Theo phòng Kinh tế huyện, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tăng bình quân hằng năm 21%. Riêng năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện
đạt đến mức 14,04%, vượt 0,58% so với kế hoạch. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3,89 triệu đồng/người/năm vào năm 2000 đã tăng lên đạt khoảng 6,537 triệu đồng năm 2005, tốc độ tăng GDP bình quân đầu người xấp xỉ 11%/năm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch dần theo xu hướng thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản, theo đúng quy
định phát triển kinh tế của huyện Phong Điền. Phấn đấu để đạt tốc tăng trưởng kinh tế của huyện từ 13,64% đến 16% từ 2007 đến 2010.
3.2.5. Điều kiện cơ sở hạ tầng:
- Điện: Theo báo cáo tổng kết của phòng Kinh tế huyện Phong Điền thì đến cuối năm 2007, lưới điện hiện hữu trên địa bàn huyện gần như đã được phủ kín với tổng chiều dài đường dây trung thế là 164,661 km; hạ thế 392,114 km; tổng số trạm là 168 trạm; công suất: 4.226 KVA. Tổng số hộ sử dụng điện trên địa bàn huyện là 20.891 hộ, đạt tỉ lệ 97,05%.
- Thủy lợi: Nạo vét xong 03 tuyến kênh, gồm: kênh Đìa Muồng, xã Trường Long; kênh Thủy lợi giữa, xã Tân Thới; và kênh Lò Rèn-Ba Nhớ, xã Giai Xuân với tổng khối lượng 97.500 m3, phục vụ tưới tiêu cho diện tích khoảng 500 ha.
- Giao thông vận tải: Theo niên giám thống kê huyện Phong Điền, đa số xã, thị trấn trong huyện đều đã được đầu tư nâng cấp đương giao thông là đường nhựa, đa số không có đường đất, đường đá.
3.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG HUYỆN: 3.3.1. Trồng trọt: 3.3.1. Trồng trọt:
- Sản xuất lúa: Theo báo cáo tổng kết phòng Kinh tế huyện, năm 2007, tổng diện tích xuống giống lúa 03 vụ là 10.063 ha, tổng sản lượng thu hoạch 48.053 tấn, đạt 100,07% kế hoạch lúa cả năm, giảm 1,81% so với cùng kỳ năm trước.
- Rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích xuống giống 2.251,9 ha,
đạt 119,59% so với kế hoạch và tăng 20,74% so với năm 2006. Tổng sản lượng thu hoạch 23.885 tấn, đạt 122,42% so với kế hoạch, tăng 28,86 % so với năm 2006. Triển khai dự án rau an toàn, vùng màu xã Nhơn Nghĩa.
- Cây ăn trái: Diện tích cây ăn trái toàn huyện hiện có 5.460 ha. Trong đó diện tích trồng mới 39 ha. Cây các múi các loại chiếm 3.815 ha; xoài:320 ha; sầu riêng 186 ha; nhãn:146 ha, dâu Hạ Châu: 141 ha… Tổng sản lượng trái cây thu hoạch đạt 57.200 tấn, đạt 105,93% so với kế hoạch, tăng 14,34% so với năm 2006. Triển khai lớp tập huấn 02 lớp IPM trên cây có múi cho khoảng 60 nông dân và tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ cây giống cho nông dân cải tạo vườn.
3.3.2. Chăn nuôi:
Đàn gia súc gia cầm bước đầu được phục hồi, công tác phòng chống dịch bệnh cúm trên gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc được khống chế; triển khai các biện pháp nhằm tổ chức lại đàn chăn nuôi theo hướng bền vững.
Hiện tổng đàn gia súc có: 13.600 con heo, tăng 2,45% so với năm 2006 và đạt 88,65% so với kế hoạch; 801 con dê; 478 con bò; 07 con trâu; 460 con thỏ; 05 con hươu, nai; tổng đàn gia cầm có 116.752 con (63.203 con vịt, 53.649 con gà), tăng 5,53% so với năm 2006 và đạt 123,01% kế hoạch năm 2007.
3.3.3. Thủy sản:
Diện tích thủy sản thu hoạch 409 ha, đạt 102,25% so với kế hoạch và tăng 16,85% so với năm 2006. Diện tích xuống giống tôm ruộng được 34 ha, đạt 136% so với kế hoạch và tăng 151,85% so với năm 2006, tôm ruộng đạt năng
suất 700kg/ha, sản lượng thu hoạch 23,8 tấn. Tổng sản lượng thủy sản thu hoạch 2.917 tấn, đạt 126,82% so với kế hoạch và tăng 28,05%.
