- Thứ tư Tiếp tục phát triển công nghệ thông tin cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng như: Thẻ ATM, SMS Banking, Intemet
b. Phân tích tính khả thi của dự án
3.2.8. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng.
Để có thể thành công trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh không chỉ giỏi về nghiệp vụ mà còn phải có nhân cách tết, có sự hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực kinh tế khác. Để có được điều này đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện tết các nhiệm vụ sau :
a/ Đối với cán bộ làm công tác điều hành quản trị.
Đó là bộ phận cán bộ trọng yếu của ngân hàng, đưa ra định hướng chỉ đạo toàn bộ ngân hàng trong mọi hoạt động. Là bộ phận hướng dẫn giám
sát, chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình. Vì vậy, ngân hàng cần đặc biệt quan tâm tới bộ phận này:
+ Cán bộ quản trị phải được đào tạo toàn diện, có trình độ, am hiểu về tình hình kinh tế xã hội. Phải có kinh nghiệm thực tế, nhanh nhạy nắm bắt và phân tích dự đoán được diễn biến thị trường từ đó đưa ra những chính sách chiến lược, chính sách quản trị kinh doanh cho ngân hàng. Họ còn phải có tinh thần nhiệt huyết, quyết tâm và gắn bó với ngân hàng.
+ Cán bộ quản trị cần gắn bó quan tâm đến các bộ phận cấp dưới để khuyến khích động viên tinh thần lao động sáng tạo của họ, kịp thời thông báo, truyền đạt hướng dẫn chính sách, chỉ đạo đến cán bộ cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ được giao.
b/ Đôi với cán bộ làm công tác nghiệp vụ.
Đây là bộ phận trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thực hiện phương hướng, chính sách chỉ đạo từ cấp quản trị. Vì vậy yêu cầu đội ngũ cán bộ nghiệp vụ phải có trình độ, thành thạo nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp tốt, nhanh nhạy, linh hoạt với sự thay đổi thị trường. Do đó công tác tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ phải được thực hiện một cách nghiêm túc và có kế hoạch.
+ Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, giúp cán bộ ngân có thể nắm bắt kịp thời các quy định nhà nước. Những biến động về hoạt động của ngân hàng và môi trường kinh doanh, điều kiện kinh tế xã hội, nắm bắt chủ trương chung của hệ thống. Mỗi cán bộ, nhân viên ngân hàng không chỉ giỏi chuyên môn nghiệp vụ mà cần phải biết tất cả các hoạt động khác của ngân hàng, biết được quy trình thực hiện và hoạt động của các phòng ban liên quan. Ngân hàng có thể trang bị những kiến thức này thông qua việc đào tạo tại chỗ, đào tạo giữa các phòng ban, cử cán bộ đi học các lớp ngắn hạn . . . Ngoài ra, Ngân hàng cần chú trọng nâng cao kiến thức của cán bộ tín về phát hiện
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, trình độ marketing, nâng cao khả năng thu thập và phân tích thông tin, dự đoán biến động về lãi suất, tỷ giá, lạm phát . . .
+ Thường xuyên tổ chức những khoá học, triển khai ứng dụng công nghệ mới, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ mới trong hoạt động tín dụng cũng như hoạt động đầu tư chứng khoán . . . Giúp cán bộ ngân hàng nan cao năng lực nghiệp vụ, hiểu và thực hiện đúng nguyên tắc, tuân thủ quy chế, quy trình nghiệp vụ.
+ Tiến hành các đợt kiểm tra, tổ chức các đợt thi cán bộ giỏi để đánh giá xếp loại cán bộ từ đó có chính sách khen thưởng động viên thích hợp.
+ Xây dựng chế độ khen thưởng kỷ luật rõ ràng, một mặt khuyến khích cán bộ ngân hàng hoàn thành công việc được giao, mạt khác hạn chế các biểu hiện tiêu cực, làm liều để lấy thành tích. Kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, mỗi cán bộ ngân hàng phải chịu trách nhiệm trước những quy định và những đề xuất của mình.
+ Tổ chức tốt các hoạt động đoàn thể, tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng có điều kiện nghỉ ngơi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng bạn. Cần xây dựng một chế độ lương bổng hợp lý có sự quan tâm tới cuộc sống gia đình của cán bộ ngân hàng, tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác phát huy hết năng lực của mình.