Về phong cách sáng tác:

Một phần của tài liệu 238181 (Trang 38 - 39)

4. Phương pháp nghiên cứu:

2.2.2.1 Về phong cách sáng tác:

Văn học 8X Trung Quốc mang phong cách hồn tồn khác so với tác phẩm thuộc dịng văn học truyền thống Trung Quốc. Với lối văn phục vụ chủ yếu cho giới trẻ chính vì thế mà văn phong của các tác giả 8X cũng năng động hơn, ít bị gị bĩ trong câu chữ. Nhà văn 8X thỏa sức sáng tạo lời văn theo ý muốn của mình miễn sao thu hút được sự chú ý và cuốn hút độc giả vào câu chuyện.

Phong cách tự do trong lối hành văn kết hợp với những phương thức kết cấu truyện mới gĩp phần làm cho dịng văn 8X trở nên mới mẻ và đứng riêng biệt trong văn đàn Trung Quốc hiện nay. Cĩ thể nĩi một trong những sự thay sáng tạo đáng chú ý trong phong cách sáng tác của các nhà văn 8X là cách kết cấu truyện mới mẻ trong tác phẩm của mình. Với sự sáng tạo đĩ các tác giả 8X cĩ thể thỏa sức biểu lộ bút lực của mình trên từng trang viết một cách khơng gị bĩ.

Cách thức kết cấu cuốn truyện theo lối tự truyện khơng phải mới trong văn học nhưng với các tác giả 8X thì đĩ khơng chỉ là kiểu kết cấu truyện đơn thuần mà cịn là một hình thức để thỏa sức biểu hiện bản thân qua tác phẩm. Cái tơi cá nhân được chuyển tải vào trong truyện qua kiểu loại tryện này. Đĩ là sự thể hiện cái tơi mãnh liệt nhưng đồng thời cũng khơng đơn thuần như kiểu tự truyện truyền thống hồn tồn thuật lại chuyện mình. Trong tiểu thuyết của mình các nhà văn 8X cịn đại diện những người cùng thế hệ để nĩi lên suy nghĩ của thế hệ mình vì thế nhân vật tơi trong truyện khơng hẳn là hiện thân của tác giả mà cịn ket hợp sự sáng tạo của tác giả nữ. Cách kết cấu truyện theo kiểu tiểu thuyết kết hợp tự truyện là hình thức kết cấu truyện rất phổ biến của các tác giả trẻ này. Tiêu biểu là tác giả Xuân Thụ với Búp bê Bắc Kinh. Với kiểu xây dựng truyện đĩ nhân vật trong truyện thốt khỏi sự trĩi buộc của một nhân vật văn chương mà đến với thực tế cuộc sống như chính nhân vật đĩ sống ở ngồi đời vậy. Tác giả hĩa thân vào nhân vật của mình để miêu tả tâm lý nhân vật và cách nhìn nhận của nhân vật đối với xã hội xung quanh. Với kiểu kết cấu tự truyện đĩ người đọc dễ dàng tiếp nhận được nội dung tác phẩm. Sự phá cách trong kết cấu truyện này cịn thể hiện ở nhiều hình thức khác như lối kể chuyện tự do, thích kể điều gì thì nĩi điều ấy, đơi chỗ bộc lộ một cách thẳng thắng suy nghĩ của người viết. Điều đĩ khiến tác phẩm của các nhà văn 8X khơng chứa nhiều ẩn ý như sáng tác của văn học truyền thống.

Ngồi kết cấu theo kiểu tự truyện, thì các tác giả 8X cũng vận dụng nhiều thể loại và hình thức kể chuyện khác vào tác phẩm của mình. Một trong những thể loại tiểu thuyết của dịng văn 8X Trung Quốc cĩ nhiều sự sáng tạo mới mẻ trong phong cách viết truyện là thể loại truyện võ hiệp.

Thể loại truyện võ hiệp trong sáng tác của nhà văn 8X cĩ đặc điểm hồn tồn khác biệt so với thể loại truyện này trong sáng tác của các nhà văn thế hệ trước. Truyện võ hiệp của Quách Kính Minh khơng cĩ tình tiết hay nhân vật kiểu như truyện của Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh...Sự sáng tạo trong phong cách sáng tác ở thể loại truyện võ hiệp này là do ảnh hưởng của thời đại, giới trẻ Trung Quốc ngày nay thích những yếu tố hiện đại trong tác phẩm hơn là những yếu tố cổ điển. Tuy nhiên họ vẫn quan tâm và yêu thích sự giả tưởng và tính chất "giang hồ" của các nhân vật trong truyện võ hiệp nên thể loại truyện này vẫn thu hút khá nhiều độc giả. Các nhà văn 8X nắm bắt được điều đĩ nên đã tha hồ sáng tạo trong truyện của mình. Chủ yếu là khơng gian truyện và nhân vật trong truyện.