3.3.4. Công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật:
Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật năm 2007: tập huấn 08 lớp IPM, 02 câu lạc bộ IPM trên lúa, 02 lớp IPM trên cây ăn trái, 02 lớp sản xuất rau an toàn, 11 lớp chăn nuôi gia súc, gia cầm; 66 cuộc phòng chống rầy nâu, 06 cuộc hội thảo thuốc bảo vệ thực vật… Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 3.456 lượt nông dân. Bên cạnh đó, các cán bộ kỹ thuật cũng thường xuyên đi thăm đồng, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ cỏ dại trên lúa, ốc bươu vàng; phòng trị
bệnh trên cây ăn trái, thủy sản… Ngoài ra còn dự báo diễn biến tình hình sâu bệnh trên lúa, rau màu và cây ăn trái để kịp thời khuyến cáo nhân dân các biện pháp phòng trị.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ DÂU HẠ
CHÂU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY DÂU HẠ CHÂU:
Hiện nay, dâu Hạ Châu là một trong nhiều giống cây ăn trái đặc sản tại huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ bởi có một số giá trị kinh tế như sau:
- Theo kinh nghiệm trồng dâu của nhà vườn tại địa bàn nghiên cứu thì cây dâu Hạ Châu là loài cây chịu đất ẩm, phát triển rất tốt trong điều kiện có bóng râm. Cho nên, cây dâu Hạ Châu dễ dàng sống cộng sinh với một số loại cây khác có thể che mát cho nó. Vì thế, tận dụng đặc điểm sinh học này của dâu Hạ Châu mà người nông dân không chỉ trồng dâu Hạ Châu mà còn trồng xen với một số
loại cây khác (phổ biến là cóc) vừa tốt cho dâu Hạ Châu, vừa tăng thêm thu nhập.
- Dâu Hạ Châu là cây ít tốn công chăm sóc, sống khỏe, dẻo dai, ít nhiễm bệnh, ưa chuộng phân hữu cơ, ít tốn chi phí đầu tư… Đây là lợi thế của người dân trồng dâu Hạ Châu so với các loại cây đặc sản khác tại huyện.
- Dâu Hạ Châu cho trái 03 vụ/năm, vụ nghịch mùa, chín vào tháng 05 âm lịch, vụ mùa, chín vào tháng 08 âm lịch, vụ muộn, chín vào tháng 11 âm lịch. Theo kinh nghiệm của nông dân trồng dâu Hạ Châu tại địa phương thì mùa vụ
cho trái của dâu Hạ Châu cũng là một lợi thế so với một số loại cây ăn quả khác. Bởi vì, các loại cây ăn quả khác, thường có mùa vụ vào khoảng tháng 03, 04, 05 âm lịch, thời điểm này dâu Hạ Châu chưa vào mùa vụ chính; và khi các loại cây
ăn quả khác đã gần hết mùa vụ thì dâu Hạ Châu mới vào mùa vụ chính thức; ở
thời điểm này, dâu Hạ Châu không gặp trở ngại trong việc cạnh tranh với một số
cây ăn quả khác, gần như mang tính độc quyền trên thị trường vào thời điểm này, tạo thuận lợi trong việc tiêu thụ.
- Dâu Hạ Châu trái có màu vàng nhạt, vỏ mỏng, buồng trái dài, mỗi trái có từ 03 - 04 múi, trái có vị ngọt đậm, chua nhẹ và mùi thơm đặc trưng so với một số dâu cùng loài như dâu xiêm, dâu xanh, dâu bòn bon… Chính vì những khác biệt so với một số loại dâu khác cho nên dâu Hạ Châu mang lại một giá trị kinh
tế cao hơn, được các thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh, Campuchia… ưa chuộng.
4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN – TP.CẦN THƠ: HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN – TP.CẦN THƠ:
4.2.1. Nguồn lực sản xuất của nông hộ:4.2.1.1. Đất sản xuất: 4.2.1.1. Đất sản xuất:
Bảng 2.DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007
ĐVT: công/hộ
Diện tích Số hộ Cơ cấu (%)
Diện tích từ 2 công đến 5 công 22 50,0 Diện tích từ 6 công đến 10 công 14 31,8 Diện tích từ 11 công đến 15 công 4 9,1 Diện tích từ 16 công đến 20 công 2 4,5 Diện tích từ 26 công đến 30 công 2 4,5 Tổng 44 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)
Kết quả khảo sát 44 hộ trồng dâu Hạ Châu tại vùng nghiên cứu, cho thấy diện tích đất canh tác bình quân của nông hộ là 7,52 công (nhỏ nhất là 2 công, lớn nhất là 30 công), được sử dụng hết cho việc trồng dâu Hạ Châu là chính (Xem Phụ lục 1). Sở dĩ, diện tích đất được dùng hết cho việc trồng dâu là vì dâu Hạ Châu phù hợp với đất đai tại địa phương, dễ trồng nhất so với một số cây mà nông dân đã trồng trước đó (như cam, chanh, quýt…).
