V. NỘI DUNG QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG CỦA PHƯƠNG THỨC
2. Khi nhận được các tài liệu Ngân hàng phải tiến hành thẩm định
2.1. Thẩm định tư cách pháp lý.
Là việc xem xét năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của khách hàng để khẳng định năng lực.
* Đối với khách hàng là pháp nhân và doanh nghiệp: Tài liệu gửi đến gồm:
- Quyết định thành lập và giấy phép thành lập. Khi xem xét cần lưu ý đến các vấn đề sau: + Thẩm quyền ký thành lâp.
+ Tên doanh nghiệp, Trụ sở chính.
+ Thời gian hoạt động của doanh nghiệp. - Điều lệ tổ chức và hoạt động của DN:
+ Điều lệ đã dược cấp có thẩm quyền phê duyệt chưa? + Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh.
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp, thể thức thông qua quyết định của doanh nghiệp.
* Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
- Cá nhân phải đủ tuổi vị thành niên (18 tuổi trở lên) không có biểu hiện của bệnh tâm thần, mắc các chứng bệnh khácdẫn đến không làm chủ được bản thân, không làm chủ được bản thân, không làm chủ được hành vi nhận thức của mình, không bị toà tuyên bố là người bị hạn chế năng lực dân sự,
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, kết án tù chưa được xoá án. Không mắ các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện hút....
- Hộ gia đình, tổ hợp tác: xem xét tư cách pháp nhâncủa chủ hộ hoặc của tổ trưởng ( người đại diện). Xem xét tư cách người đại diện tương tự như tư cách cá nhân, bên cạnh phải xem xét tư cách thành viên
- Ngoài ra còn phải xem xét kỹ năng lao động, kinh nghiệm sản xuất, khả năng quản lý, xem xét quan hệ tín dụng.
- Có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn Ngân hàng cho vay.
2.2. Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng
Vì tài chính của khách hàng có ý nghĩa rất lớn. Nó đảm bảo sự ổn định trong sản suất kinh doanh, đảm bảo sức mạnh cạnh tranh, đảm bảo khả năng trả nợ vay trong hiện tại và tương lai. Muốn đánh giá tài chính của khách hàng người ta phải sử dụng các hệ số tài chính so sánh kỳ này và kỳ trước, để thấy được thực trạng tài chính và mức độ phát triển của doanh nghiệp.
a. Đối với pháp nhân và doanh nghiệp.
- Bảng cân đối kế toán 2 năm liền kề.
- Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo thu nhập chi phí) 2 năm liền kề. - Cân đối kế toán và kết quả HĐKD đến cuối tháng hoặc cuối quý trước ngày xin vay ( nếu có).
- Thuyết minh báo cáo tài chính có liên quan. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( nếu có).
- Báo cáo kiểm toán( nếu đã được kiểm toán).
Tình hình tài chính lành mạnh, khả quan hay không khả quan, quyết định trực tiếp đến khả năng thực hiện dự án. Các tiêu trí để đánh giá cụ thể đó là:
Nguồn vốn chủ sở hữu
+ Tỷ suất tài trợ = --- x 100% Tổng nguồn vốn
-> Chỉ tiêu này càng cao, thì mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng lớn, tỷ lệ hợp lý ít nhất là 8%. Tổng số tài sản lưu động + Hệ số TT ngắn hạn = --- Tổng số nợ ngắn hạn
-> Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính bình thường hoặc khả quan
Tổng số vốn bằng tiền
+ Hệ số TT của VLĐ = --- Tổng số tài sản
-> Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của TSLĐ. Hệ số này hợp lý trong khoảng lớn hơn 0,1 và nhỏ hơn 0.5
Tổng số vốn bằng tiền * Hệ số thanh toán nhanh = --- Tổng nợ ngắn hạn
-> Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Nếu hệ số này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán khả quan và ngược lại.
Lợi nhuận gộp * Hệ số lợi nhuận gộp = ---
Lợi nhuận thuần từ HĐKD * Sức sinh lời của TSCĐ = --- Nguyên giá bình quân TSCĐ
-> Đây là chỉ tiêu về chất, phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần từ HĐKD * Hệ số sinh lời của TSLĐ = --- TSLĐ bình quân
-> Hệ số này phản ánh một đồng TSLĐ làm ra mấy đồng lợi nhuận; hệ số này càng cao, thì khả năng sinh lời của TSLĐ càng lớn và ngược lại .
Doanh thu thuần * Vòng quay tài sản có = --- TS có bình quân
Doanh thu thuần * Vòng quay của VLĐ = --- VLĐ bình quân
-> Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ kinh doanh, VLĐ quay được mấy vòng; Nếu vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ tăng và ngươc lại.
Doanh thu thuần * Vòng quay của TSCĐ = --- Tài sản cố định bình quân
b. Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác:
- Quyền sử dụng đất, nhà cửa, phương tiện đi lại... - Phải thực hiện đảm bảo tín dụng.
+ Xem xét kế hoạch sản suất của họ trước khi vay.
+ Tổng thu từ sản xuất chính, sản xuất phục vụ và các khoản thu khác. + Đánh giá giá trị tài sản của khách hàng .
+ Xem xét tình hình công nợ của khách hàng, điều tra rõ các khoản phải thu, phải trả của họ .
2.3. Thẩm định dự án, phương án đề nghị vay vốn.
Dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống là một tập hợp những đề xuất về nhu cầu vốn, cách thức sử dụng vốn, kết quả tương ứng thu được trong một khoảng thời gian xác định đối với hoạt động cụ thể để SXKD, dịch vụ, đầu tư phát triển hoặc phục vụ đời sống. Do vậy khi thẩm định cần căn cứ vào từng loại hình cụ thể để xem xét .
a. Đối với phương án hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ( vốn lưu động) cần xem xét đánh giá các vấn đề sau:
- Cơ sở pháp lý của phương án hoặc kế hoạch SXKD - Về tài chính của dự án.
- Hiệu quả của phương án hoặc kế hoạch SXKD. - Xác định luồng tiền trong thời gian thực hiện.
- Về thị trường cung cấp nguyên nhiên vật liệu, thị trường tiêu thụ ....
b. Đối với dự án đầu tư.
- Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án đầu tư. - Thẩm định về thị trường.
- Thẩm định về tình hình tài chính của dự án. + Về nhu cầu vốn.
+ Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án ( hay sức chịu đựng về tài chính trong suốt vòng đời của dự án).
- Xem xét công nghệ và môi trường. - Xem xét khả năng tổ chức, quản lý. - Xem xét hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội