Chỉ số Dư nợ DNVVN/Tổng vốn huy động

Một phần của tài liệu 259895 (Trang 62 - 63)

- Tình hình cạnh tranh về huy động vốn rất quyết liệt do đặc thù của tỉnh Long An là t ỷ trọng nguồn vốn huy động của các Ngân hàng ch ỉ đáp ứng được

4.2.1. Chỉ số Dư nợ DNVVN/Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động tín dụng DVVVN của ngân hàng. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn có nghĩa là khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp.

Bảng 12: DƯ NỢ DNVVN/TỔNG VỐN HUY ĐỘNG NĂM 2006-2008

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008

Tổng vốn huy động Triệu đồng 50.673 135.201 270.311 Dư nợ DNVVN Triệu đồng 65.252 239.267 401.169 Dư nợ DNVVN/Tổng vốn huy động Triệu đồng 1,3 1,8 1,5

Dư nợ DNVVN/Tổng vốn huy động tăng giảm không đều. Dư nợ DNVVN năm 2006 bằng 1,3 lần, năm 2007 dư nợ tăng lên 1,8 lần và năm 2008 giảm xuống còn 1,5 lần tổng vốn huy động. Như vậy, năm 2006 cứ 1,3 đồng dư nợ DNNVN thì có 1 đồng vốn huy động tham gia; năm 2007 là 1,8 đồng dư nợ; năm 2008 là 1,5 đồng dư nợ. Kết quả này cho thấy huy động vốn tại chỗ qua 3 năm còn thấp chỉ riêng tài trợ cho DNVVN thì dư nợ đã vượt số vốn huy động. Phần vốn thiếu buộc Chi nhánh phải nhận điều chuyển từ Hội sở.

Vốn huy động luôn có chi phí thấp hơn vốn điều chuyển, Ngân hàng sử dụng nhiều vốn huy động để cho vay thì thu được lợi nhuận cao hơn do chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào lớn hơn. Việc nhận vốn điều chuyển từ Hội sở, lãi suất điều chuyển cao làm giảm chêch lệch lãi suất dẫn đến giảm lợi nhuận. Vì vậy, bên cạnh đầu tư vào hoạt động tín dụng thì Ngân hàng cần chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm đem lại lợi nhuận cao.

Một phần của tài liệu 259895 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)