Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank 1 Kết quả đạt được.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank (Trang 51 - 53)

2.3.1.1. Kết quả đạt được.

Thứ nhất, kiên trì mục tiêu phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng

đầu Việt Nam, cho vay tiêu dùng đã đem lại khoản lợi nhuận không nhỏ cho VPBank. Dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm 2003 đến 2004 liên tục tăng nếu như năm 2004 tăng 18,9% thì năm 2005 tăng vượt lên 79,7% đánh dấu những bước tiến lớn trong cho vay tiêu dùng của VPBank. Nếu như lợi nhuận thu từ cho vay tiêu dùng năm 2004 là 13.263 triệu đồng thì năm 2005 đã lên tới 20.848 triệu đồng và chiếm 32% trong tổng lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng.

Thứ hai, cho vay tiêu dùng nâng cao hình ảnh của VPBank và tăng khả

Một trong những đặc điểm của cho vay tiêu dùng là số lượng khách hàng lớn cho nên với tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng trong năm vừa qua (2005) là 79,7% đã đưa số lượng khách hàng đến vay ngân hàng lên tới 45.000 người . Đến với VPBank, khách hàng cảm thấy hài lòng trong việc vay vốn và họ sẽ lựa chọn các dịch vụ khác của ngân hàng như: gửi tiết kiệm, thanh toán, giao dịch mua bán ngoại tệ chuyển tiền từ nước ngoài về và chuyển tiền ra nước ngoài gián tiếp làm tăng khả năng huy động vốn và các dịch vụ khác sau cùng họ cũng chính là những người quảng cáo tốt nhất cho ngân hàng.

Thứ ba, chất lượng tín dụng của các khoản cho vay tiêu dùng vẫn kém,

Tuy các khoản nợ vay luôn được thống kê định kỳ số tiền còn phải trả theo kỳ hạn trả và các CBTD cũng đã tiến hành đốc thúc, nhắc nhở khách hàng một cách thường xuyên để các khoản nợ được thanh toán kịp thời. Song tỉ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng vẫn ở mức cao là 1.75% trong khi ở ngân hàng ABC Hà Nội do thẩm định thận trọng nên tỉ lệ nợ quá hạn chỉ ở mức dưới 0.5% và dư nợ quá hạn chỉ phát sinh đối với hình thức cho vay tín chấp CBCNV có cả nguyên nhaan chủ quan và khách quan song phải khẳng định khả năng thẩm định của CBTD còn hạn chế.

Thứ tư, các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng tỏ ra

rất hiệu quả. Trước hết, phải kể đến quy trình tín dụng chặt chẽ, rõ ràng mà không quá rườm rà, phức tạp của ngân hàng, thời gian thẩm định tương đối nhanh chóng (trong vòng từ 3-5 ngày) đã góp phần thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, công tác đánh giá khách hàng thể nhân được tiến hành một cách khoa học với sự kết hợp hai hệ thống đánh giá: Hệ thống đánh giá mang tính phán đoán và hệ thống tính mang tính thống kê. Hệ thống đánh giá mang tính phán đoán là phương pháp đánh giá khách hàng dựa vào kinh nghiệm, trình độ, và sự hiểu biết của CBTD thông qua tiếp xúc, trò chuyện cùng khách hàng để tìm hiểu về nhân thân lai lịch, khả năng tài chính và thiện chí trả nợ của khách hàng. Còn hệ thống đánh giá mang tính thống kê là tiến hành cho điểm khách hàng theo một số chỉ tiêu như:

Về yếu tố nhân thân lai lịch như:

+ Tuổi, nghề nghiệp, thời gian công tác, thời gian làm công việc hiện tại, tình trạng cư trú, số người ăn theo, thu nhập hàng năm của cá nhân, thu nhập hàng năm của gia đình.

Về yếu tố tài chính:

+ Tỷ trọng vốn vay trên tổng phương án xin vay; tình hình trả nợ với VPBank và ngân hàng khác; tình hình trả lãi; Tổng nợ (kể cả khoản vay đang xét) trên giá trị bất động sản hoặc bất động sản có thể chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp của người vay; các dịch vụ sử dụng của VPBank.

Về tài sản đảm bảo:

+ Mức biến động về giá trị tài sản đảm bảo có thể xảy ra trong thời gian vay; giá trị tài sản đảm bảo so với khoản vay.

Với mỗi yếu tố trên, VPBank đánh giá và xác định được điểm số mà khách hàng đã đạt được. Phương pháp này rất hiệu quả giúp giảm được thời gian xét duyệt cho vay và đưa ra các chính sách khách hàng phù hợp về lãi suất, về các kỳ hạn trả gốc, lãi.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w