Đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế và xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng Hà Nội (Trang 100)

3.3.2.1. Đẩy mạnh cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước gắn với việc áp dụng các mô hình , kỹ năng quản trị công ty hiện đại.

Nguyên nhân của việc xử lý nợ quá hạn không thành công ở các NHTM là do các con nợ, phần lớn là Doanh nghiệp Nhà nước không có động cơ và nỗ lực để trả nợ. Do đó, cần phải xử lý tận gốc căn bệnh này phải lựa chọn mô hình phù hợp, áp dụng các nguyên lý quản trị công ty hiện đại. Giải pháp hợp lý nhất là đẩy mạnh cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước chỉ nên giữ lại những Doanh nghiệp có vai trò trọng yếu, có những lợi thế độc quyền tự nhiên như dầu khí, điện, than, bưu chính viễn thông …Trong quá trình cổ phần hoá không nên quá đặt nặng vấn đề định giá Doanh nghiệp mà chỉ cần đưa ra mức giá tối thiểu như hợp đồng mua bán các thiết bị thuê mua tài chính sau khi kết thúc hợp đồng thuê mua việc quyết định giá cuối cùng để cho thị trường tự quyết định.

3.3.2.2.Áp dụng mô hình xử lý nợ tập trung .

Nhà nước cần nhanh chóng ban hành cơ chế xử lý nợ quá hạn toàn diện và có hiệu lực pháp lý đủ mạnh cho việc thực thi triệt để (có thể là một nghị định riêng của chính phủ về xử lý các tiêu chí phân loại nợ, cơ chế báo cáo bộ tài chính việc thành lập và hoạt động của tổ chức xử lý nợ tồn đọng quốc gia ,cơ chế và các biện pháp xử lý nợ quá hạn…Đối với các khoản nợ thuộc nhóm do Doanh nghiệp tự xử lý, các Doanh nghiệp phải chủ động xử lý theo các biện pháp cụ thể phù hợp. Phần thiệt hại Doanh nghiệp được sử

dụng qũy dự phòng rủi ro hay lợi nhuận chưa phân phối để bù đắp, được hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc được giảm vốn chủ sở hữu.

Đối với các khoản nợ chuyển giao cho tổ chức xử lý nợ của Nhà nước ,tổ chức này có toàn quyền quyết định biện pháp xử lý theo nguyên tắc nhanh nhất và tối đa giá trị thu hồi.

Với những khỏan nợ không có khả năng thu hồi, được áp dụng biện pháp xoá nợ. Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi , được áp dụng các biện pháp xử lý cụ thể. Khi thực hiện chuỷên giao nợ từ các Doanh nghiệp có nợ sang cho các tổ chức xử lý nợ của Nhà nước, tổ chức này có quyền định giá lại giá trị món nợ theo đúng giá trị thị trường và chi trả cho Doanh nghiệp có nợ bàn giao. Chi phí để tổ chức xử lý nợ của Nhà nước xử lý nợ và hoàn trả cho các Doanh nghiệp có nợ bàn giao được lấy từ nguồn riêng của Nhà nước .Phần thiệt hại bàn giao nợ được xử lý như đối với phần thiệt hại xảy ra với các khoản nợ do Doanh nghiệp tự xử lý. Để tạo điều kiện cho tổ chức xử lý nợ của Nhà nước hoạt động, tổ chức xử lý nợ tồn đọng cần được trao quyền đủ mạnh và hoạt động phải độc lập.

Do đó,cần hình thành và xử lý nợ quốc gia nhằm thúcđẩy xử lý nợ tồn đọng theo mô hình đã lựa chọn hoặc điều chỉnh lại vị trí và chức năng hoạt động của công ty mua bán nợ và tải sản tồn đọng tài Doanh nghiệp theo hướng; trong giai đoạn đầu hoạt động của công ty mua bán nợ chủ yêu mang màu sắc chính trị chứ không phải mục đích kiếm lợi nhuận như những Doanh nghiệp kinh doanh thông thường.Tổ chức xử lý nợ này so chính phủ chi phối, hoạt động mang tính chất chính trị,xã hội và phi lợi nhuận, có nhiệm vụ tiếp nhận toàn bộ các khoản nợ toàn bộ các khoản nợ tồn đọng của NHTM quốc doanh và các Doanh nghiệp Nhà nước vượt quá khả năng xử lý nhằm tối đa hoá giá trị thu hồi nợ trong thời gian nhanh nhất. Cần có đạo luật riêng để điều chỉnh hoạt động của tổ chức xử lý nợ quốc gia này.

