Các nhân tố chủ quan:

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng không gian (Trang 47 - 53)

II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY 1.Tình hình huy đông vốn của công ty

4. Các nhân tố làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của công ty

4.1. Các nhân tố chủ quan:

Hiệu quả kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng huy động của công ty. Để đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh, có các chỉ tiêu kinh tế sau :

Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh

ĐV:VNĐ

STT Chỉ tiêu Mã số Năm 2005 Năm 2006

1 Tổng doanh thu 01 64.343.451.923 114.525.201.550

2 Các khoản giảm trừ 03 4.386.620 9.949.232

3 Chiết khấu 04

4 Giảm giá 05 3.596.620 9.949.232

5 Giá trị hàng bán bị trả lại 06 790.000

6 Doanh thu thuần 07 64.339.065.303 114.515.252.318

7 Giá vốn hàng bán 10 59.315.848.679 105.609.896.771

8 Lợi tức gộp 11 5.023.216.624 8.905.355.547

9 Chi phí bán hàng 20 613.147.627 858.747.311

10 Chi phí QLDoanh nghiệp 21 3.916.186.049 3.381.289.519 11 Lợi tức thuần tử HĐKĐ 22 493.882.948 4.665.318.717 12 Thu nhập HĐTC 30 415.941.781 43.646.220 13 Chi phí HĐTC 31 630.257.304 3.240.693.230 13 Lợi tức HĐTC 32 - 214.315.523 - 3.197.047.010 14 Các khoản TN bất thường 33 347.599.696 112.057.760 16 Chi phí bất thường 40 186.448.238 103.384.750 17 Lợi tức bất thường 41 161.151.458 8.223.010

18 Tổng lợi tức trước thuế 42 340.718.883 1.2s76.494.717

19 Thuế lợi tức phải nộp 43

Lợi nhuận ròng 1.216.444.747

*Chỉ số doanh = = = 0,1095 lợi vốn chủ Vốn chủ 11.110.505.135

Đây là chỉ số mà doanh nghiệp quan tâm nhất bởi vì nó là mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. Chỉ số này phải đạt mức sao cho doanh lợi trên vốn chủ đạt cao hơn tỷ lệ lạm phát và giá vốn.

Tại công ty cổ phần kiến trúc xây dựng không gian chỉ số này năm 2006 là 0,1095 điều này có nghĩa là sau khi công ty bỏ ra 1 đồng vốn vào sản xuât kinh doanh se thu được 0.1095 đồng lợi nhuận.

Hiệu quả SXKD có ảnh hưởng tới việc huy động vốn của công ty. Nếu kết quả SXKD mà thấp thì khó lòng thuyết phục được các nhà đầu tư hoặc các tổ chức tài chính cho vay vốn hay đầu tư vào công ty.

4.1.2: Uy tín và quan hệ giữa công ty với các tổ chức tài chính

Mặc dù đã tạo được uy tín trên thị trường, có mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng, các ngân hàng TM, nhưng công ty vẫn chưa phát huy hết thế mạnh của các tổ chức tài chính trung gian

nhằm khơi thông các nguồn vốn và huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để phục vụ nhu cầu phát triển...

4.2. Các nhân tố chủ quan:

4.2.1: Sự phát triển của thị trường tài chính và các tổ chức tài chính

+ Sự phát triển chậm của thị trường tài chính. Nói chung, ở Việt Nam, sự ra đời của TTCK còn là rất mới mẻ và xa lạ với hầu hết các doanh nghiệp. Hiện nay, sau vài năm đi vào hoạt động nhưng thị trường chứng khoán không đạt hiệu quả cao. Số lượng công ty đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch là rất ít. Sự phát triển chậm của thị trường tài chính, của các tổ chức trung gian tài chính, làm hạn chế bớt cơ hội huy động vốn của công ty. Nếu như thị trường tài chính mà phát triển mạnh, tất yếu công ty sẽ dễ dàng tham gia phát hành trái phiếu hoặc thực hiện tín dụng thuê mua.

