Bản án, quyết định của toà án đang được thi hành thì toà án thụ lý giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại khách sạn Đông Á, thực trạng và giải pháp (Trang 107 - 110)

II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ

h. Bản án, quyết định của toà án đang được thi hành thì toà án thụ lý giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp:

vic tuyên b phá sn doanh nghip:

Trong thực tiễn việc phá sản doanh nghiệp các văn bản pháp luật còn nhiều mâu thuẫn, không đồng nhất. Như trong trường hợp bản án, quyết định kinh tế của toà án đang được thi hành thì toà án thụ lý giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp những khó khăn vướng mắc của quy định này đã được trình bày ở Chương 2 chúng tôi xin phép được nêu giải pháp như sau:

♣ Các bản án, quyết định của toà án đang được thi hành thì tiếp tục thi hành không dừng lại để chờ thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, không xem xét các khoản chi trả cho bản án, quyết định của toà án là một khoản nợ để giải quyết theo thủ tục phá sản doanh nghiệp.

♣ Các quyết định của bản án về trả lương, cấp dưỡng, bồi thường tính mạng sức khoẻ... tiếp tục thi hành còn các khoản chi trả khác chờ thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp và sẽ thanh toán theo tỷ lệ với các khoản nợ khác. Nếu việc phá sản được dừng thì bản án tiếp tục thi hành.

♣ Các khoản chi trả theo bản án, quyết định của Toà án coi như một khoản nợ có đảm bảo trong thủ tục phá sản doanh nghiệp.

KẾT LUẬN.

Ở Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp kinh tế được ra từ khi đất nước giành độc lập, tuy nhiên ở giai đoạn đầu các tranh chấp kinh tế chưa đa dạng và phức tạp.

Sự ra đời cơ chế mới là yêu cầu khách quan, Điều 15 Hiến pháp 1992 đã khẳng định : “ Nhà nước phát triển nền kinh tế tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường..”

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nhiều thành phần đã phát sinh các quan hệ kinh tế mới, song song với chúng là các tranh chấp mới, các tranh chấp kinh tế này rất đa dạng về chủ thể, phong phú về nội dung, quyết liệt về tính chất tranh chấp mà trước đây chưa có. Chính vì vậy cơ chế giải quyết tranh chấp cũ không còn phù hợp về hình thức cũng như cách thức giải quyết.

Trước yêu cầu đó nhà nước đã thành lập toà kinh tế nằm trong hệ thống Toà án Nhân dân và các trung tâm trọng tài kinh tế (Phi Chính phủ), các cơ quan tài phán này có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế phát sinh trong nền kinh tế thị trường. Trong quá trình hoạt động các cơ quan tài phán đã đạt được hiệu quả nhất định, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định xã hội, tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nội dung và tình hình tranh chấp trong kinh tế ngày càng biến động

và phát triển, việc giải quyết kinh tế tranh chấp kinh tế còn hạn chế cả về văn bản pháp luật kinh tế và cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp.

Do đó, nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế được đặt ra, là cần phải sửa đổi bổ sung nhưng quy định không còn phù hợp đã được phân tích kỹ ở Chương II.

Gồm một số vấn đề sau: - Hình thức của hợp đồng kinh tế; - Chủ thể của hợp đồng kinh tế; - Mục đích ký kết hợp đồng kinh tế;

- Hợp đồng kinh tế vô hiệu và cách giải quyết hợp đồng kinh tế vô hiệu. - Thời hiện khởi kiện...

- Thành lập Trung tâm trọng tài thương mại. - Quyết định trọng tài.

- Thi hành quyết định của trọng tài. - Môi trường pháp lý.

Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn người viết xin mạnh dạn nêu một số kiến nghị về quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại khách sạn Đông Á, thực trạng và giải pháp (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)