Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 77 - 80)

Để tăng cường huy động vốn, Ngân hang Đầu tư cần xây dựng chính sách huy động vốn cụ thể và phù hợp với tình hình thị trường huy động vốn. Trong đó, Ngân hàng nên điều chỉnh biểu lãi suất huy động để tăng cao khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên khuyến khích các chi nhánh tự xây dựng và thực hiện các chương trình huy động vốn riêng nhằm phát huy cao sự chủ động của các chi nhánh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Khi các chi nhánh gặp khó khăn thì ngân hàng nên dung nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau ngoài biện pháp cấp vốn trực tiếp. Về nhân sự, Ngân hàng Đầu tư cũng nên thường xuyên tô chức các khoá đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ, kĩ năng làm việc cho các cán bộ của các chi nhánh. Ngoài ra, mối liên hệ giữa các chi nhánh cũng cần được thúc đẩy hơn, để các chi nhánh có điều kiện giúp nhau cùng thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Thông qua chuyên đề này tôi đã nhận thức được rõ hơn rằng: Hoạt động huy động vốn có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Hệ thống ngân hàng là trung giai chu chuyển vốn lớn nhất trong nền kinh tế, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế. Việc huy động vốn của hệ thống ngân hàng có hiệu quả thì lượng vốn

huy động đầu tư cho nền kinh tế mới cao, mới tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế vươn xa để đạt những thành tựu, tiến bộ mới. Qua phân tích về hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội tôi có nhận xét là : Đây là một chi nhánh có uy tín và nhiều nỗ lực trong hoạt động huy động vốn, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế quận Long Biên trong những năm qua. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường ngân hang cũng như những đòi hỏi trong việc đổi mới hoạt động, chi nhánh cần tiếp tục giữ vững những lợi thế đã có đồng thời phát triển nhiều cách thức huy động vốn hơn để đứng vững trên thị trường.

Dù rất cố gắng để hoàn thành chuyên đề dựa trên những kiến thức được học tại trường, cũng như những kiến thức thực tế trong thời gian đi thực tập, nhưng chuyên đề của tôi chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong các thầy cô thông cảm và giúp tôi hoàn thiện chuyên đề hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng thương mại – GS.TS Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải. Nhà xuất bản Thống kê Năm 2004.

2. Ngân hàng thương mại - TS Phan Thu Hà. Nhà xuất bản Thống kê Năm 2004.

4. Quản trị ngân hàng - Học Viện Ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê Năm 2001.

5. Tạp chí Đầu tư và Phát triển – các số 109 (8/2005), 114 (2/2006). 6. Các số báo Ngân hàng năm 2005 và 2006.

7. Các Wedsite: • mof.gov.vn • vneconomy.com.vn • sbv.gov.vn • bidv.com.vn • vpbank.com.vn • icb.com.vn • sacombank.com.vn PHỤ LỤC

Biểu lãi suất huy động tiết kiệm dân cư

của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội

(áp dụng từ ngày 29/03/2006 đến khi có thông báo mới của chi nhánh)

Các kì hạn

VND-%/năm USD-%/năm

Định kì trả lãi Định kì trả lãi Cuối kì H/tháng H/quý H/năm Cuối kì H/năm

1 tháng 6.00 3.25 2 tháng 7.20 3.50 3 tháng 7.56 3.80 6 tháng 7.80 4.10 7 tháng 7.92 4.20 8 tháng 8.04 - 9 tháng 8.16 8.00 4.25 10 tháng 8.28 - 11 tháng 8.28 4.40 12 tháng 8.40 8.09 8.15 4.55 13 tháng 8.76 8.40 4.60 18 tháng 8.88 8.42 4.65 24 tháng 9.00 8.36 8.63 4.70 4.59 36 tháng 9.12 8.40 4.72 4.51 60 tháng - 4.75 4.35

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 77 - 80)