Đặc tả thiết kế bằng FSP

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:ĐẶC TẢ VÀ KIỂM CHỨNG CÁC PHẦN MỀM TƯƠNG TRANH pptx (Trang 27 - 33)

Như chúng ta đã biết ở trên, FSP rất phù hợp cho việc thiết kế một phần mềm tương tranh, tuy nhiên, chúng ta vẫn cần kiểm chứng xem thiết kế liệu có đúng như yêu cầu của bài toán không? LTS Analiser ( LTSA) dùng để phân tích FSP thành các mô hình, thuận tiện cho việc kiểm tra thiết kế. Để thuận tiện cho việc hình dung, chúng ta cùng xem một ví dụ đặc tả thiết kế bằng FSP.

Bài toán “SingleLandBridge” được phát biểu như sau: Trên một con đường có một chiếc cầu hẹp, chiếc cầu chỉ đủ cho một làn xe chạy. Yêu cầu đặt ra là tạo ra một chương trình điều khiển sự ra, vào của ô tô ở hai đầu cầu. Chương trình sẽ cho các ô tô đi tới cầu được qua cầu nếu trên cầu chỉ có ô tô đi cùng chiều hoặc không có ô tô chạy theo hướng ngược lại. Nếu trên cầu có xe đang qua cầu theo hương ngược lại hoặc có ô tô đã chờ ở đầu cầu bên kia trước thì ô tô này phải chờ cho chiếc xe đó qua trước.

Chúng ta hãy cùng nghiên cứu yêu cầu thiết kế cho bài toán. Thiết kế phải thực hiện được nhiệm vụ chỉ cho phép ô tô đó được qua cầu nếu trên cầu có ô tô đi cùng hướng hoặc hướng ngược lại không có ô tô.

Thiết kế của bài toán này đã được đặc tả bằng FSP trong các ví dụ có sẵn của công cụ LTSA. Ví dụ này mang tên “SingleLandBridge”. Tuy nhiên, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết cách đặc tả thiết kế bằng các máy trạng thái FSP. Ta quy định ô tô qua chiếc cầu sẽ phân thành hai loại là ô tô đỏ (red) đi từ phía tây sang và ô tô xanh (blue) đi từ phía đông sang.

18

Hình 3.1: Mô tả các ô tô đi qua một chiếc cầu hẹp[1]

Trước khi đặc tả hai yêu cầu của thiết kế, chúng ta hãy định nghĩa hai tiến trình ô tô và cầu trước:

Tiến trình ô tô (CAR) có hai hành động là đi vào (enter) và đi ra (exit) khi qua cầu:

CAR = (enter -> exit -> CAR).

Tuy nhiên nếu ô tô đi theo đoàn thì mỗi lần chiếc ô tô dẫn đầu được qua cầu thì cả đoàn của chiếc ô tô đó đều được qua. Ta có thêm một định nghĩa những chiếc ô tô nữa:

CARS = (red:CONVOY || blue:CONVOY).

Trong đó red, blue là những chiếc xe đỏ hoặc xanh, CONVOY là tiến trình mô tả tính chất theo đoàn của những chiếc ô tô. CONVOY được định nghĩa như sau:

CONVOY = [ID]:CAR

ID là số ô tô có trong đoàn ô tô.

Nếu một chiếc ô tô đỏ lên cầu, đồng nghĩa với việc trên cầu đó không có chiếc ô tô xanh nào. Nếu trên cầu đã có ô tô đỏ rồi nhưng do các ô tô đỏ đi cùng chiều nên chiếc ô tô đó vẫn được lên cầu, khi đó số ô tô đỏ trên cầu sẽ tăng thêm một. Ngược lại, khi ô tô đỏ đó rời cầu, số ô tô đỏ sẽ giảm đi một. Nếu trên cầu chỉ có một chiếc ô tô đỏ,

19

khi chiếc ô tô đó rời cầu thì trên cầu sẽ không còn chiếc ô tô nào, ta gọi đó là thuộc tính ONEWAY. Khi xảy ra ONEWAY, hai đầu cầu bên nào có ô tô tới trước sẽ được qua trước. Ta có định nghĩa tiến trình RED và thuộc tính ONEWAY:

RED[i:ID] = (red[ID].enter -> RED[i+1] |when(i==1)red[ID].exit -> ONEWAY |when( i>1)red[ID].exit -> RED[i-1] )

