của thông tin đại chúng? Các hướng nghiên cứu trong XHH TTĐC?
21.1. Đối tượng nghiên cứu của thông tin đại chúng
- Khái niệm TTĐC: TTĐC là những thông tin truyền đi một cách hệ thống thông qua các phương tiện kỹ thuật đến một đám đông công chúng rộng lớn và phân tán nhằm mục đích duy trì, củng cố hay thay đổi hành vi của các cá nhân hay của các nhóm công chúng.
- Đối tượng nghiên cứu của XHH thông tin đại chúng: XHH TTĐC là một chuyên ngành của XHH nghiên cứu về quá trình TTĐC, cấu trúc của nó, vị trí, vai trò và chức năng của TTĐC đối với đời sống con người và các tổ chức xã hội.21.2.
21.2. Đặc trưng và chức năng của TTĐC
21.2.1. Đặc trưng của TTĐC
- Tính đại chúng
- Tính cứng nhắc của vai trò giao tiếp trong TTĐC - Tính phân tán của công chúng
- Tính định kỳ của TTĐC
- Tính vô nhân xưng của công chúng - Tính tập thể của người truyền tin - Tính định hướng của TTĐC - Tính thương mại hoá của thông tin - Xu hướng phi đại chúng hoá của TTĐC
21.2.2. Chức năng của TTĐC
- Chức năng giải trí - Chức năng tâm lý xã hội
- Chức năng định hướng dư luận xã hội - TTĐC như một tác nhân của xã hội hoá
21.3. Các hướng nghiên cứu về XHH thông tin đại chúng
- Nghiên cứu kênh dẫn truyền: Hiệu quả của kênh dẫn truyền, tổ chức và bài trí trong không gian của các phương tiện TTĐC, hệ thống phủ song của phát thanh và truyền hình, cách thức tổ chức và bài trí thông tin.
- Nghiên cứu về nguồn phát: Tìm ra chân dung xã hội của người phát tin, đặc điểm tâm lý và lòng tin của người làm tin.
- Nghiên cứu về công chúng: Chân dung xã hội của công chúng, mối quan hệ giữa công chúng với người phát tin, sự gần gũi tâm lý của công chúng.
- Nghiên cứu nội dung thông tin,
- Nghiên cứu hiệu quả thông tin: Sự thay đổi hành vi, lối sống, lòng tin của công chúng đối với thông tin, cách truyền đạt thông tin có hiệu quả cao đối với công chúng.