Về công tác quản lý đất đa

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 2008)” (Trang 29 - 32)

Thực hiện theo Chỉ thị 26- CT/TU của tỉnh “Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt cần được tổ chức, quản lý, khai thác và sử dụng một cách chặt chẽ, hợp lý và khoa học nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Trong nhiều năm qua các địa phương trong toàn tỉnh

đã có nhiều cố gắng từng bước đưa việc quản lý đất đai theo Luật đất đai thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên từng địa bàn, góp phần tích cực phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, trong công tác quản lý của các địa phương cò nhiều thiếu sót nhất là chưa nắm chắc quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất đai nên việc xây dựng kế hoạch kinh tế- xã hội còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc tổ chức tổng kiểm kê đất đai là việc làm rất cần thiết nhằm đánh giá đúng thực trạng, tình hình biến động trong việc quản lý và sử dụng đất đai, lập bản đồ hiện trạng đất làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật về đất đai ” [31, 1]. Huyện uỷ, UBND huyện đã triển khai Nghị quyết Trung ương (khoá VII) về tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế, xã hội nông thôn, tuyên truyền và tổ chức thực hiện Luật đất đai sâu rộng trong nhân dân. Kết quả thực hiện Luật đất đai từ tháng 10 năm 1993 đến nay theo nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Về địa giới hành chính: “Đã xác định ranh giới, mốc giới theo bản đồ địa giới 364 có 58 mốc địa giới. Về số liệu diện tích có tính chất pháp lý và được sử dụng chính thức với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 57.7900 ha[1, 28]

Trong những năm gần đây, cũng với sự phát triển của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông thôn, đời sống của nhân dân đã được nâng cao. Nhu cầu sử dụng đất đai cho những lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là cho xây dựng thị trấn, thị tứ và các cơ sở kinh tế tăng lên. Đây trở thành vấn đề được quan tâm trong xã hội, cũng như trong sản xuất sinh hoạt của nhân dân. Việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này là một yêu cầu cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện. Vì vậy, giai đoạn 1997- 2008, huyện đã có chủ trương, văn bản, quy định thống nhất quản lý đất đai trên địa bàn. Hệ thống tổ chức chuyên môn quản lý đất trên địa bàn huyện được củng cố và kiện toàn cững mạnh. Huyện đã tổ chức đo đạc lập bản đồ giải thửa cho toàn bộ các xã theo Chỉ thị 29/TTg. Hiện nay, toàn huyện có 4 xã: Phục Linh, Cù Vân, An Khánh và Hà Thượng đã hoàn thiện bản đồ địa chính, đang tiến hành đo đạc bản đồ địa chính chính quy ở các xã khác khi được cấp kinh phí.

UBND huyện đã xây dựng theo bảng giá đất theo Nghị định 87/CP, điều chỉnh kịp thời bảng giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Huyện Đại Từ đã hoàn thành việc phân hạng đất, lập bộ thuế nông nghiệp, phê duyệt hạng đất để tiến hành tính thuế sử dụng đất nông nghiệp. Bên cạnh đó đã thực hiện thành công mô hình đánh giá đất được Tổng Cục địa chính, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên nghiệm thu đánh giá tốt tháng 12 năm 1997. Kết quả đánh giá này đã được sử dụng làm cơ sở để quy hoạch đất trong toàn huyện. Kế hoạch sử dụng đất năm 1997, 1998, 1999 đã được phê duyệt, đang xây dựng dự thảo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000- 2010 để trình Hội đồng Nhân dân huyện xem xét, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt. Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần XIX đã khẳng định: Xây dựng nông thôn mới, tăng cường xây dựng các cơ sở hạ tầng: đường giao thông, trường học, trạm xá, trụ sở. Quy hoạch xây dựng các thị tứ, các xã, các cụm dân cư, các vùng là điều kiện cần thiết. Trong những năm tiếp theo, huyện Đại Từ đã đưa ra giải pháp cho việc sử dụng đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp của địa phương. Kế hoạch, định hướng sử dụng đất đai của huyện Đại Từ được xây dựng dựa trên cơ sở Luật đất đai năm 1993 và các văn bản dưới luật, các tài liệu hướng dẫn lập, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của ngành địa chính. Bên cạnh đó, với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, các quy hoạch phát triển của nhiều ngành: nông lâm nghiệp, giao thông, dịch vụ… việc xây dựng phương hướng sử dụng đất là hoàn toàn phù hợp. Mục đích chính của công tác nhằm góp phần hình thành phương án quy hoạch, phân bổ, sử dụng các loại đất, đặc biệt là đất nông nghiệp mang tính khả thi cao, đáp ứng nhu cầu đất đai của các ngành kinh tế trong huyện theo mục tiêu đã đề ra. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong huyện, đáp ứng nhu cầu đất đai trong các năm tiếp theo, nhằm phục vụ mục tiêu cho việc phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Nội dung và phương pháp quy hoạch được thực hiện theo công văn số 1814/CV- TCĐC và những văn bản hướng dẫn của Tổng cục Địa chính về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cấp huyện vận dụng vào hoàn cảnh thực tiễn của Đại Từ, xây dựng cơ cấu đất đai hợp lý trong thời kỳ quy hoạch.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 2008)” (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w