Agent di động (Mobile Agent)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHÂN TẢI SERVER SỬ DỤNG PROXY ĐỘNG pptx (Trang 25 - 28)

Agent di động [9] là mô hình được xuất phát từ hai quy tắc khác nhau [4], đầu tiên là trí thông tinh nhân tạo, thứ tạo ra khái niệm agent, thứ hai là hệ thống phân tán, thứ định nghĩa khái niệm về dịch chuyển mã [6].

Dựa theo định nghĩa chuẩn, Agent di động là một một agent giống như tất cả các

agent không di động khác (tự quản, phản ứng hành động, thực hiện tiên phong, có tính xã hội), nhưng thêm vào đó, nó có khả năng di chuyển; nó có khảnăng di trú giữa các nền tảng theo yêu cầu để thực hiện các công việc được giao.

Theo cách nhìn từ hệ thống phân tán, một Agent di dộng là một chương trình với

định danh duy nhất có thể dịch chuyển mã, dữ liệu và trạng thái giữa các máy được nối mạng. Để thực hiện được điều đó, một Agent phải có khả năng dừng công việc của nó ở

bất kỳ thời điểm nào, và tiếp tục hoạt động khi đã cư trú ở nơi khác.

Chúng ta có thể đặt Agent di động trong mối quan hệ với các mô hình truyền thống

như sau:

- Client –Server: Mô hình phổ biến nhất, ở đó các dịch vụ được Server đưa ra và được sử dụng bởi một hoặc nhiều Client.

- Thực thi từ xa: Một thành phần gửi mã đến thành phần khác để thực thi từ xa, kết quả đưa ra hoặc từ quyết định của chính nó, hoặc một yêu cầu từ phía thành phần ở xa, hoặc có thể như một phần của giao kèo trước đó. Sau khi thực thi, thành phần thực thi sẽ

gửi trả kết quả về cho thành phần gốc.

- Agent di động: Một thành phần gửi bản thân nó ( hoặc đối tượng khác nếu được

phép) đến một nơi lưu trữ ở xa để thực thi. Thành phần chuyển đi với mã, dữ liệu và có thể cả trạng thái. Sự dịch chuyển có thể tương tự như trường hợp trước, nhưng thông thường nhất kết quả từ thành phần đó ( ví dụ là Agent di động) quyết định cho bản thân nó có nhu cầu di chuyển địa điểm xem kẽ.

Một Agent di động như miêu tả trong hình 2.7 gồm có 3 phần: mã, trạng thái và dữ

liệu. Mã là dạng của Agent sẽ được thực thi khi di trú đến một nền tảng. Trong trường hợp đơn giản nhất thì nó là mã đơn. Trạng thái là môi trường thực thi dữ liệu của Agent, bao gồm chương trình đếm và ngăn xếp thực thi. Phần này chỉ tìm thấy trong Agent sử

17

dụng cư trú mạnh. Dữ liệu bao gồm các giá trị được sử dụng bởi Agent, như là tri thức,

các file xác định v.v.

Hình 2.7: Cu trúc đơn giản ca Agent di dng

Có khá nhiều cuộc tranh luận vềưu điểm và nhược điểm của Agent di dộng, thường thì nó được so sánh với các Agent không di động. Một sốưu điểm là:

- Không đồng bộ và xử lý không phụ thuộc: Một khi nó đã được di trú vào một nền tảng mới, các Agent không cần phải liên hệ với chủ của nó để thông báo về công việc. Nó có thể chỉ cần gửi lại kết quả. Việc này đặc biệt hữu dụng khi sử dụng với các thiết bị di

động với giới hạn về tài nguyên; một agent có thể di trú đến một máy khác để thực hiện các công việc phức tạp và trả lại kết quả theo chu kỳ.

- Chịu lỗi: Nó có thểđánh dấu và sửa lỗi với các điều kiện lỗi bằng việc chuyển đến các nền tẳng chéo khi vấn đề được phát hiện. Công bằng nếu một điểm di trú bị sập, một

điểm trung gian có thểđược chọn đểđóng vai trò dự trữ. Nó phù hợp với môi trường thân thiện và dễđổ vỡ

- Biển các ứng dụng: Agent di động rất phù hợp với các ứng dụng cần xử lý một

lượng lớn các dữ liệu từ xa. Agent di động có thể dịch chuyển dữ liệu, trong nhiều trường hợp nó có hiệu quảhơn so với cách làm truyền thống.

18

- Khảnăng mở rộng và hiệu năng: Mặc dù Agent di động giảm tải cho mạng, nhưng

nó lại làm tăng tải cho việc thực thi. Điều này là bởi vì nó thường được lập trình với các ngôn ngữ thông dịch và thường cần phải được theo dõi chặt chẽ việc tương kết theo chuẩn, nó có thể gây ra quá tải việc xử lý dữ liệu.

- Khả năng di chuyển và chuẩn hoá: Agent không thểtương kết nếu nó không tuân theo chuẩn truyền thông thông thường. Sự chấp nhận các chuẩn này, như là OMG MASIF (Mobile Agent System Interoperability Facility) hoặc FIPA thường rất quan trọng, đặc biệt trong sự dịch chuyển trong một nền tảng.

- An ninh: Sử dụng Agent di động sẽ mang theo một số vấn đề về an ninh. Bất kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mã di động nào đều có một mối đe doạ tiềm tàng và cần phải được chứng thực cẩn thận

19

Chương 3 Mô hình Proxy động

Chương này sẽ trình bày chi tiết vềbài toán đặt ra và ý tưởng để giải quyết bài toán

đó. Sau đó sẽ đi vào chi tiết về các giải pháp cho các yêu cầu bài toán đặt ra. Cuối cùng là mô hình chi tiết dựa trên các giải pháp đưa ra để giải quyết bài toán.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHÂN TẢI SERVER SỬ DỤNG PROXY ĐỘNG pptx (Trang 25 - 28)