Thể loại truyện võ hiệp này ngồi sự kết hợp của yếu tố hiện đại và tăng cường tính giả tưởng trong truyện thì cịn chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học "linglei" nên thường được gọi là thể loại tiểu thuyết võ hiệp "linglei". Nếu đem so sánh phong cách sáng tác truyện võ hiệp của thế hệ nhà văn 8X với truyện võ hiệp của các thế hệ nhà văn trước đĩ thì cĩ thể nhận thấy nhiều yếu tố khác biệt mới được sáng tạo như:

Truyện võ hiệp truyền thống của Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh, Lương Vũ Sinh...đều coi trọng bối cảnh lịch sử của câu chuyện và dựa vào bối cảnh lịch sử ấy mà sáng tác nên các nhân vật giang hồ kiệt xuất. Nhưng truyện võ hiệp của các nhà văn 8X thì hầu như bối cảnh lịch sử khơng cịn tồn tại ở truyện nữa, các tác giả 8X đặt câu chuyện của mình ở những khơng gian khác nhau, trong đĩ cĩ cả những khơng gian giả tưởng do họ tưởng tượng ra. Tiêu biểu là Quách Kính Minh với những thế giới "ảo" trong tiểu thuyết võ hiệp đều là những thế giới khơng tồn tại. Vì thế nĩ khơng cĩ bối cảnh lịch sử được. Bối cảnh lịch sử trong truyện nếu cĩ thì cũng rất mờ nhạt, nhiều khi khơng biết cụ thể là câu chuyện diễn ra ở thời đại nào.

Yếu tố võ được miêu tả trong truyện võ hiệp "linglei" cũng được các tác giả trẻ làm nhạt đi. Thay vào đĩ là những yếu tố phép thuật hoang đường. Những thế giới kì lạ của sự trường sinh và những nhân vật phi phàm. Ở đây võ hiệp của các tác giả 8X chịu ảnh hưởng của truyện thần thoại và cả truyện khoa học viễn tưởng. Những màn đánh võ trong truyện võ hiệp truyền thống được coi là rất quan trọng thì trong truyện võ hiệp của tác giả này, các màn đấu võ đĩ bị loại bỏ và thay vào đĩ là các màn đấu phép thuật hoặc đấu trí giữa những nhân vật siêu phàm.

Trong truyện võ hiệp của các tác giả truyền thống thì văn hĩa truyền thống Trung Quốc là một nhân tố hết sức quan trọng làm nên màu sắc của truyện, nhắc đến truyện võ hiệp Trung Quốc truyền thống người ta liên tưởng đến những màu sắc văn hĩa dân tộc được lồng vào trong đĩ. Nhưng trong truyện võ hiệp "linglei" thì nhân tố đĩ bị tiêu giải đi, khơng gian văn hĩa truyền thống trong truyện được thay bằng những khơng gian tưởng tượng, kì vĩ và khơng cịn là khơng gian thực bên ngồi nữa. Chính vì thế mà màu sắc Trung Quốc trong các tác phẩm võ hiệp 8X cũng khơng cịn rõ nét.

Một sự khác biệt quan trọng nữa là trong truyện võ hiệp 8X, dù bất kể về thủ pháp biểu hiện nay ngơn ngữ hoặc tình tiết, cốt truyện, khơng gian truyện, nhân vật đều được các tác giả pha trộn với những yếu tố mang nhiều tính hiện đại. Điều này đáp ứng tốt nhu cầu đọc của độc giả ngày nay.

Như vậy so với phong cách sáng tác truyện nĩi chung của văn học truyền thống thì phong cách sáng tác của các tác giả trẻ thuộc dịng văn chương 8X đã cĩ nhiều thay đổi, cĩ nhiều sự phá cách hơn thậm chí đảo ngược hẳn so với phong cách sáng tác văn học truyền thống. Với sự phá cách trong sáng tác đĩ, các tác giả 8X cĩ thể tự do thể hiện tài năng và sự sáng tạo của mình.

Một phần của tài liệu 238181 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w