Quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 37 - 41)

Chương hai: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT

2.2.2 Quy trình cho vay

Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng vay vốn

- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ

Đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng cung cấp các thông tin về khách hàng, các quy định của SGD I mà khách hàng phải đáp ứng về điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ cần thiết để được ngân hàng cho vay.

Đối với các khách hàng đã có quan hệ tín dụng, CBTD hướng dẫn khách hàng toàn thiện hồ sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ.

Sau khi kiểm tra nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ CBTD báo cáo với trưởng phòng tín dụng và tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình, ngược lại nếu chưa đầy đủ yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn thiện.

Thẩm định các điều kiện vay vốn

- Thực hiện kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn . Cán bộ tín dụng phải kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn. Trước hết phải kiểm tra hồ sơ khách hàng, kiểm tra tính xác thực, hợp háp hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ khách hàng, xác minh quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan.

Thứ hai kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ đảm bảo tiền vay, kiểm tra tính xác thực các loại hồ sơ, đối với các báo cáo tài chính dự tính cần kiểm tra khả năng vay trả, nguồn trả, ngoài ra kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh hiện tại của khách hàng, phù hợp với phương án dự kiến đầu tư, xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.

Thứ ba, kiểm tra mục đích vay vốn. Kiểm tra xem nhu cầu vay vốn có thuộc đối tượng cho vay hay không cho vay tại Sở giao dịch I. Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn có nằm trong danh mục những hàng hoá cấm lưu thông, các dịch vụ Nhà nước cấm thực hiện.

- Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư.

Về khách hàng vay vốn. CBTD phải tìm hiểu thông tin về khách hàng như các thông tin về tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, đánh giá các tài sản bảo đảm nợ vay…

Về phương án sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư. Cán bộ tín dụng tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với các yếu tố đầu vào,

đầu ra, kinh nghiệm, năng lực triển khai phương án, dự án, khả năng quản lý và thực hiện của chủ đầu tư dự án…

- Kiểm tra, xác minh thông tin thông qua hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại ngân hàng, thông qua trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nước (CIC) và các thông tin có tại ngân hàng hoặc thông qua các bạn hàng, đối tác làm ăn, các nhà cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp, thông tin từ các cơ quan quản lý cấp trên.

- Phân tích ngành. Cán bộ tín dụng tìm hiểu và phân tích về ngành mà phương án vay vốn, dự án đầu tư sẽ thực hiện.

- Phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn. Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động của khách hàng. Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính, đánh giá các quan hệ tín dụng, quan hệ tiền gửi của khách hàng.

- Dự kiến các lợi ích của ngân hàng khi phê duyệt các khoản tín dụng, tính toán các khoản lãi, các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng.

- Phân tích, thẩm định phương án đầu tư nhằm đưa ra các quyết định, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, hạn chế phòng ngừa rủi ro

- Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay  Xác định phương thức cho vay

Việc xác định phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và luân chuyển vốn của khách hàng. Cán bộ tín dụng sẽ xác định phương thức cho vay theo các quy chế hiện hành của NHCT Việt Nam.

Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay

- Xem xét khả năng nguồn vốn, cân đối các khoản vay vốn lớn đồng thời dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ đối với các khoản vay để thanh toán nước ngoài.

- Xác định lãi suất cho vay: Cán bộ tín dụng phải tổng hợp các số liệu để tính toán và xác định mức lãi suất có thể áp dụng cho các tín dụng được cấp.

- Xem xét điều kiện thanh toán , cán bộ tín dụng phối hợp với phòng Thanh toán xuất nhập khẩu xác định nội dung và điều kiện thanh toán, các hình thức thanh toán.

Lập tờ trình thẩm định cho vay

- Cán bộ tín dụng phải lập tờ trình thẩm định tín dụng lên trưởng phòng tín dụng hay người được uỷ quyền, lựa chọn linh hoạt những nội dung chính và cần thiết liên quan trực tiếp đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của phương án, dự án đầu tư của khách hàng.

Trình duyệt khoản vay

- Trình duyệt khoản vay không qua hội đồng tín dụng cơ sở. Cán bộ tín dụng sẽ trình tờ trình thẩm định tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ khoản vay cho trưởng phòng tín dụng, chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực, chính xác của tờ trình thẩm định. Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định lại toàn bộ hồ sơ, các tiêu chuẩn và điều kiện được cấp vốn, các tài sản đảm bảo….theo đúng quy định rồi trình lên giám đốc ngân hàng phê duyệt. Giám đốc ngân hàng là người ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở tờ trình thẩm định, chỉ phê duyệt các khoản vay thuộc quyền phán quyết của Sở giao dịch I.

- Trình duyệt khoản vay thông qua hội đồng tín dụng cơ sở. Trong trường hợp này trưởng phòng tín dụng sẽ đề nghị chủ tịch hội đồng thẩm định tín dụng cơ sở triệu tập họp hội đồng tín dụng cơ sở. Chủ tịch hội đồng thẩm định sẽ triệu tập và điều hành cuộc họp, ký các quyết định cuối cùng, chỉ đạo chuyển hồ sơ lên Trụ sở chính NHCT Việt Nam khi khoản vay này vượt thẩm quyền.

Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo.

- Sau khi khoản tín dụng đã được duyệt đồng ý cho vay, CBTD sẽ soạn thoả hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay theo mẫu quy định của ngân hàng.

- Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay với khách hàng sau khi kiểm tra lại toàn bộ các điều khoản phù hợp.

- Làm thủ tục giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo.

- Kiểm tra giấy tờ sau khi ký hơp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay.

Giải ngân

Cán bộ tín dụng thực hiện quá trình giải ngân đúng tiến độ theo các điều khoản đã ký kết với khách hàng trong hợp đồng tín dụng.

Kiểm tra và giám sát các khoản vay

Các cán bộ tín dụng tại SGD I phải tiến hành kiểm tra giám sát các khoản vay nhằm đảm bảo người vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, đôn đốc quá trình trả nợ, thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đúng theo hợp đồng tín dụng.

Thu nợ, thu lãi và xử lý các phát sinh.

Tất toán các khoản vay, thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay

Giải chấp tài sản đảm bảo, xuất kho giấy tờ tài sản đảm bảo, xoá giao dịch tài sản bảo đảm

Lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay tại kho theo quy định lưu trữ chứng từ có giá.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w