Điều kiện để mở rộng hoạt động bảo lãnh và các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu td859 (Trang 39 - 46)

Điều kiện để mở rộng hoạt động bảo lãnh

Không phải ai cũng thực hiện được nghiệp vụ bảo lãnh, ngân hàng nào cũng có thể mở rộng hoạt động bảo lãnh. Mà muốn mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh cần có những điều kiện sau:

Điều quan trọng đầu tiên đó là sức mạnh tài chính và uy tín của ngân hàng trên thị trường. Một ngân hàng có khả năng tài chính cao, uy tín tốt chắc chắn sẽ làm cho người thụ hưởng tin tưởng vào khả năng thanh toán thay khi có rủi ro xảy ra. Điều đó có nghĩa là, trong tất cả các thương vụ của họ, họ

điều yêu cầu phải có ngân hàng đứng ra bảo lãnh, thì hợp đồng kinh tế giữa họ và đối tác mới được ký kết. Như vậy ngân hàng dễ dàng mở rộng hoạt động bảo lãnh ra nhiều đối tượng khách hàng.

Ngân hàng phải có chính sách mở rộng hoạt động bảo lãnh một cách cụ thể và cần phải phối hợp với các hoạt động khác vì hoạt động bảo lãnh của ngân hàng không thể tách rời các hoạt động khác của ngân hàng.

Kiến nghị với Đảng để tạo hành lang pháp lý hoàn thiện cho hoạt động bảo lãnh.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động bảo lãnh của một NHTM

Việc mở rộng hoạt động bảo lãnh ở một ngân hàng không phải là một việc dễ dàng, mà nó phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như: khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và khả năng thu hút khách hàng

Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì trước hết phải đáp ứng tốt về loại hình bảo lãnh mà khách hàng yêu cầu sau đó là đáp ứng tốt về số tiền bảo lãnh mà khách hàng đề nghị.

Đáp ứng về loại hình bảo lãnh thể hiện ở danh mục các loại hình bảo lãnh mà ngân hàng cung cấp. Đây là điều kiện quan trọng để mở rộng bảo lãnh ngân hàng bởi lẽ khi khách hàng đến yêu cầu bảo lãnh hợp pháp mà ngân hàng không đáp ứng được thì uy tín của ngân hàng sẽ giảm đi rất nhiều và chắc chắn sẽ không có hợp đồng bảo lãnh tiếp theo phát sinh và doanh số bảo lãnh cũng không tăng. Dó đó, việc đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh đối với một NHTM là rất cần thiết quyết định đến số lượng khách hàng cũng như doanh số về hoạt động bảo lãnh. Song, việc đa dạng hoá danh mục các loại hình bảo lãnh của ngân hàng phải được tiến hành đồng thời với việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ tín dụng ngân hàng. Bởi lẽ, bảo

lãnh là một hoạt động nhiều rủi ro, trước khi ra quyết định bảo lãnh đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tìm hiểu rõ về loại hình kinh doanh quy định trong hợp đồng kinh tế. Có như vậy mới ra quyết định bảo lãnh sáng suốt, bảo đảm an toàn cho hoạt động bảo lãnh đem lại nguồn thu ổn định và chắc chắn cho ngân hàng.

Ngày nay, nền kinh tế phát triển với tốc độ chóng mặt, các thương vụ kinh tế lớn diễn ra ngày càng nhiều và đương nhiên, các thương vụ kinh tế ấy cần phải có bảo lãnh của ngân hàng. Và để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng nhà nước ban hành quy định mức dư nợ bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có của tổ chức bảo lãnh. Để đáp ứng tốt số tiền bảo lãnh mà khách hàng đề nghị (đối với những hợp đồng bảo lãnh có giá trị lớn) và không làm trái quy định của ngân hàng nhà nước, các NHTM hiện nay thường sử dụng hình thức đồng bảo lãnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường không thích hình thức này vì thủ tục phức tạp và phí bảo lãnh cao. Như vậy, trong dài hạn, ngân hàng sẽ làm mất khách hàng lớn với khả năng thu được thu nhập cao và an toàn. Do đó, để mở rộng hoạt động bảo lãnh, đáp ứng được tốt các hợp đồng bảo lãnh giá trị lớn, các NHTM cần phải tăng vốn tự có của mình lên. Mặc dù, việc tăng vốn tự có đối với một TCTD là điều không dễ, vì TCTD hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn huy động được. Nhưng đó là biện pháp tốt nhất để mở rộng hoạt động bảo lãnh cũng như hoạt động cho vay của ngân hàng.

Khả năng thu hút khách hàng

Để thu hút được khối lượng khách hàng lớn, điều đầu tiên phải kể đến, đó là uy tín của ngân hàng sau đó là mức phí bảo lãnh cạnh tranh, hấp dẫn.

