Quy trình thẩm định dự án

Một phần của tài liệu v6122 (Trang 43 - 46)

Quy trình thẩm định tài chính dự án được xây dựng nhằm mục đích giúp cho quá trình thẩm định diễn ra thống nhất, khoa học nhằm hạn chế, phòng ngứa rủi ro và nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án. Ngân

hàng Công thương Ba Đình thường tiến hành thẩm định tài chính dự án theo quy trình gồm 4 bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng

Khi khách hàng đề nghị vay vốn, ngân hàng thông báo va giải thích, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định.

Thông thường ngân hàng yêu cầu bộ hồ sơ mà khách hàng phải xuất trình bao gồm:

- Hồ sơ pháp lý của khách hàng

- Hồ sơ kinh tế: các báo cáo tài chính, hợp đồng kinh tế, bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn và chi tiết hàng tồn kho, …

- Hồ sơ vay vốn: giấy đề nghị vay vốn, báo cáo khả thi của dự án, quyết định phê duyệt đầu tư của cấp có thẩm quyền,…

- Hồ sơ đảm bảo tiền vay

- Các hồ sơ khác có liên quan( nếu có)

Nếu khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu với thì các thông tin từ bộ hồ sơ sẽ được lấy làm cơ sở chủ yếu để phân tích và đánh giá về khách hàng. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì cán bộ tín dụng có thể thu thập thông tin khách hàng được lưu trữ tại phòng kế toán như: bản sao giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ,…số dư tài khoản,…Do đó khách hàng khi quan hệ lâu dài với ngân hàng thì chỉ cần bổ sung hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay, còn hồ sơ pháp lý không cần thiết nếu không có gì thay đổi.

Nếu hồ sơ khách hàng chưa đầy đủ, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng hoàn thiện tiếp, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì cán bộ tín dụng nhận hồ sơ và chuyên sang bước thứ 2.

Bước 2: Thực hiện thẩm định dự án đầu tư

thương Vịêt Nam để xem xét, đánh giá tính khả thi của dự án. Tuy nhiên tuỳ theo quy mô và tính chất phức tạp của dự án để tiến hành tổ chức thẩm định cho phù hợp. Đối với các dự án có quy mô lớn, việc thẩm định thường được tiến hành qua hai bước là thẩm định sơ bộ và thẩm định chính thức.

Thẩm định sơ bộ nhằm đánh giá khái quát về dự án: các vấn đề cơ bản của dự án, mục tiêu của dự án, lợi ích thu được từ dự án. Trên cơ sở đó xác định và dự kiến các công việc cần phải đi tìm sâu phân tích thêm.

Thẩm định chính thức là đi sâu phân tích đánh giá một cách toàn diện tất cả các nội dung có liên quan ảnh hưởng đến tính chất sinh lời của dự án.

Tuy nhiên dù một dự án có quy mô lớn hay nhỏ thì cũng cần được thẩm định đầy đủ các nội dung sau:

- Kiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn.

- Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng

- Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng.

- Thẩm định dự án: gồm thẩm định về mặt kỹ thuật, về mặt kinh tế và tài chính của dự án.

- Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay

Trong đó thẩm định tài chính dự án là bước quan trọng nhất, kết quả thẩm định tài chính dự án là căn cứ chính yếu để ngân hàng đưa ra quyết định cuối cùng.

Bước 3: Lập báo cáo kết quả thẩm định.

Kết thúc bước 2, trên cơ sở các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính, cán bộ tín dụng sẽ lập báo cáo kết quả thẩm định, đưa ra những nhận xét ý kiến, đề xuất của bản thân về những khó khăn và thuận lợi của dự án, khả năng trả nợ của dự án,… để trình lên trưởng phòng tín dụng (hoặc người được uỷ quyền) để xem xét.

Bước 4: Trưởng phòng tín dụng đánh giá, kiểm tra và nhận xét; sau đó

Một phần của tài liệu v6122 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w