Tuy nhiên, từ bảng số liệu trên cho thấy diện tích đất trồng giữa các hộ tại
địa bàn nghiên cứu có sự chênh lệch lớn. Các hộ có diện tích đất sản xuất từ 2
đến 5 công chiếm đến 50%. Trong khi đó, các hộ có diện tích đất trồng nhiều nhất tại vùng nghiên cứu (từ 26 đến 30 công) chỉ chiếm 4,5%. Điều này cho thấy nguồn lực vềđất sản xuất tại vùng khảo sát tương đối không đồng đều. Đa số các hộ có diện tích đất sản xuất nhỏ nhưng các hộ này lại không có nhu cầu hoặc không có điều kiện về nguồn vốn để mở rộng diện tích. Chỉ có một số hộ có diện
trên cũng cho thấy diện tích đất sản xuất tại địa bàn nghiên cứu còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ. Điều này cũng là một hạn chế về nguồn lực sản xuất của nông hộ,
đồng thời lại là một trở ngại đối với việc xây dựng một vùng sản xuất chuyên canh dâu Hạ Châu.
4.2.1.2. Lực lượng lao động:
Bảng 3.LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 ĐVT: người/hộ Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Thành viên gia đình 4 8 5,59 Lao động gia đình 1 5 2,02 (Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)
Lực lượng lao động tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp chính bình quân khoảng 02 người trong nông hộ gồm 06 thành viên. Bởi vì, các thành viên khác không tham gia sản xuất nông nghiệp, và người già, trẻ em trong độ tuổi đi học thì không tham gia sản xuất chính. Mặc khác, cây dâu Hạ Châu ít tốn công chăm sóc, cho nên không cần nhiều lao động vào việc trồng dâu Hạ Châu.
Kết quả phỏng vấn 44 người đại diện nông hộ (chủ yếu là chủ hộ) cho thấy
đa số họ có trình độ văn hóa ở bậc trung học cơ sở, chiếm đến 40,9%; 59,1% còn lại thì cấp 3 chiếm 31,8%, cấp 1 chiếm 22,7%, 4,5% là số người có trình độ văn hóa trên cấp 3, và không có tỉ lệ người mù chữ.
Nhìn chung, trình độ học vấn của nông dân tại địa bàn nghiên cứu không quá thấp. Với trình độ văn hóa bậc trung học cơ sở, bậc phổ thông trung học là phổ biến thì nông dân hoàn toàn có khả năng tự tìm tòi, học hỏi, tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật qua các phương tiện truyền thông (sách báo, truyền thanh, truyền hình…), hoặc được cung cấp kiến thức từ các lớp tập huấn, cán bộ khuyến nông…
22.7% 40.9% 31.8% 4.5% CẤP 1 CẤP 2 CẤP 3 TRÊN CẤP 3
Hình 1.TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA CÁC ĐÁP VIÊN TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
(Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)
Phần lớn các nông hộ trong địa bàn khảo sát có kinh nghiệm trồng dâu Hạ
Châu từ 05 năm đến 10 năm, chiếm đến 81,8% trong tổng số 44 hộ điều tra. Trước đây, đa số họ trồng cây cam (cũng là đặc sản của huyện Phong Điền), nhưng vào khoảng đầu những năm 1980 thì cây cam nhiễm bệnh, khó trị, hư hại, gây thất thu lớn, lại chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục. Dần dần, cây cam không mang lại thu nhập cho gia đình. Trong khi đó, một số hộ trồng dâu Hạ
Châu có thu nhập rất cao. Từđó, người dân chuyển dần từ trồng cam sang trồng dâu Hạ Châu. Đó là lý do vì sao kinh nghiệm trồng dâu Hạ Châu của nhà vườn chưa lâu năm so với một số loại cây trồng khác. Đây là một hạn chế nhất định trong quá trình sản xuất của những nông hộ mới tham gia vào.
81.9% 4.5% 4.5% 6.8% 2.3% knsx 5-10 năm knsx 11-15 năm knsx 16-20 năm knsx 26-30 năm knsx >30n năm
Bên cạnh việc trồng dâu Hạ Châu là chính, nông hộ còn tham gia vào một số hoạt động tạo thu nhập khác như chăn nuôi heo, chăn nuôi gia cầm…, và rất nhiều nông hộ trồng dâu Hạ Châu ghép cây giống dâu Hạ Châu để bán cho các nông dân ở các địa phương khác hoặc bán cho hàng xóm (chiếm 36,4% trong tổng số 44 hộ khảo sát). (Xem Phụ lục 1).