Thuộc tính an toàn ONEWAY khẳng định chiếc cầu an toàn và cho phép ô tô qua cầu khi trên cầu chỉ có một chiếc ô tô và chiếc ô tô đó đã thoát ra ngoài chiếc cầu:

property ONEWAY = (red[ID].enter -> RED[1] |blue[ID].enter -> BLUE[1]

)

Tương tự như vậy ta cũng có tiên trình BLUE: BLUE[i:ID] = (blue[ID].enter -> BLUE[i+1]

|when(i==1)blue[ID].exit -> ONEWAY |when( i>1)blue[ID].exit -> BLUE[i-1] )

Trên chiếc cầu bao giờ cũng chỉ có một loại ô tô, hoặc là ô tô đỏ, hoặc là ô tô xanh. Nếu có cả ô tô đỏ và ô tô xanh thì chắc chắn sẽ xảy ra tai nạn. Khi trên cầu không có ô tô xanh, tức là ô tô đỏ được qua cầu và ngược lại, trên cầu không có ô tô đỏ thì ô tô xanh được qua cầu. Ta có định nghĩa tiến trình cầu:

20

BRIDGE[nr:T][nb:T] = //nr, nb là số ô tô đỏ, số ô tô xanh có trên cầu (when (nb==0) // T là số loại ô tô có trên cầu

red[ID].enter -> BRIDGE[nr+1][nb] |red[ID].exit -> BRIDGE[nr-1][nb] |when (nr==0) blue[ID].enter -> BRIDGE[nr][nb+1] |blue[ID].exit -> BRIDGE[nr][nb-1] ).

Bây giờ chúng ra sẽ đặc tả bằng FSP các yêu cầu mà thiết kế phải giải quyết. - Ô tô được lên cầu khi trên cầu không có ô tô đi ngược chiều hoặc có ô tô đi cùng chiều:

NOPASS1 = C[1],

C[i:ID] = ([i].enter -> C[i%N+1]).

- Sau khi tất cả những chiếc xe đi cùng chiều rời cầu, xe ở một trong hai đầu cầu sẽ được phép qua cầu:

NOPASS2 = C[1],

C[i:ID] = ([i].exit -> C[i%N+1]).

||CONVOY = ([ID]:CAR || NOPASS1 || NOPASS2).

21

||SingleLaneBridge = (CARS || BRIDGE || ONEWAY ).

Tổng hợp tất cả các máy hữu hạn trạng thái FSP ta được một máy dịch chuyển trạng thái có gán nhãn LTS hoàn chỉnh để đặc tả thiết kế bài toán:

/** Concurrency: State Models and Java Programs * Jeff Magee and Jeff Kramer

*/

/* Single Lane bridge

Red cars go from west to east Blue cars go from east to west */

const N = 3 // number of each type of car range T = 0..N // type of car count

range ID= 1..N // car identities

BRIDGE = BRIDGE[0][0], //initially empty

BRIDGE[nr:T][nb:T] = //nr is the red count, nb the blue count (when (nb==0)

red[ID].enter -> BRIDGE[nr+1][nb] |red[ID].exit -> BRIDGE[nr-1][nb] |when (nr==0)

22 blue[ID].enter -> BRIDGE[nr][nb+1] |blue[ID].exit -> BRIDGE[nr][nb-1]

).

CAR = (enter->exit->CAR).

/* cars may not overtake each other */ NOPASS1 = C[1],

C[i:ID] = ([i].enter -> C[i%N+1]). NOPASS2 = C[1],

C[i:ID] = ([i].exit -> C[i%N+1]).

||CONVOY = ([ID]:CAR || NOPASS1 || NOPASS2). ||CARS = (red:CONVOY || blue:CONVOY).

||SingleLaneBridge = (CARS || BRIDGE || ONEWAY ). property ONEWAY = (red[ID].enter -> RED[1]

|blue[ID].enter -> BLUE[1] ),

RED[i:ID] = (red[ID].enter -> RED[i+1] |when(i==1)red[ID].exit -> ONEWAY |when( i>1)red[ID].exit -> RED[i-1] ),

BLUE[i:ID] = (blue[ID].enter -> BLUE[i+1] |when(i==1)blue[ID].exit -> ONEWAY |when( i>1)blue[ID].exit -> BLUE[i-1] ).

23

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:ĐẶC TẢ VÀ KIỂM CHỨNG CÁC PHẦN MỀM TƯƠNG TRANH pptx (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)