Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội
2.2.1 Các biện pháp đảm bảo tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà nội
Trong giai đoạn hiện nay, tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại, nhưng cũng là nghiệp vụ chứa đựng rất nhiều rủi ro. Vì vậy để bảo đảm an toàn nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và mang lại
lợi nhuận thì ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội thường chú trọng tới các tài sản làm đảm bảo. Các biện pháp bảo đảm đang được sử dụng hiện nay tại chi nhánh như sau
2.2.1.1 Cầm cố tài sản
Dịch vụ cầm cố tài sản được thực hiện theo quy chế về dịch vụ cầm cố tài sản ban hành theo quyết định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay ngân hàng NNo&PTNT có bổ sung thêm một số điểm:
+ Lãi suất cầm cố do Giám đốc chi nhánh ngân hàng cho vay quyết định phù hợp với lãi suất thị trường địa phương và mức chi phí bảo quản vật cầm cố nhưng không thấp hơn mức lãi suất ngắn hạn cùng kỳ. Đối với chi nhánh, để thuận tiện cho ngân hàng trong việc định hướng quyền rút tiền trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Ngân hàng chỉ nhận cầm cố các giấy tờ có giá của những khách hàng có hộ khẩu thường trú trên địa bàn cùng thành phố.
* Ngân hàng áp dụng mức lãi suất cho vay phù hợp tuỳ theo mức độ ổn định giá trị của từng loại cầm cố.
* Tỷ lệ cho vay đối với kim khí, đá quý, mức cho vay tối đa không quá 80% giá trị tài sản cầm cố.
Trái phiếu kho bạc do Chính phủ, Bộ tài chính và các ngân hàng thư- ơng mại quốc doanh phát hành: Tổng giám đốc uỷ quyền cho giám đốc Chi nhánh xem xét, quyết định mức cho vay trên nguyên tắc: giá trị tài sản cầm cố vào thời điểm nợ vay đến hạn (kể cả trường hợp rút trước hạn) đủ để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác.
Nếu đến hạn mà người có tài sản cầm cố không trả được nợ thì ngân hàng có quyền bán vật cầm cố để thu hồi nợ. Tuy nhiên, ngân hàng cũng nên
phối hợp với khách hàng trong việc bán tài sản cầm cố để cả khách hàng lẫn ngân hàng cùng có lợi.
Như vậy ngân hàng mới đảm bảo an toàn vốn trong mối quan hệ chặt chẽ gây được lòng tin và giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Ưu điểm:
Ngân hàng có cơ sở để thu hồi nợ nếu khách hàng không trả được nợ. Ngân hàng trực tiếp quản lí tài sản của khách hàng nên tránh được tình trạng khách hàng sử dụng tài sản trái với quy định trong hợp đồng.
Hạn chế:
Khi áp dụng hình thức này nghĩa là cán bộ tín dụng cần có trình độ hiểu biết tương đối, trong khi thực tế cán bộ tín dụng cũng không thể hiểu hết tất cả các khía cạnh của xã hội nên dẫn tới là không đánh giá đúng giá trị của tài sản. Còn nếu thuê chuyên gia thì lại tốn kém làm tăng chi phí cho ngân hàng. Khi tài sản được cầm cố được bảo quản ở Ngân hàng dễ bị hao mòn cả vô hình lẫn hữu hình nên mất giá. Mặt khác muốn bảo quản để chống hư hại thì chi phí cao.
2.2.1.2 Thế chấp tài sản
Thế chấp là một trong những biện pháp phòng chống rủi ro của ngân hàng cho vay và gắn trách nhiệm của người xin vay. Người đi vay phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo số nợ vay. Trường hợp không trả được, ngân hàng có quyền phát mại tài sản đó để thu hồi nợ. Theo quy chế về thế chấp tài sản dùng để thế chấp vốn vay ngân hàng gồm: Quyền sử dụng đất, công trình xây dựng, và các tài sản khác gắn liền với đất... Khách hàng đến vay vốn phải thông qua các hình thức và thủ tục thế chấp là: khách hàng
đến vay vốn phải tự nguyện viết giấy cam kết thế chấp tài sản có xác nhận của phòng công chứng.