4.2.1.3. Nguồn vốn sản xuất:
Theo kết quả khảo sát 44 nông hộ tại địa bàn nghiên cứu thì hầu hết các hộ được phỏng vấn đều không có nhu cầu vay vốn. Họ chỉ sử dụng đồng vốn tự có của gia đình để tham gia sản xuất. Được hỏi vì sao lại có lý do này, đa số người dân đều cho biết có 02 nguyên nhân chính như sau: thứ nhất, nông dân không có nhu cầu vay vốn, theo rất nhiều ý kiến của các đáp viên thì nguồn vốn tự có của gia đình hằng năm cũng đủ để họ trang trải chi phí sinh hoạt gia đình, tái đầu tư
cho trồng dâu Hạ Châu; thứ hai giống dâu Hạ Châu là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít tốn chi phí về phân bón, thuốc… so với các loại cây trồng lâu năm khác.
4.2.1.4. Hoạt động xã hội:
Theo số liệu điều tra 44 hộ nông dân trồng dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu cho thấy có đến 61,4% ý kiến trả lời rằng ngoài việc sản xuất nông nghiệp, một số hoạt động khác nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình thì họ không tham gia bất cứ một tổ chức xã hội, đoàn thể nào ởđịa phương; chỉ có 22,7% hộ sản xuất tham gia vào hợp tác xã dâu Hạ Châu (các nông dân không tham gia vào Hợp tác xã, khi được hỏi lý do, họ cho biết rằng họ chưa thấy hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nên không tham gia), 15,9% còn lại là các tổ chức như hội người cao tuổi, hội nông dân, hội cựu chiến binh… (Xem Phụ lục 1). Điều này cũng là một hạn chế cho nông dân trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, tiếp cận các thông tin mới. Bởi vì, thông tin thường được truyền đạt theo chiều dọc của hệ
4.2.2. Khái quát thực trạng trồng dâu Hạ Châu của nông hộ: 4.2.2.1. Lý do chọn trồng cây dâu Hạ Châu: 4.2.2.1. Lý do chọn trồng cây dâu Hạ Châu:
Bảng 4.LÝ DO TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007
Nguyên nhân Số hộ Cơ cấu (%)
Dễ trồng 7 15,9
Chất lượng cao 5 11,4
Lợi nhuận cao 10 22,7
Phù hợp đất 1 2,3
Theo phong trào 6 13,6
Cam quýt hư, bệnh, chuyển sang trồng dâu Hạ Châu 15 34,1
Tổng 44 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)
Qua số liệu điều tra từ bảng trên cho thấy, trong tổng số 44 hộ trồng dâu Hạ
Châu được hỏi lý do vì sao chọn trồng cây dâu Hạ Châu, có đến 15 hộ (chiếm 34,1%) trả lời rằng: trước đây họ chuyên trồng cây cam, quýt (cam sành, cam mật, quýt tiều…). Nhưng, đầu những năm 1980 cây cam bị ảnh hưởng thời tiết, không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, bệnh, chết hàng loạt, gây thất thu cho người nông dân trồng cam. Thời gian đầu, họ vẫn giữ trồng cam nhưng cam vẫn không đem lại thu nhập tối thiểu nào cho họ. Cho nên, sau một vài năm đầu trồng thử nghiệm, họ quyết định chuyển dần sang trồng cây dâu Hạ Châu cho tới nay.
Bên cạnh đó, có 52,3% các hộ trả lời rằng họ chọn trồng cây dâu Hạ Châu là vì một số đặc tính tốt của nó như dễ trồng, chất lượng cao, lợi nhuận cao, phù hợp đất hơn so với một số loại cây trồng khác. Còn lại 13,6% nông hộ chọn trồng dâu Hạ Châu theo phong trào, nghĩa là họ thấy bà con, hàng xóm trồng có hiệu quả, cho thu nhập cao, cho nên họ trồng theo sự chỉ dẫn của những hộ đã trồng trước đó.
4.2.2.2. Nguồn giống được sử dụng để trồng:
Bảng 5.NGUỒN GIỐNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ TRỒNG CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007
Giống Số hộ Cơ cấu (%)
Từ hàng xóm 23 52,3
Tự có 15 34,1
Bà con 6 13,6
Tổng 44 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)
Từ bảng số liệu trên cho thấy đa số người dân trồng dâu Hạ Châu mua giống