Tình hình thực hiện Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ và

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tăng DTTT sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 35 - 57)

DTTT của Công ty.

a. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện. + Những mặt thuận lợi:

- Luôn đợc sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của TCTXMVN, đặc biệt là trong lĩnh vực mua bán vật t và vận chuyển Clinker Bắc - Nam, cụ thể:

Trong lĩnh vực kinh doanh vật t: TCTXMVN có các văn bản 1924/XMVN - KH ngày 5 tháng 11 năm 1999 và 2177/XMVN - VP ngày 10 tháng 12 năm 1999 nêu rõ việc mua bán than cám, Xỉ pyrit cung ứng cho các công ty xi măng đều tập trung qua Công ty Vật t- Vận tải - Xi măng.

Trong lĩnh vực vận chuyển Clinker Băc - Nam: Tại các văn bản 442/XMVN - KH ngày 6/4/2000 và 613/XMVN/VP/ĐĐ ngày 9/5/2000, tổng giám đốc TCTXMVN đã quyết định giao nhiệm vụ cho Công ty Vật t - Vận tải- Xi măng tiếp tục nhận và vận chuyển toàn bộ số lợng clinker từ các công ty xi măng phía bắc và giao cho công ty xi măng Hà Tiên I.

Đồng thời trong lĩnh vực kinh doanh xi măng quý I/2001, công ty đã đợc lãnh đạo TCTXMVN giúp đỡ tạo mọi điều kiện về vốn, thông tin thị trờng cũng nh đợc giao quyền tự chủ hơn trong việc thu mua vật t cho các nhà máy theo đúng tiêu chuẩn, số lợng kế hoạch đề ra. Mặt khác khách hàng của công ty chủ yếu là các NMXM trực thuộc TCTXMVN cho nên việc mua, bán, thanh toán hoặc mâu thuẩn phát sinh luôn đợc TCT kịp thời t vấn, chỉ đạo giải quyết.

- Mối quan hệ của công ty với các bạn hàng tiếp tục đợc cũng cố và phát triển, đặc biệt là các bạn hàng truyền thống trong mua bán than và thuê vận tải. Chính vì vậy, nguồn hàng vật t đầu vào và lực lợng phơng tiện vận tải xã hội tiếp tục ổn định, đây là yếu tố hết sức thuận lợi, đảm bảo cho Công ty luôn có đủ vật t để cung ứng cho các khách hàng đúng tiến độ, đồng thời ổn định việc chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh có lãi.

- Công ty có đội vận tải thuỷ bộ tham gia kinh doanh và kiêm luôn dịch vụ vận chuyển vật t, xi măng đến chân công trình hoặc tới địa chỉ của khách hàng. đây là một lợi thế góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao uy tín của Công ty.

- Mối quan hệ giữa Công ty và các Công ty xi măng đã đợc cải thiện theo chiều hớng thuận lợi cho SXKD của Công ty.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản, trong quá trình tổ chức thực hiện Công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn làm ảnh hởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh và tình hình thực hiện kế hoạch của Công ty.

+ Những mặt khó khăn:

- Mặc dù TCTXMVN đã có những văn bản chỉ đạo cụ thể về kinh doanh vật t đầu và và vận chuyển clinker Bắc - Nam, song trong thực tế khi triển khai thực hiện hai nhiệm vụ này còn gặp nhiều khó khăn:

Về thị trờng than: Một số Công ty xi măng chỉ ký hợp đồng mua bán than với công ty ở mức 50% - 70% so với yêu cầu thực tế và liên tục đề nghị giảm giá bán, phần còn lại các Công ty xi măng trực tiếp mua của các khách hàng khác. Trong khi đó, TCTthan vẫn tiếp tục theo đuổi mục tieu bán than trực tiếp tại cuối nguồn cho các Công ty xi măng với giá bán rất cạnh tranh.

Về thị trờng vận chuyển clinker : Các Công ty xi măng luôn đặt ra các tình huống để tự đảm bảo vận chuyển một phần khối lợng clinker, đồng thời liên tục đề nghị giảm cớc vận chuyển.

- Từ 1/4/2001, Công ty thực hiện bàn giao toàn bộ khối lợng kinh doanh xi măng sang công ty vật t - kỹ thuật - xi măng theo quyết định của TCTXMVN. Điều này đã ảnh hởng không nhỏ đến t tởng của cán bộ công nhân viên và kế hoạch điều hành SXKD của Công ty.

- Giá bán than và xi măng có biến động, gây khó khăn cho công ty trong quá trình thực hiện.

