- Năm 2008: Mặc dù tình hình kinh tế thế giới đang hết sức khó khăn, đặc
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU nghìn tấn,triệu USD
nghìn tấn,triệu USD Năm 2010 năm 2010 so với năm 2009 (%)
Lượng Trị giá Lượng Trị giá
TỔNG TRỊ GIÁ 84004 120,1
Khu vực kinh tế trong
nước 47526 108,3
Khu vực có vốn đầu tư
nươc ngoài 36478 139,9 MẶT HÀNG CHỦ YẾU Thủy sản 334 118,1 Sữa và sản phẩm sữa 715,9 138,8 Rau quả 294 105,2 Lúa mỳ 2248 588 162,4 170,4 Dầu mỡ động thực vật 705 142,3 Thức ăn gia súc và NPL 2160 122,4 Xăng dầu 9078 5742 71,4 91,8 Khí đốt hóa lỏng
Hóa chất 2105 129,6 Sản phẩm hoá chất 2055 130,1 Tân dược 1257 114,7 Phân bón 3530 1226 78,1 86,7 Thuốc trừ sâu 557 114 Chất dẻo 2388 3766 108,9 133,9 Sản phẩm chất dẻo 1434 131,1 Cao su 299 642 95,5 156,8 Gỗ và NPL gỗ 1147 126,7 Giấy các loại 1034 924 100,1 119,9 Bông 353 664 116,5 169,2 Sợi dệt 580 1164 115,3 143,5 Vải 5378 127,2
Nguyên PL dệt, may, giày
dép 2628 136
Sắt thép 8781 6163 90,1 115
Kim loại thường khác 656 2563 119,3 157,7
Điện tử, máy tính và LK 5167 130,7
ô tô 2878 93,7
Trong đó: Nguyên chiếc 53,1 960 65,9 75,6
xe máy 883 117
Trong đó: Nguyên chiếc Phương tiện vận tải khác
và PT 95,4 940 85,6 223,8
Máy móc, thiết bị, DC, PT
khác 13493 106,5
I.3.2.Cán cân dịch vụ:
Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2010 ước tính đạt 7460 triệu USD, tăng 29,4% so với năm 2009, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4450 triệu USD, tăng 45,9%; dịch vụ vận tải 2306 triệu USD, tăng 11,8%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2010 ước tính đạt 8320 triệu USD, tăng 20,6% so với năm 2009, trong đó dịch vụ vận tải đạt 5009 triệu USD, tăng 17,2%; dịch vụ du lịch 1470 triệu USD, tăng 33,6%. Nhập siêu dịch vụ cả năm là 860 triệu USD, giảm 24,2% so với năm 2009 và bằng 11,5% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2010.
I.3.3.Cán cân thu nhập. +Kiều hối đạt >8 tỷ USD.
Với lượng kiều hối năm 2010 đạt hơn 8 tỉ USD đã phá vỡ các kỷ lục trước đó và gây sửng sốt giới chuyên gia. Ban đầu, theo phân tích, dự kiến lượng kiều hối năm 2010 chỉ đạt vào khoảng 6 tỉ USD.
Thống kê ước tính của Ngân hàng Nhà nước, 6 tháng đầu năm 2010, lượng kiều hối chỉ mới ở mức khoảng 3,6 tỉ USD. Càng dần về cuối năm, lượng kiều hối đổ về Việt Nam như dòng nước, càng lúc chảy càng mạnh hơn. Những ngày cuối năm, lượng kiều hối tăng đột biến. Lẽ ra, nếu lượng USD chảy về Việt Nam sớm hơn sẽ không gây bất ngờ cho giới chuyên gia. Nguồn kiều hối chuyển về sẽ làm cải thiện thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam.
