 = 0

trong đó N(p1) là tổng sốđiểm lân cận khác 0 của p1: N(p1) = p2 + p3 + … + p8 + p9

Hình 2-5 :Lân cận 8 của điểm p1

Và S(p1) là số lần chuyển từ 0 sang 1 trong chuỗi (theo đúng thứ tự) p2, p3, …, p7, p8, p2.

Ở bước 2, ta giữ nguyên 2 điều kiện (a) và (b), nhưng thay (c) và (d) bằng (c’) và (d’) sau:

(c’) p2 * p4 * p8 = 0 (d’) p2 * p6 * p8 = 0

Bước 1 được áp dụng cho tất cả mọi điểm biên trong vùng đang xét. Nếu có ít nhất 1 trong 4 điều kiện (a) – (d) bị vi phạm, ta giữ nguyên giá trị điểm ảnh đó. Ngược lại, ta đánh dấu điểm ảnh đó và sau này nó sẽ bị xóa. Lưu ý rằng ta chỉ xóa điểm ảnh khi tất cả các điểm biên đã được duyệt qua, nhờ vậy dữ liệu không bị thay đổi trong quá trình xử lý. Sau khi thực hiện xong bước 1, ta xóa tất cả các điểm đã đánh dấu và thực hiện tiếp bước 2 giống nhưđã thực hiện cho bước 1. Như vậy, quá trình thực hiện là một vòng lặp liên tục gồm các giai đoạn sau:

i. Áp dụng bước 1 để đánh dấu điểm cần xóa. ii. Xóa các điểm đã đánh dấu.

iii. Áp dụng bước 2 để đánh dấu điểm. iv. Xóa các điểm đã được đánh dấu.

Thuật toán dừng khi không còn điểm nào được xóa nữa.

Điều kiện (a) bị vi phạm khi điểm biên p1 có 1 hoặc 7 điểm lân cận có giá trị 1. Trường hợp 1 điểm lân cận đồng nghĩa với việc p là điểm cuối, và

do đó không thể xóa được. Tương tự, trong trường hợp p1 có 7 điểm lân cận, nếu ta xóa nó sẽ gây ra lỗ hổng trong vùng đang xét. Điều kiện (b) không thỏa khi điểm đang xét nằm trên vùng biên có độ dày bằng 1, và do đó nếu xóa nó sẽ làm mất tính liên tục của đối tượng.

Một phần của tài liệu hỗ trợ chuẩn đoán tự động tổn thương xuất huyết / tụ máu dựa vào chụp CT não (Trang 29 - 31)