Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG NỘI DUNG KHUNG TIÊU CHÍ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG KHÓ KHĂN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN 2015 (Trang 47 - 48)

- Tiêu chí xác định vùng khó khăn Vị trí địa lý của xã ở xa trung tâm kinh tế xã hội, xa đường quốc lộ, giao thông đi lại khó khăn Môi trường xã

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục.

đến sự phát triển giáo dục.

* Những thuận lợi cơ bản:

Từ việc đánh giá các yếu tố và nguồn lực phát triển có thể rút ra một số lợi thế so sánh trong việc phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên như sau:

- Lợi thế có tính quyết định và lâu dài đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên là truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết của các dân tộc anh em.

- Vị trí địa lý thuận lợi là lợi thế quan trọng. Nằm ở trung tâm Việt Bắc, sát kề vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với Hà Nội.

Thái Nguyên có 2 khu công nghiệp lớp là khu Gang thép Thái Nguyên và khu Công nghiệp Sông Công sản xuất các sản phẩm sắt thép, kim loại mầu, động cơ điezel, dụng cụ y tê, vòng bi. Đây là l ợi thế Thái Nguyên mà các tỉnh khác không có.

- Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển du lịch: hồ Núi cốc, hệ thống hang đông, di tích lịch sử đặc biệt là các di tích lịch sử cách mạng.

- Thái Nguyên có nhiều trường đại học và cao đẳng THCN đứng thứ 3 toàn quốc đáp ứng đủ các ngành nghề cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.

- Là tỉnh có số dân là lực lượng lao động tương đối đông đảo, trình đ ộ dân trí khá, nhân dân các dân tộc trong tỉnh có truyền thống cách mạng cần cù sáng tạo, đoàn kết xây dựng quê hương.

* Những khó khăn thách thức:

- Thái nguyên là tỉnh nghèo, thu không đủ chi. Nền kinh tế phát triển chưa đồng đều và chưa vững chắc, thiếu vốn đầu tư cho phát triển. Kết cấu hạ tầng chất lượng còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

- Mặt bằng dân trí tuy có cao hơn so với một số tỉnh miền núi nhưng phân bố không đều. Phần lớn nông dân ở vùng nông thôn miền núi đã tr ải qua hơn 10 năm đổi mới nhưng còn mang nặng nếp nghĩ và t ập quán canh tác lạc hậu, tự cung tự cấp chưa theo kịp những đòi h ỏi của giai đoạn Công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG NỘI DUNG KHUNG TIÊU CHÍ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG KHÓ KHĂN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN 2015 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w