3.3.2.3.Thành lập tổ chức bảo hiểm rủi ro tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập tổ bảo hiểm tiền gửi và tổ chức này đi vào hoạt động khá hiệu quả.Tuy nhiên, việc bảo hiểm tiền vay vẫn chủ yêu dựa vào các quỹ dự phòng rủi ro của Ngân hàng :

(1)trích lập quỹ dự phòng rủi ro trực tiếp cho các khoản nợ xấu. (2)hàng năm trích từ lợi nhuận theo một tỷ lệ cố định.

Mặc dù, đây được coi là quỹ bảo hiểm rủi ro tín dụng nhưng bị phân tán tại các Ngân hàng và không được kịp thời bù đắp những khoản ứ đọng hoặc mất vốn kinh doanh tại Ngân hàng . Đặc biệt khi rủi ro xẩy ra với số lượng lớn Ngân hàng sẽ không thể ứng phó kịp thời với nguồn vốn it ỏi từ quỹ dự phòng rủi ro ,buộc Ngân hàng phải đưa ra nhiều biện pháp ,huy động nhiều người tham gia vào việc ứng phó rủi ro .Do đó, bảo hiểm tín dụng là rất cần thiết đối với mỗi khoản vay. Ngân hàng có thể đứng ra thành lập một tổ chức bảo hiểm tín dụng một cách tốt hơn nữa là thành lập hiệp hội bảo hiểm tương hỗ rủi ro giữa các Ngân hàng .Mức phí tương hỗ ban đầu đóng trên cơ sở dư nợ cho vay của các năm trước.Trong năm bảo hiểm nếu Ngân hàng nào được trả tiền bồi

thường lớn hơn số tiền đóng thì phí năm sau sẽ phải nộp cao hơn số tiền tương ứng.

3.3.3.Một số kiến nghị khác.

Để khuyến khích các NHTM xử lý nợ quá hạn Nhà nước cần hạn chế việc hình sự hoá các quan hệ giao dịch kinh tế. Ngoài ra, vấn đề quy trách nhiệm quá lớn đối với những người liên quan trong việc xử lý các khoản nợ xấu làm giảm nỗ lực xử lý nợ xấu ở chính bản thân các Ngân hàng.Vì vậy, các Ngân hàng cần xây dựng cơ chế rõ ràng chặt chẽ, nhưng không được quá nhiều rằng buộc ,nhất là cần phân định rõ giới hạn, pham vi tránh nhiệm để

những người có liên quan trong việc quyết định xử lý các khoản nợ có được tâm lý thoải mái khi đưa ra các quyết định hoặc có ý kiến trong việc xử lý.

Nợ xấu và nợ qúa hạn là một vấn đề rất khó khăn đối với các NHTM nói riêng, hệ thống tài chính Ngân hàng và nền kinh tế nói chung.Nếu không có giải pháp giải quyết triệt để và hữu hiệu các khoản nợ xấu thì rất khó có thể xây dựng một hệ thống Ngân hàng mạnh đóng vai trò tích cực trong tiền trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa. Để giải quyết vấn đề này, việc cần làm là phải cắt đứt ngay mối quan hệ rằng buộc giữa Ngân hàng Nhà nước và các Doanh nghiệp. Chính mối quan hệ, sự bao boc, bảo vệ cảu Nhà nước đã tạo ra tâm lý ỷ lại, hoạt động không hiệu quả trong các Doanh nghiệp. Khi mà các nhà điều hành Doanh nghiệp không có động cơ làm cho Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mà chỉ tim kiếm lợi ích cá nhân vì mô hình chung, đây là nguồn cung cấp rất lớn cho “tham nhũng” và tạo ra những rắc rối cho hệ thống Ngân hàng nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung.