+ Điều kiện của tài sản thế chấp
Các tài sản có thể dùng thế chấp nợ vay như: nhà ở, nhà xưởng, nhà hàng khách sạn, các công trình kiến trúc và quyền sử dụng đất hợp pháp. Khi đến thế chấp bất động sản người vay phải giao chứng thư sở hữu gốc do cơ quan cấp cho ngân hàng quản lý đưa vào tài khoản ngoại bảng. Trường hợp chưa có chứng thư sở hữu gốc thì ngân hàng chỉ nhận thế chấp đối với các loại tài sản có đủ các giấy tờ hợp lệ, hợp pháp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để Nhà nước cấp chứng thư sở hữu nhưng chưa được cấp và phải giao toàn bộ các giấy tờ gốc nói trên cho ngân hàng. Các giấy tờ hợp lệ hợp pháp có quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất bao gồm:
- Quyết định giao đất và cấp giấy phép xây dựng nhà do cơ quan Nhà nước cấp.
- Giấy tờ sở hữu nhà, đất hoặc giấy tờ hợp lệ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp và nhà, đất này không có tranh chấp, không thuộc diện đã giao cho người khác sử dụng do thực hiện các chính sách của Nhà nước Việt Nam.
Nhà đã có chứng thư sở hữu gốc do cơ quan có thẩm quyền cấp đã hoàn toàn tuân thủ bán (người bán đã nhận tiền) hoặc chuyển cho người thừa kế có chứng thực của phòng công chứng nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ. Hiện nay trên thành phố Hà Nội phần lớn nhà ở, cửa hàng chưa đầy đủ giấy tờ sở hữu hợp pháp, mua bán chưa sang tên trước bạ. Các trường hợp trên nếu dựa vào quy chế thế chấp tài sản thì ngân hàng không cho vay được. Như vậy sẽ có nhiều hạn chế trong việc mở rộng tín dụng ngoài quốc doanh. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà nội, các cán bộ tín dụng thường căn cứ vào giấy tờ chứng minh được nguồn vốn nhà sở hữu chứng thư, không phải đi thuê….Nhiều trường hợp cán bộ tín dụng của ngân hàng phải tìm hiểu tại các cơ quan chức năng như Sở địa chính, Viện quy hoạch để loại trừ trường hợp cho vay thế chấp nhà, đất thuộc
khu vực quy hoạch của thành phố. Sau khi xác định tính hợp pháp quyền sở hữu bất động sản của người vay, ngân hàng yêu cầu tất cả các món vay phải do người vay tự viết đơn theo sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng. Trong đó phải ghi rõ nội dung người vay cam kết với ngân hàng, cơ quan pháp luật, chính quyền địa phương rằng bất động sản đem ra đảm bảo món vay phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay. Đến hạn người vay không trả được gốc và lãi cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền thu hồi bất động sản đó để phát mại tài sản thu hồi lại vốn cho ngân hàng. Người vay và những người đồng sở hữu có tên trong hộ khẩu phải ký tên vào đơn trước sự chứng kiến của cán bộ tín dụng hoặc chính quyền địa phương. Khi tài sản thế chấp bất động sản, người vay vốn phải giao nộp hiện vật cho ngân hàng quản lý hoặc lập hợp đồng thuê kho bảo quản. Đối với động sản là phương tiện để sản xuất kinh doanh của người vay không thể giao cho ngân hàng quản lý bằng hiện vật thì người thế chấp phải giao chứng thư sở hữu cho ngân hàng. Và phải mua bảo hiểm đảm bảo nếu có rủi ro thì ngân hàng vẫn có thể thu hồi được cả gốc và lãi, khách hàng phải giao cho ngân hàng bản gốc của giấy bảo hiểm tài sản thế chấp và giấy uỷ quyền cho ngân hàng được thanh lý tiền bảo hiểm chuyển thẳng cho ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Mọi tài sản thế chấp phải được định giá theo giá cả đã quy định. Để đảm bảo an toàn vốn tín dụng, việc định giá tài sản thế chấp là rất quan trọng. Tại Ngân hàng NNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội việc định giá giá trị tài sản thế chấp với giá trị dưới 30 triệu đồng có thể do cán bộ trực tiếp cho vay thẩm định. Còn với giá trị tài sản thế chấp lớn hơn 30 triệu đồng phải do tổ định giá tài sản thế chấp của ngân hàng cho vay.
