IV. Thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
2. Hạn chế nhượng quyền thương mại Việt Nam
Nhượng quyền thương mại đang phát triển tương đối nhanh trong thời gian qua, nhưng theo các chuyên gia, chủ yếu là nhượng quyền không toàn diện và thiếu ràng buộc chặt chẽ về quản lí và khó đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu.
2.1. Hiếm hoi nhượng quyền toàn diện
Thực tế các doanh nghiệp trong nước thực hiện mô hình franchise toàn diện bao gồm 4 thành phần chính: hệ thống, thương hiệu, sản phẩm dịch vụ và bí quyết như phở 24 là rất hiếm hoi ở Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp theo thực hiện mô hình franchise không toàn diện, chủ yếu chuyển nhượng một số thành phần nhất định.
Đó có thể là nhượng quyền phân phối sản phẩm như cà phê Trung Nguyên cấp phép sử dụng thương hiệu như G7 Mart, cấp phép sử dụng công
thức pha chế sản phẩm như quán trà T-Bar, hoặc hình thức tự sở hữu các cửa hàng như Y5, Tapiocup, Alotra…
Những mô hình lỏng lẻo trên đây thường được các công ty trong nước áp dụng phù hợp với mục đích chủ yếu là gia tăng doanh thu, độ bao phủ và thị phần nhanh chóng, bên nhận quyền bán các sản phẩm do bên nhượng quyền sản xuất và được phép sử dụng logo thương hiệu của bên nhượng quyền để phân phối sản phẩm. Thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm.
2.2. Nhượng quyền thương mại Việt Nam còn một khoảng cách
Một đặc điểm quan trọng là các loại hình bán lẻ trên thường thiếu ràng buộc chặt chẽ về quản lí, tính nhất quán về thương hiệu. Doanh nghiệp không qui định rõ ràng qui trình kinh doanh và hệ thống bản sắc thương hiệu (thể hiện qua trang trí nội thất/ngoại thất cửa hàng, bảng hiệu, thiết kế…)
Bên nhượng quyền cung cấp mức hỗ trợ hạn chế, chủ yếu những gì liên quan đến bản thân sản phẩm và dịch vụ giao hàng, bảo hành, đổi hàng. Bên nhượng quyền không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thường không chịu trách nhiệm về sự thành công hay thất bại của bên nhận quyền.
Tất cả các công ty nói trên đều không thể thực hiện mô hình franchise toàn diện vì nhiều lí do khác nhau như thiếu khả năng hoạch định, chiến lược về mô hình kinh doanh phù hợp, thiếu vốn, thiếu trình độ quản lí và kiểm soát, chưa chuẩn hóa qui trình và thương hiệu.
Hơn nữa, thương hiệu là tài sản lớn nhất của hệ thống franchise vì thế các bên nhận quyền thường quan tâm tham gia franchise nào có thương hiệu mạnh. Trong khi đó, nhiều thương thiệu trong và ngoài nước mới ra đời chưa được người tiêu dùng tín nhiệm và đủ sức để thu hút hấp dẫn các đối tác tham gia nhận quyền.
Như vậy, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược franchise đảm bảo 4 yếu tố để thành công: phát triển bền vững, kiểm soát, tiếp thị hệ thống và khả năng nhân bản hệ thống.
Với thực trạng nhượng quyền thương mại như hiện nay, tuy nói rằng đây là loại hình đang phát triển nhưng trong đó chứa đựng rất nhiều mặt hạn chế. Đặc biệt là việc thiếu luật điều chỉnh.
PHẦN III
KHUYẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM
Trở thành thành viên của WTO, sau hội nhập, Việt Nam có rất nhiều cơ hội trong việc tham gia các hoạt động tự do hóa thương mại, được hưởng các chính sách ưu đãi thuế quan như các thành viên khác. Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng lợi thế này để cải tạo môi trường kinh doanh nói chung và hoạt động nhượng quyền thương mại nói riêng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, xin đưa ra một số giải pháp.