Các quy trình xây dựng phần mềm cho hệ thống thông tin

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 37 - 42)

Phần mềm là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống thông tin mà chỉ có nó, phần cứng mới có thể hoạt động được. Do vậy, khi phát triển một hệ thống thông tin, đồng thời cũng là quá trình xây dựng một phần mềm mới hoàn thiện hơn với nhiều tính năng và ngày càng thân thiện.

Một phần mềm từ khi xây dựng, đưa vào sử dụng trải qua một giai đoạn dài gọi là vòng đời phát triển của nó. Các giai đoạn trong vòng đời có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời và được biểu diễn trong hình vẽ dưới đây:

Hình 2.7: Các giai đoạn trong quy trình xây dựng phần mềm

5.1. Xác định yêu cầu

Xác định yêu cầu là bước đầu tiên của quá trình xây dựng, phát triển phần mềm. Nội dung của giai đoạn này rất quan trọng vì nó quyết định tới hiệu quả của dự án phần mềm. Một phần mềm chỉ đem lại hiệu quả khi người phát triển xác định đúng những yêu cầu mà phần mềm cần đạt được. Những yêu cầu này cần thiết được lượng hóa và biểu diễn dưới dạng các mô hình. Cụ thể là sơ đồ luồng thông tin (Information Flow Datagram – IFD), sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Datagram –DFD), sơ đồ chức năng kinh doanh (Business Function

Xác định yêu cầu

Phân tích

Thiết kế

Lập trình

Kiểm thử

Triển khai và bảo trì

Datagram – BFD),…Đồng thời một kết quả nữa của giai đoạn xác định yêu cầu là hồ sơ phân tích nghiệp vụ chuyên sâu.

5.2. Thiết kế phần mềm

Trên cơ sở các sơ đồ, hồ sơ phân tích nghiệp vụ, cán bộ thiết kế tiến hành lần lượt các bước thiết kế phần mềm. Song đây mới chỉ là bản thiết kế trên giấy hay dưới dạng sơ đồ khối chứ chưa được thể hiện trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể.

Các thành phần của phần mềm cần thiết kế bao gồm: - Kiến trúc phần mềm

- Dữ liệu của phần mềm - Các thủ tục xử lý - Thiết kế chương trình - Các giao diện nhập dữ liệu

- Các báo cáo được hiển thị hoặc in trên giấy

5.3. Lập trình phần mềm

Đây là giai đoạn sử dụng các ngôn ngữ lập trình để cụ thể hóa những thiết kế trên máy tính. Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, bộ phận lập trình sẽ tiến hành chi tiết hóa các sơ đồ khối và lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp để biến các bản vẽ thiết kế thành sản phẩm phần mềm.

Công đoạn lập trình phần mềm cần tuân thủ đúng theo bản vẽ thiết kế, tránh những thay đổi đặc biệt là những thay đổi liên quan đến cấu trúc phần mềm. Bởi lẽ những thay đổi này sẽ làm mất đi sự gắn kết giữa các thành phần trong sản phẩm.

5.4. Kiểm thử phần mềm

Kết thúc giai đoạn lập trình, quy trình kiểm thử được tiến hành với các nội dung cơ bản sau:

- Lập kịch bản kiểm thử - Kiểm thử hệ thống

- Kiểm thử theo tiêu chuẩn nghiệm thu

Trong các nội dung trên, có một nội dung mà vai trò được đặc biệt nhấn mạnh đó là lập kịch bản quá trình kiểm thử. Vì công việc kiểm thử không bao hàm việc sửa lỗi chương trình mà chủ yếu là xây dựng kịch bản để phát hiện những điểm yếu của phần mềm. Do đó, công việc này yêu cầu những người có am hiểu cả về tin học và lĩnh vực ứng dụng phần mềm. Như vậy, chương trình khi đưa vào sử dụng mới tránh khỏi những sai sót không đáng có.

5.5. Triển khai và bảo trì

Triển khai là giai đoạn những người phát triển hệ thống tiến hành đưa hệ thống vào sử dụng trong môi trường thực sự. Quy trình triển khai có mục đích là cài đặt phần mềm cho khách hàng cũng như hướng dẫn, đào tạo khách hàng sử dụng phần mềm. Việc hướng dẫn, đào tạo này có thể thực hiện một cách trực tiếp thông qua trao đổi giữa người phát triển và người sử dụng hoặc gián tiếp thông qua các tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc là sự kết hợp của hai phương pháp này.

Quá trình triển khai bao gồm một số công việc sau: - Cài đặt máy chủ

- Cài đặt máy mạng - Vận hành phần mềm

Bảo trì là quy trình cuối cùng trong toàn bộ các công đoạn khép kín trong quy trình làm phần mềm. Mặc dù đã được kiểm thử nhưng qua quá trình sử dụng thực tế phần mềm vẫn có thể bộc lộ một số nhược điểm, thiếu sót. Bảo trì là giai đoạn khắc phục những thiếu sót này. Giai đoạn bảo trì diễn ra trong suốt quá trình sử dụng phần mềm và gần như là giai đoạn dài nhất, chiếm một phần chi phí không nhỏ trong toàn bộ quy trình sản xuất phần mềm. Do vậy, những nhà phát triển, nhà sản xuất cần ước tính chi phí vào giá thành sản phẩm để tránh khỏi tổn thất trong kinh doanh.

CHƯƠNG III- XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ NGUỒN VỐN

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w