Trong điều kiện các giao dịch thương mại đang diễn ra sôi động như hiện nay. Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO thì các giao dịch quốc tế, các thương vụ có yếu tố nước ngoài càng nhiều. Điều này có nghĩa nhu cầu bảo

lãnh của ngân hàng là không thể thiếu trong các thương vụ kinh tế. Nhưng, tham gia cung cấp bảo lãnh cho các hợp đồng giao dịch quốc tế là không dễ, vì đối tác nước ngoài thường chỉ định ngân hàng tham gia bảo lãnh cho đối tác của họ. Và chỉ có những ngân hàng uy tín cao trên thị trường quốc tế mới không bị bỏ lỡ các thương vụ lớn như vậy. Do đó, để thu hút khối lượng khách hàng, điều đầu tiên là ngân hàng phải xây dựng uy tín, niềm tin đối với không chỉ khách hàng trong nước mà còn cả những khách hàng ngoài nước.

Ngoài ra, để thu hút khách hàng, ngân hàng cần đưa ra biểu phí bảo lãnh thật hấp dẫn, thật cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho ngân hàng. Muốn như vậy, ngân hàng phải thường xuyên đào tạo nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, thực hiện chuyên môn hoá cho cán bộ tín dụng ngân hàng. Có như vậy mới giảm được chi phí nghiệp vụ và thẩm định.

Quy trình bảo lãnh đơn giản, linh hoạt, nhanh chóng cũng là một biện pháp tốt để thu hút khách hàng.

1.4.3.Các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng của hoạt động bảo lãnh

Doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh

Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong năm.

Dư nợ bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh hiện hành của ngân hàng tại một thời điểm( thường là cuối kỳ).

Doanh số bảo lãnh ( hoặc dư nợ bảo lãnh được so sánh tại cùng một thời điểm ) tăng lên qua các năm đều thể hiện quy mô bảo lãnh tăng, cho thấy hoạt động bảo lãnh đang phát triển và được mở rộng.

Kết hợp chỉ tiêu này với chỉ tiêu phụ như: số món bảo lãnh phát hành trong kỳ, số khách hàng bảo lãnh sẽ đánh giá một cách chính xác hơn về mức độ mở rộng quy mô của hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng.

kết hoạt động ngoại bảng của ngân hàng. Và được tính vào thời điểm cuối năm để thấy được sự tăng trưởng của hoạt động bảo lãnh qua các năm.

Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm =

Dư nợ bảo lãnh đầu năm + Phát sinh bảo lãnh tăng Dư nợ bảo lãnh cuối năm = Dư nợ bảo lãnh đầu năm + Phát sinh bảo lãnh tăng _ Phát sinh bảo lãnh giảm

Chỉ tiêu doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm thể hiện tổng số tiền bảo lãnh phát sinh trong năm, doanh số bảo lãnh năm sau cao hơn năm trước thể hiện qui mô hoạt động bảo lãnh tăng lên. Mặt khác thu phí bảo lãnh được tính theo tỷ lệ % trên số tiền bảo lãnh, do đó doanh số bảo lãnh cao thì thu từ phí bảo lãnh cũng cao và tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh so với các hoạt động trung gian của ngân hàng cũng được tăng lên. Như vậy doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm thể hiện qui mô và tỷ trọng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.

Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh cuối năm giúp cho lãnh đạo ngân hàng nắm bắt được thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng để từ đó có những định hướng cụ thể cho năm tài chính tiếp theo. Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh cuối năm rất chi tiết, được phân chia theo các tiêu thức: Dư nợ bảo lãnh chia theo loại hình bảo lãnh; Dư nợ bảo lãnh chia theo thành phần kinh tế; Dư nợ bảo lãnh chia theo thời hạn bảo lãnh. Do đó, thông qua chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh có thể biết được những loại hình bảo lãnh là thế mạnh của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ bảo lãnh; Khách hàng chủ yếu của ngân hàng trong hoạt động bảo lãnh là những doanh nghiệp như thế nào; Dư nợ bảo lãnh của ngân hàng là ngắn hạn, trung hay dài hạn… Vì vậy mở rộng hoạt động bảo lãnh của

ngân hàng không chỉ là tăng doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm mà còn tăng dư nợ bảo lãnh, tập trung vào những loại hình bảo lãnh là thế mạnh của ngân hàng, tăng dư nợ với những khách hàng truyền thống và tăng dư nợ những hợp đồng bảo lãnh có tính an toàn và hiệu quả cao.

Chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động bảo lãnh

Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh trực tiếp khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh chủ yếu bao gồm phí dịch vụ bảo lãnh. Ngoài ra còn một số phụ phí đi kèm

phí dịch vụ bảo lãnh = tỷ lệ % * Số tiền bảo lãnh

Theo điều 22 quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25thàng08 năm 2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định: “ khách hàng phải trả cho TCTD phí bảo lãnh. Mức phí do các bên thoả thuận, không vượt quá2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Trường hợp mức phí tính theo tỷ lệ này thấp hơn 300.000 đồng thì TCTD được thu phí tối thiểu 300.000 đồng”. Như vậy, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tỷ lệ thuận với số tiền bảo lãnh. Để thu được thu nhập lớn từ hoạt động bảo lãnh, ngân hàng cần tìm kiếm các hợp đồng bảo lãnh lớn, có số tiền bảo lãnh cao mà vẫn đảm bảo an toàn.

Một số phụ phí khác như: phí phát hành thư bảo lãnh, phí huỷ thư bảo lãnh… tuy nhiêu tỷ trọng của nguồn thu này là không đáng kể so với nguồn thu từ phí dịch vụ bảo lãnh.

Một số chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động bảo lãnh so với tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ, và so với tổng doanh thu. Các chỉ tiêu này cho thấy tầm quan trọng của nguồn thu từ hoạt động so với toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động bảo lãnh thì đây chính là chỉ tiêu quan trọng cho thấy thành quả đạt được khi áp dụng các biện pháp nhằm mở rộng hoạt động bảo lãnh.

Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn.

Dư nợ bảo lãnh quá hạn là những khoản vốn mà ngân hàng trả thay khách hàng trong hợp đồng bảo lãnh mà khách hàng chưa bồi hoàn cho ngân hàng.

Nếu ngân hàng muốn mở rộng hoạt động bảo lãnh, muốn tăng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh thì trước hết, ngân hàng phải đảm bảo chất lượng cho các khoản bảo lãnh này. Có như thế, nguồn thu từ dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng mới ổn định và tăng trưởng được. Dư nợ bảo lãnh quá hạn càng lớn càng thể hiện ngân hàng đang đứng trước nguy cơ mất vốn, và chất lượng công tác thẩm định chất lượng bảo lãnh của ngân hàng là không tốt và chiến lược mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đang phạm sai lầm.

Dư nợ bảo lãnh quá hạn được xem xét qua hai chỉ tiêu như sau:

Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn = Dư nợ bảo lãnh quá hạn Tổng doanh số bảo lãnh

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng doanh số bảo lãnh quá hạn trong tổng doanh số bảo lãnh, thể hiện phần trăm doanh số đã phát sinh rủi ro.

Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn giảm khi doanh số bảo lãnh quá hạn giảm hoặc doanh số bảo lãnh tăng. Cả hai phương pháp này đều thể hiện chất lượng bảo lãnh được nâng cao, việc mở rộng hoạt động bảo lãnh là có hiệu quả.

Tuy nhiên, hiện nay do xu hướng muốn làm “đẹp” bảng cân đối kế toán mà các ngân hàng thương mại thường gia hạn nợ cho những khoản nợ đến hạn mà không đòi được, vì vậy làm giảm ý nghĩa của chỉ tiêu này.

Mặt khác, việc tăng doanh số bảo lãnh trong năm đồng nghĩa việc làm tiềm ẩn nợ quá hạn lớn trong năm sắp tới. Bởi vì những khoản bảo lãnh trung và dài hạn năm nay thì chỉ có thể phát sinh nợ quá hạn trong những năm sau đó. Tức là, trong cơ cấu dư nợ bảo lãnh quá hạn năm nay sẽ có bộ phận không

nhỏ là khoản trả thay bảo lãnh trung và dài hạn phát sinh từ những năm trước đó. Do đó, để đánh giá đúng hơn hoạt động bảo lãnh tại đơn vị mình, các ngân hàng nên xem xét dư nợ bảo lãnh quá hạn kết hợp các chỉ tiêu khác như: cơ cấu dư nợ bảo lãnh quá hạn theo thời hạn, cơ cấu doanh số bảo lãnh theo thời hạn…

Đồng thời, để theo dõi và quản lý tốt hơn các khoản bảo lãnh quá hạn, các ngân hàng nên sử dụng tới các chỉ tiêu:

Tỷ lệ nợ quá hạn khê đọng = Tổng doanh số bảo lãnh đến hạnNợ quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm

Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi = Nợ quá hạn trên 1 năm Tổng doanh số bảo lãnh đến hạn

Bảo toàn và sinh lời nguốn vốn luôn là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng. Vì vậy nếu ngân hàng có tỷ lệ bảo lãnh quá hạn khó đòi cao có nghĩa là khả năng thu nợ từ khách hàng là rất thấp, việc đòi nợ có thể gây ra những tổn thất cho ngân hàng. Qua đó đánh giá được việc mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng là không hiệu quả.

Trên đây chỉ là một số chỉ tiêu đơn giản để đánh giá mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng, với mỗi ngân hàng, tuỳ vào thế mạnh và mục đích hoạt động riêng của ngân hàng có thể có những chỉ tiêu khác nữa để đánh giá.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu td859 (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w