Sàng lọc và giám sát khách hàng

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường an ninh tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Đông Đô (Trang 26 - 27)

c. Các chỉ tiêu khá

1.2.5.1. Sàng lọc và giám sát khách hàng

- Sàng lọc: Để yên tâm rằng các món tiền cho vay thực sự sẽ có lợi nhuận cho Ngân hàng, Ngân hàng phải lọc những người đi vay có triển vọng tốt ra khỏi những người có triển vọng xấu. Nhằm thực hiện sàng lọc có hiệu quả, Ngân hàng cần tập hợp được những thông tin đáng tin cậy về những người đi vay. Ví dụ: Khi quyết định cho vay với một doanh nghiệp thì Ngân hàng cần tập hợp những thông tin sau: Báo cáo tài chính (báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán), quan hệ với các chủ nợ khác, thông tin từ báo chí …Ở nước ngoài còn có thêm điều tra, nghiên cứu của công ty xếp hạng doanh nghiệp.

- Giám sát: Vì sao phải giám sát? Nhằm mục đích đảm bảo an ninh tín dụng từ việc phòng tránh rủi ro đạo đức. Khi nhận được tiền vay từ Ngân hàng, người đi vay có thể sử dụng vào những hoạt động kinh doanh khác mục đích ban đầu khi vay. Họ sẵn sàng đầu tư vào những dự án mạo

hiểm với kỳ vọng đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên việc đầu tư đó rất rủi ro, thường dẫn đến món vay ít có khả năng được thanh toán. Vì thế Ngân hàng phải tăng cường công tác giám sát khách hàng sau khi cho vay xem người vay có thực hiện theo đúng các quy định như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng hay không và có thể cưỡng chế thi hành nếu người đi vay không tuân theo. Giám sát là hoạt động thường xuyên và khách quan, có độ chính xác cao hơn công tác kiểm tra vì kiểm tra là có báo trước nên không đảm bảo tính khách quan.

Sự cần thiết thực hiện việc sàng lọc và giám sát của Ngân hàng giải thích vì sao các Ngân hàng thường phải chi nhiều tiền đến như vậy cho các hoạt động thu thập thông tin.

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường an ninh tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Đông Đô (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w