- Tình hình thanh toán tiền hàng, cớc vận chuyển của Công ty xi măng Bút sơn và các đơn vị kinh doanh rất chậm đã gây khó khăn lớn về vốn trong kinh doanh của Công ty nhất là trong 6 tháng đầu năm 2001.

- Sự phối hợp, điều hành công việc giữa các phòng ban, chi nhánh cha ăn khớp, nhịp nhàng, linh hoạt. Việc giải quyết chế độ lơng thởng cha hợp lý... gây thêm khó khăn cho công ty trong việc đạt kế hoạch tiêu thụ của cả năm.

b. Kết quả thực hiện tiêu thụ sản phẩm và DTTT sản phẩm năm 2001 của Công ty Vật t - Vận tải- xi măng

Trong năm 2001, Công ty Vật t- Vận tải- xi măng, đã có nhiều nỗ lực, tranh thủ thuận lợi, vợt khó khăn nhằm thực hiện tốt kế hoach SXKD nói chung và Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ nói riêng mà Công ty đã đặt ra. Và kết quả tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ đạt đợc trong năm 2001 đợc đánh giá là khá. Kết quả đạt đợc nh sau: ( Bảng 02 ).

Nh vậy, tổng DTTT các hàng hoá, dịch vụ của Công ty đạt đợc trong năm 2001 là 330.855 triệu đồng, trong đó cụ thể các mặt hàng đạt đợc nh sau:

+ Mặt hàng than cám: Đây là mặt hàng có doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất (55,4% ), doanh thu đạt đợc là 182.121 triệu đồng, trong đó:

-Than cám 3: đạt sản lợng tiêu thụ là 436.000 tấn với doanh thu tơng ứng là 161.320 triệu đồng.

- Than cám 4a đạt sản lợng tiêu thụ là 61.000 tấn với doanh thu đạt đợc là 20.801 triệu đồng.

+ Các loại phụ gia: Với doanh thu đạt đợc là 5.418,78 triệu đồng, tuy chiếm tỷ trọng không đáng kể (1,64%) trong tổng doanh thu song đây là các mặt hàng đã góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty và đây là kết quả của mục tiêu đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh của Công ty. Trong năm 2001, thực hiện kinh doanh các loại phụ gia nh Xỉ pyrit, đá bô xít, quặng sắt, cát tiêu chuẩn ISO, đá đen. Trong các loại phụ gia này, chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của nhóm này là mặt hàng Xỉ pyrit đạt khối lợng tiêu thụ là 16.000 tấn với DTTT là 2.392,5 triệu đồng; sau đó là mặt hàng đá bô xít với khối lợng tiêu thụ là 10.230 tấn, đạt doanh thu là 1.902,78 triệu đồng.

+ Mặt hàng xi măng: Đây là mặt hàng chỉ tiêu thụ trong quý 1 năm 2001, song sản lợng cũng đạt đợc 88.420 tấn tơng ứng với doanh thu đạt đợc là 60.449,85 triệu đồng, chiếm 18,25% tổng doanh thu. Trong các loại xi măng tiêu thụ trong quý 1 năm 2001 thì xi măng Hoàng Thạch đạt đợc khối lợng lớn nhất với sản lợng là 56.430 tấn và doanh thu là 36.767,41 triệu đồng.

Việc kinh doanh mặt hàng này trong quý 1 năm 2001 vẫn gặp rất nhiều khó khăn về thị trờng, chi phí, giá cả... Để đạt đợc kết quả trên thì Công ty đã phải sử dụng rất nhiều biện pháp đặc niệt là các đòn bẩy tài chính nh giảm giá, hỗ trợ vận chuyển....

+ Lĩnh vực vận chuyển: Trong năm 2001, đạt đợc DTTT là 80.731 triệu đồng chiếm 24,4% tổng doanh thu. Trong đó hoạt động mạnh nhất và hiệu quả nhất vẫn là vận chuyển clinker, tổng khối lợng clinker vận chuyển trong năm 2001 đạt 394.000 tấn với doanh thu là 78.012 triệu đồng. Các lĩnh vực vận chuyển khác chiếm tỷ trọng không đáng kể và không ổn định giữa các quý, tháng trong năm.

+ Kinh doanh các mặt hàng khác: bao gồm hoạt động cho thuê kho, đại lý xi măng ChinFon, xi măng Lam Thạch và của chi nhánh Phả Lại đem lại doanh thu là 2.134,37 triệu đồng, chỉ chiếm 0,73% tổng DTTT cả năm.