Thống kê của Bộ Công thương, năm 2010, nhập siêu cả nước ước đạt 12,3 tỉ USD. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu khoảng 84 tỉ USD, tăng 20% và xuất khẩu đạt 71,63 tỉ, tăng 25,5% so với năm 2009. Trước đây, dự kiến thâm hụt mậu dịch năm 2010 hơn 14 tỷ USD thì với dòng kiều hối trên làm giảm thâm hụt khoảng 2 tỷ đến 2,5 tỷ, góp phần làm giảm áp lực vào sự tăng giá USD mạnh trong thời gian vừa qua.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia phân tích: "Bước sang năm 2010, nền kinh tế thế giới có những chuyển biến rõ nét nên bà con Việt kiều có công việc thu nhập tốt hơn, lượng USD chuyển về nhiều hơn. Bên cạnh lượng kiều hối tiêu dùng còn có lượng kiều hối đầu tư. Bà con gửi về một phần cho thân nhân tiêu xài và một phần đầu tư gián tiếp thông qua Việt Nam
Điều này thể hiện môi trường đầu tư Việt Nam cải thiện và có khả năng phát triển mạnh trong tương lai. Niềm tin của bà con kiều bào xa quê hương vào thị trường tiền tệ Việt Nam như được tiếp sức khiến nguồn cung ngoại tệ tăng mạnh.
Hơn nưã các ngân hàng nước ngoài đang tích cực chuyển vốn ngoại tệ vào Việt Nam và giải ngân để thực hiện quy định của NHNN về việc tăng vốn điều lệ lên mức 3.000 tỷ đồng
Chính các giải pháp thu hút nguồn ngoại tệ như đa dạng hóa các kênh chi trả, nâng cao chất lượng dịch vụ... đã góp phần làm gia tăng lượng kiều hối.Có môt nguyên nhân khác là do sự sôi động trên thị trường bất động sản và thứ hai là do sự hấp dẫn về lãi suất tiền gửi đối với đồng USD tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Trong năm tình hình kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu khả quan cho thấy thế giới sẽ vượt qua khủng hoảng trong thời gian tới, đặc biệt đối với các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước châu Âu thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và một số quốc gia Châu Á khác.
Năm 2010, Việt Nam tiếp tục nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, do Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình (MIC) với GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.200 USD nên một số nhà tài trợ song phương Châu Âu sẽ điều chỉnh chính sách cung cấp ODA của mình theo hướng chuyển từ “quan hệ hợp tác phát triển” sang “ quan hệ đối tác”. Chính vì vậy, các khoản viện trợ không hoàn lại sẽ có xu hướng giảm, tập trung nhiều hơn vào cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Song nhìn tổng thể, tổng vốn ODA cung cấp cho Việt Nam sẽ không giảm mà có thể tăng lên do sự xuất hiện của các kênh tín dụng mới với các điều kiện kém ưu đãi hơn.
Tổng giá trị ODA ký kết trong năm 2010 dự kiến khoảng 5.071 triệu USD. WB, ADB và Nhật Bản tiếp tục là những nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam với giá trị chiếm khoảng từ 70 -80 % tổng giá trị ODA ký kết. Những Hiệp định dự kiến ký kết có giá trị lớn bao gồm: Dự án xây dựng nhà ga hành khách quốc tế T2 (Nhật Bản), Dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Láng - Hoà Lạc, Dự án xây dựng cầu Vàm Cống, dự án xây dựng đường nối từ cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài, Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc II.
Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam 2009, con số cam kết từ các nhà tài trợ là hơn 8 tỷ USD trong năm 2010, tăng 30% so với mức viện trợ của năm 2009. Đây là con số cam kết tài trợ cao kỷ lục đối với Việt Nam và là minh chứng cho thấy Việt Nam luôn được các nhà tài trợ đánh giá cao về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tổng vốn ODA được giải ngân trong năm 2010 ước đạt 3,5 tỷ USD so với tổng giá trị ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ trong năm 2010 đạt hơn 4 tỷ USD, cao hơn năm trước khoảng 30%. Kết quả là có 27 dự án được thực hiện với tổng số vốn ODA là 654,661,518 triệu USD và vốn đối ứng là 36,124,228 triệu USD (theo số liệu của Bộ Tài Chính).Theo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 vừa được Quốc hội thông qua, vốn ODA mỗi năm Việt Nam cần tối thiểu khoảng 4-5 tỷ USD. Vì
vậy, việc thu hút mạnh mẽ vốn ODA vẫn là một đòi hỏi cấp thiết đối với Việt Nam nhằm tạo ra những khâu đột phá trong phát triển cơ sở hạ tầng.