+ Căn cứ để định giá tài sản để thế chấp.
Đối với nhà cửa, vật kiến trúc và quyền sử dụng đất, căn cứ vào giá trị của thị trường địa phương nhưng không vượt quá khung giá theo quy định của cơ quan thuế tài chính, xây dựng để đảm bảo nếu phát mại tài sản thì thu hồi cả gốc và lãi vay. Đối với các loại tài sản khác mà ngân hàng không đủ khả
năng, điều kiện để thẩm định chất lượng giá trị thì ngân hàng phải thuê chuyên gia kỹ thuật của cơ quan chức năng chuyên trách để định giá tài sản thế chấp. Chi phí kiểm định định giá tài sản thế chấp do người có tài sản thế chấp chịu. Nếu giá cả tài sản thế chấp trên thị trường biến động mạnh thì ngân hàng điều chỉnh lại giá trị tài sản thế chấp cho phù hợp với giá cả thị trường để tạo điều kiện tốt hơn cho khách hàng vay vốn. Mặt khác mỗi món vay thế chấp tài sản, cán bộ tín dụng phải kiểm tra đầy đủ các giấy tờ liên quan và khi cấp phát tiền vay ngân hàng thì phải luôn theo dõi chặt chẽ, thường xuyên tài sản thế chấp trong suốt thời gian vay vốn. Sau khi cấp phát tiền vay ngân hàng làm văn bản gửi UBND phường, xã để thông báo cho chính quyền địa phương biết là ngân hàng đang quản lý toàn bộ hồ sơ gốc về tài sản mà người vay đã thế chấp cho ngân hàng. Ngân hàng đề nghị công an và uỷ ban nhân dân phường, xã không xác nhận bất kỳ trường hợp nào là thành viên có tên trong giấy tờ chuyển nhượng mua bán khi cha có ý kiến của Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội. Khi người vay đã trả hết nợ gốc và lãi, ngân hàng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng. Và đồng thời viết thông báo gửi cho công an UBND phường, xã biết để giải toả cho gia đình có toàn quyền sở hữu. Tất cả món vay trước 10 ngày đến hạn trả nợ, ngân hàng sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho người vay để chuẩn bị nguồn trả nợ cho ngân hàng.
Các trường hợp phải chuyển sang nợ quá hạn, sau khi ngân hàng viết giấy mời người vay đến ngân hàng để tường trình lý do không trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã cam kết thì phải yêu cầu người nợ viết bảng cam kết hẹn ngày trả nợ. Mỗi trường hợp quá hạn đều phải lập biên bản làm việc cụ thể. Nội dung của biên bản này ghi rõ quy định ngày trả nợ, đến ngày cam kết như đã định nếu khách hàng vẫn không trả được nợ thì ngân hàng mời công an và Viện kiểm soát thành phố đồng thời mời người vay đến để làm việc với ngân hàng và cơ quan pháp luật. Trước cơ quan pháp luật người vay phải ký vào biên bản là cố ý trốn tránh trách nhiệm trả nợ ngân hàng và
quy định ngày trả nợ (cam kết lần 2). Nếu cam kết lần hai khách hàng vẫn chưa trả nợ được thì ngân hàng sẽ viết thông báo kèm theo lá đơn và các chứng từ vay vốn kinh doanh (bản sao) gửi cho cơ quan chức năng để đề nghị xử lý.