Với kết quả tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ nh vậy, chúng ta vẫn cha thể có kết luận gì, để đánh giá công tác tiêu thụ của Công ty là tốt hay cha, cần có sự so sánh, đánh giá, từ đó mới thấy đợc điểm mạnh, yếu trong công tác tiêu thụ, tìm hiểu đợc nguyên nhân và đa ra đợc các biện pháp có ích nhất. Sau đây là sự so sánh kết quả tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ năm 2001 với năm 2000 và kế hoạch đặt ra:

Nh vậy, xét về tổng doanh thu ta thấy doanh thu năm 2001 giảm đi so với năm 2000, với mức giảm là 133.257 triệu đồng và tỷ lệ giảm là 28,7%. Đi xem xét cụ thể từng mặt ta thấy:

- Xét về khối lợng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ năm 2001 so với năm 2000: Nhìn chung các mặt hàng tiêu thụ đều tăng lên, cón mặt hàng tăng tới 466% nh mặt hàng cát tiêu chuẩn ISO, các mặt hàng kinh doanh chính nh than cám, vận chuyển clinker cũng đều tăng lên: mặt hàng than cám tăng 103.000 tấn, tỷ lệ tăng là 26,2% còn vận chuyển clinker tăng 112.387 triệu tấn, tỷ lệ tăng là 40%.

Đối với mặt hàng xi măng lại giảm đáng kể, trong năm 2001 chỉ tiêu thụ đợc là 88.420 tấn giảm 257.884 tấn so với năm 2000 và tỷ lệ giảm là 74,5%. Nh vậy mức giảm và tỷ lệ giảm của mặt hàng này khá lớn song đây không phải là nguyên nhân do chủ quan của Công ty, mà do sự sắp xếp, điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh của TCTXMVN mà nhiệm vụ kinh doanh mặt hàng này đã đợc chuyển giao cho đơn vị khác từ ngày 1/4/2001. Mặc dù, trong năm 2001, kinh doanh mặt hàng này vẫn còn rất khó khăn song để đạt đợc mức tiêu thụ là 88.420 tấn thì bản thân Công ty cũng đã phải nỗ lực rất nhiều, áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt, đặc biệt là các biện pháp nh giảm giá và hỗ trợ vận chuyển.

Riêng mặt hàng Xỉ pyrit mặc dù kinh doanh cha có hiệu quả song cũng là một loại phụ gia chủ yếu trong nhóm các phụ gia kinh doanh tại Công ty, nó đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm cho chi nhánh Phú Thọ. Trong năm 2001 việc kinh doanh mặt hàng này chỉ đạt 16.500 tấn thấp hơn năm 2000 là 1.947 tấn, tỷ lệ giảm là 10,6%, nguyên nhân chủ yếu là trong năm 2001 Công ty không thực hiện cung cấp Xỉ pyrit cho NMXM Hoàng Thạch, Hải Phòng, Bút Sơn nữa. Tuy nhiên Công ty đã cố gắng ký kết đợc Hợp đông cung cấp mặt hàng này cho một số đơn cị khác trong đó có NMXM liên doanh Nghi Sơn. Đây là một khách hàng rất có triển vọng, là một điều kiện tốt nếu Công ty có biện pháp để giữ vững đợc, chỉ tính từ tháng 5/2001 đến cuối năm Công ty đã cung cấp đợc cho NMXM Nghi Sơn là 10.122,3 tấn Xỉ pyrit chiếm 61,4% trong tổng số Xỉ tiêu thụ đợc trong năm. Nh vậy xét về mặt khối lợng của các loại hàng hoá, dich vụ trong năm 2001, có thể thấy Công ty đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thúc đẩy khối lợng tiêu thụ so với năm 2000. Đây là những điểm đáng ghi nhận song

để đánh giá thoả đáng về mặt này chúng ta còn phải xem xét tơng quan với kế hoạch đặt ra ( phần sau ).

- Xét về mặt DTTT năm 2001 so với năm 2000:

Cùng với sự tăng lên về mặt khối lợng của một số mặt hàng thì doanh thu của các mặt hàng này đều tăng, mặc dù tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng khối lợng tiêu thụ là không giống nhau vì doanh thu còn chịu ảnh hởng một số nhân tố khác.

Mặt hàng có doanh thu tăng nhiều nhất vẫn là than cám với mức tăng là 34.849 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 23,6%. Các mặt hàng nh quặng sắt, các tiêu chuẩn, đá bô xit, vận chuyển clinker... cũng làm doanh thu tăng đáng kể. Cá biệt có mặt hàng Xỉ pyrit, mặc dù khối lợng tiêu thụ giảm đi xong doanh thu lại tăng lên với mức tăng là 537,5 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 29%, nguyên nhân chủ yếu là do giá cả, cớc phí lu thông của mặt hàng này cho việc tiêu thụ tại Nghi sơn ( Thanh Hoá) cao hơn so với cớc phí lu thông khi cung cấp cho NMXM Hải phòng, NMXM Hoàng Thạch.