Hơn nữa, nhà nước phải hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh nới chung và tín dụng nới riêng.Vì một trong những nhân tố gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp là mổi trường hoạt động kinh tế. Nếu môi trường không ổn định, các cơ chế thường xuyên thay đổi, các Doanh nghiệp không thể hoạch định chiến lược kinh doanh lâu dài ,hiệu quả kinh tế cao.Ngược lại,các Doanh nghiệp sẽ luôn ở trong tình trạng bị động, phải thường xuyên điều chỉnh, chuyển hướng hoạt động, không theo kịp sự thay đổi của cơ chế chính sách sẽ dẫn tới việc kinh doanh thua lỗ, ứ đọng hàng hoá ,mất khả năng thanh toán, phát sinh nợ quá hạn.Do đó, trong quá trình điều chỉnh để hoàn thiện cơ chế chính sách cần có những bước đệm hoặc những biện pháp tháo gỡ khó khăn xuất hiện do thay đổi cơ chế. Theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế giữa các nước, Nhà nước cần có chính

sách bảo vệ sản xuất kinh doanh trong nước, điều chỉnh tăng hiệu lực pháp lý của các chính sách thuế, ngăn chặn nhập lậu…đảm bảo tác dụng tích cực của hệ thống cơ chế chính sách.

Môi trưòng pháp lý cũng là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Ngân hàng. Hiện nay hệ thống luật pháp nước ta còn rất nhiều bất cập, chồng chéo, chưa đồng bộ, thống nhất…tạo điều kiện cho những con nợ có ý định lừa đảo, nách luật, gây khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình xử lý nợ quá hạn.Do vậy, Nhà nước cần chỉ đạo việc ban hành ,triển khai thực hiện nghị định, thông tư hướng dẫn một cách nhanh chóng, dồng bộ giữa các cấp, các ngành, tránh gây ách tắc, không hình sự hoá, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các NHTM.

KẾT LUẬN

Do tiến trình hội nhập trong những năm gần đây đòi hỏi hệ thống Ngân hàng thương mại cũng phải mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế. Do đó không chỉ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong nước mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính quốc tế. Để thắng được trong cuộc chạy đua khốc liệt này đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải vươn lên về mọi mặt: Cả về trình độ chuyên môn, khoa học công nghệ cũng như việc đa dạng hóa các danh mục đầu tư, mở rộng các hình thức dịch vụ.

Trọng tâm của vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng là giải quyết tình trạng nợ quá hạn.Vì vậy, Ngân hàng đã dồn toàn tâm toàn lực để có thể giải quyết triệt để vấn đề này.Mặt khác,để làm được điều này cần phải có sự nỗ lực tích cực, chủ động, linh hoạt của chi nhánh cũng như sự hỗ trợ đắc lực từ Hội Sở Chính Ngân hàng NHNN & PTNT Việt Nam,cũng như các cơ quan có thẩm quyền trong việc đảm bảo các điều kiện,môi trường cho hoạt động kinh doanh .

Người ta ví kinh doanh và rủi ro như hai bàn cân trên một chiếc cân. Nếu kinh doanh giỏi mà phòng ngừa rủi ro tồi thì cuối cùng hoạt động kinhdoanh cũng chẳng có hiệu quả.Ngược lại, Nếu quản lý rủi ro tốt nhưng kinh doanh tồi thì cũng không mang lại hiệu quả gì. Do vậy, việc nghiên cứu xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng là một công việc hết sức quan trọng.Với suy nghĩ đó em đã trọng tâm nghiên cứu công tác hạn chế và xử lý nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh nhằm bổ sung vào công tác hạn chế và xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh .Hi vọng rằng trên cơ sở những biện pháp đã thực hiện cùng với những định hướng giải pháp mới Chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng sẽ có những bước tiến tích cực trong công tác đầu tư.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình NHTM

chủ biên:TS.Phan Thị Thu Hà 2.Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính. Frederic.S.Mishkin.

3.Quản trị NHTM

Perter.S.Rose. 4.Tiền tệ tín dụng và Ngân hàng TS.Lê Văn Lư

5.Công nghệ Ngân hàng và thị trường tiền tệ NXB:Thống kê.

6.Cẩm nang tín dụng

7.Tham khảo luận văn khóa trước 8.Tham khảo tạp chí.

-Tài chính Ngân hàng -Tài chính Doanh nghiệp -Thị trường tiền tệ

-Thị trường chứng khoán -Tạp chí Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế và xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng Hà Nội (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w