Ưu điểm:
Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp là biện pháp hữu hiệu. Trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được vốn vay và lãi, ngân hàng có thể bán tài sản bảo đảm để bù lại tổn thất của mình do món vay gây nên.
Hạn chế:
Do việc quản lí hồ sơ chứng từ sở hữu tài sản thế chấp của các cơ quan chức năng chưa đồng bộ nên gây khó khăn cho ngân hàng khi ngân hàng xử lí, phát mại tài sản để thu hồi nợ. Mặt khác việc làm thủ tục mua bán chuyển nhượng tài sản và cấp quyền sử dụng đất thổ cư thì các cơ quan chức năng làm chậm trễ, phiền hà và lệ phí cao dẫn đến khó cho việc vay vốn hoặc là không đáp ứng kịp thời. Do biến động của giá cả thị trường nên tài sản thế chấp khi cho vay thì định giá cao nhưng khi thu hồi nợ thì mất giá nên cũng ảnh hưởng tới thu hồi đủ nợ. Đối với một số tài sản thế chấp phức tạp thì cán bộ tín dụng chưa đủ trình độ để đánh giá nên xác định giá tài sản không chuẩn xác. Khi xử lí, phát mại tài sản thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng thư- ờng gặp khó khăn dẫn đến phải thông qua cơ quan chức năng giải quyết, hoặc nếu mà thoả thuận được thì khi bán ra thường bị ép giá từ người mua nên không thể bán đúng giá trị của tài sản.
2.2.1.3. Hình thức bảo lãnh
Bảo lãnh vay vốn bằng tài sản của người thứ ba là việc người thứ ba cam kết với ngân hàng sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ nếu khi đến hạn quy định người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp một cá nhân hoặc pháp nhân bảo lãnh
cho một hoặc nhiều bên vay vốn cùng một lúc thì tổng số tiền cho vay bảo lãnh không vượt quá theo quy định của pháp luật. Nếu cá nhân và pháp nhân bảo lãnh cho một bên vay vốn thì mỗi bên bảo lãnh thực hiện một phần gốc, lãi tiền phạt và ký một hợp đồng bảo lãnh độc lập.
2.2.1.4. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
* Điều kiện áp dụng.
Chi nhánh được quyền lựa chọn áp dụng việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện quy định của việc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Ngoài ra, chi nhánh được quyền cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay khi Chính Phủ quyết định giao cho ngân hàng nông nghiệp cho vay đối với khách hàng vay và đối tượng cho vay trong một số trường hợp cụ thể.
* Hạn mức cho vay.
Tổng giám đốc Ngân hàngNông nghiệp quy định mức cho vay tối đa so với giá trị vốn vay từng thời kỳ. Tuỳ theo điều kiện của kế hoạch vay, tài sản hình thành từ vốn vay và mức cho vay tối đa, giám đốc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp quy định mức cho vay cụ thể:
+ Đối với khách hàng là hợp tác xã: Mức cho vay tối đa = Vốn tự có. + Đối với Doanh nghiệp Nhà nước được giao nhiệm vụ làm đầu mối thu mua gạo, nhập khẩu phân bón:
Mức cho vay tối đa = Giá trị hình thành từ vốn vay làm bảo đảm tiền vay. + Đối với khách hàng khác được xác định như sau:
- Trường hợp khách hàng có mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư tối thiểu bằng 50% tổng mức vốn đầu tư dự án.
- Trường hợp khách hàng có vốn tự có tham gia vào dự án cộng với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
bằng tài sản của bên thứ ba tối thiểu bằng 50% tổng mức vốn đầu tư của dự án:
- Trường hợp khách hàng có giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng một hoặc nhiều biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba tối thiểu bằng mức 50% tổng mức vốn đầu tư của dự án:
* Xác định giá trị tài sản hình thành từ vốn vay.
Giá trị của tài sản hình thành từ vốn vay dùng để quyết định mức cho vay. Ký hợp đồng bảo đảm được xác định trên cơ sở phản ánh, dự án được duyệt hoặc được đơn vị trực tiếp cho vay chấp nhận lưu ý đối với các trường