Do mặt hàng xi măng có khối lợng giảm mạnh, đồng thời đây cũng là mặt hàng có dơn gí bình quân cao 714.000 đồng/tấn xi măng (Mức giá bình quân năm 2000) nên cũng làm doanh thu giảm mạnh, mức giảm là 186.739,15 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 75,5%, đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu làm tổng DTTT năm 2001 thấp hơn so với năm 2000 mặc dù DTTT của một số mặt hàng khác có tăng lên.

Đánh giá một cách tổng quát cả về mặt khối lợng tiêu thụ cả về DTTT của Công ty năm 2001 so với năm 2000 có thể đợc đánh giá là có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy tiêu thụ và tăng DTTT, đây là những điểm đáng ghi nhận song vấn đề quan trọng để đánh giá đúng thực chất công tác tiêu thụ của bất kỳ doanh nghiệp nào đó là có hoàn thành kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ đã đặt ra hay không.

* Phân tích đánh giá tình hình kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và DTTT sản phẩm của Công ty năm 2001

+ Kết quả so sánh tình hình thực hiện tiêu thụ và DTTT của Công ty giữa kế hoạch với thực tế năm 2001 ( bảng 4)

Thông qua số liệu của bảng trên ta thấy, với kế hoạch về tổng doanh thu bán hàng đặt ra là 305.139,1 triệu đồng thì thực tế năm 2001 đạt đợc 330.855 triệu đồng, nh vậy đã vợt kế hoạch 25.751,9 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 8,43%. Tuy nhiên, nếu xét trên từng mặt hàng thì không phải mặt hàng kinh doanh nào cũng có doanh thu tăng lên mà có những mặt hàng hoàn thành hoặc vợt kế hoạch đề ra nhng cũng có những mặt hàng không hoàn thành kế hoạch về khối lợng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ. Cụ thể xem xét từng mặt hàng theo từng yếu tố ta thấy:

- Sự biến động về khối lợng tiêu thụ giữa kế hoạch với thực tế năm 2001 của các mặt hàng:

+ Mặt hàng than cám:

Nh đã biết đây là mặt hàng kinh doanh chủ đạo, có hiệu quả kinh tế cao và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Công ty.

Trong năm 2001, với kế hoạch đặt ra là sẽ tiêu thụ 450.000 tấn than cám các loại thì thực tế đã tiêu thụ đợc 497.000 tấn nh vậy đã tăng 47.000 tấn với tỷ lệ tăng là 10,4%. Trong đó than cám 3 tiêu thụ đợc 436.000 tấn tăng 42.000 tấn so với kế hoạch đặt ra và tỷ lệ tăng là 10,5%; Than cám 4a cũng đạt đợc 61.000 tấn tăng 5.000 tấn so với kế hoạch và tỷ lệ tăng là 8,9%. Nh vậy cả hai loại than cám mà Công ty kinh doanh thì loại nào cũng vợt kế hoạch đặt ra.

Xét về khía cạnh thực hiện các HĐKT ký kết tiêu thụ than cám, nhìn chung có thế thấy đều thực hiện đủ khối lợng và ngoài ra còn thực hiện cung cấp thêm, cụ thể các khách hàng nh sau:

Bảng 05: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ than cám cho các

khách hàng năm 2001

Khách hàng ĐVT Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành

kế hoạch

- NMXM Hoàng Thạch Tấn 140.000 140.780 100,6

- NMXM Hải Phòng Tấn 80.000 74.282 92,8

- NMXM Bút Sơn Tấn 140.000 153.938 110,0

Nh vậy, so với kế hoạch dự kiến thì việc cung cấp than cho các NMXM đã hoàn thành và hoàn thành vợt mức, đơn cử nh cung cấp than cám 3 cho Bút Sơn hoàn thành 142,3% so với kế hoạch. Và đối với NMXM Bỉm Sơn, ngoài việc hoàn thành vợt mức kế hoạch cung cấp than cám cho nhà máy này (110%) trong đó Công ty đã thực hiện ngoài kế hoạch loại than cám 4a với số lợng là 324,02 tấn.

Riêng cung cấp than cám 3 cho NMXM Hải phòng lại chỉ thực hiện đợc

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tăng DTTT sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 35 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w