+ Tín dụng đang là nguồn vốn quan trọng nhất đối với công ty. Hiện nay việc huy động vốn từ nguồn này đang gặp phải những trở lực sau.

Thứ nhất, thể lệ tín dụng qui định đơn vị vay vốn phải thế chấp tài sản hoặc

được bảo lãnh của người thứ ba đủ thẩm quyền, người được bảo lãnh phải thế chấp tài sản cho người bảo lãnh. Điều này làm cho nhiều công ty khó có

thể vay được vốn từ ngân hàng nhất là vốn trung hạn và dài hạn. Đây không chỉ là ý kiến từ phía các Doanh nghiệp mà cả của một số cán bộ tín dụng "nhận khoán" mức cho vay họ nói rằng trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp vay để xây dựng mới thì làm gì có tài sản để thế chấp.

Thứ hai, để kiểm soát hoạt động tín dụng và lượng tiền cung ứng, Ngân

hàng Nhà nước qui định hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại và trên cơ sở hạn mức tín dụng được duyệt ngân hàng thương mại phân phối hạn mức tín dụng cho các Tổ chức kinh tế (khách hàng) cả hai loại hạn mức tín dụng trên đều xây dựng cho Một thời gian dài (thường là 1 năm) do vậy dù công ty có đủ các điều kiện vay vốn nhưng nếu hạn mức tín dụng không còn thì cũng không thể vay được vốn tín dụng ngân hàng.

Thứ ba, chính sách lãi suất chưa thể hiện rõ vai trò là đòn bẩy kinh tế

chưa thực sự điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Chính sách lãi suất có thay đổi nhưng thay đổi còn chậm so với biến động của giá cả. Hiện nay lãi suất ngắn hạn là 1%/ tháng lãi suất trung và dài hạn là 1,25%/ tháng. Mức lãi suất này vẫn còn cao hơn so với tỷ suất lợi nhuận (khả năng sinh lời) của công ty cũng như nhiều Doanh nghiệp, với mức lãi suất đó không mấy Doanh nghiệp có thể vay đủ vốn của ngân hàng để sử dụng tiền vay có hiệu quả và trả nợ phần vay đúng hạn. Chính vì lãi suất đầu ra của ngân hàng cao nên hạn chế qui mô tín dụng, hạn chế khả năng vay vốn của công ty, trong khi đó công ty luôn ở trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh. Một nghịch lý khác là hiện nay các ngân hàng thương mại chỉ huy động vốn

ngắn hạn mà khước từ các khoản tiền gửi dài hạn trong khi nền kinh tế đang bị thiếu vốn dài hạn. Rút cuộc ngân hàng thương mại (NHTM) tồn một lượng khá lớn vốn ngắn hạn trong khi đó "mặt hàng" vốn dài hạn được nhiều doanh nghiệp vay mà không có.

Thứ tư, năng lực và trình độ chuyên môn của một số cán bộ tín dụng

trong các NHTM hiện còn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nền kinh tế nhất là các NHTM ở quận huyện, thủ tục cho vay vốn còn rườm rà đối với khách hàng và thường chậm chễ so với yêu cầu thời gian cần cấp vốn sản xuất kinh doanh.

4.2.2: Các chính sách của Nhà Nước

Những khó khăn về cơ chế quản lý tài chính Doanh nghiệp Nhà nước. Mặc dù, cơ chế quản lý tài chính ở Doanh nghiệp đã được đổi mới rất nhiều nhưng vẫn còn một số tồn tại gây khó khăn cho việc huy động vốn của công ty. Cụ thể là:

- Cơ chế quản lý tài chính hiện nay chưa xác định được rõ ràng quyền về tài sản, quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với vốn. Cơ chế quản lý tài chính ở Doanh nghiệp còn phức tạp rườm rà không tạo ra được tính linh

hoạt trong hoạt động huy động vốn đặc biệt là sử dụng tài sản để thế chấp. - Việc Nhà nước qui định Doanh nghiệp chỉ được huy động vốn với tổng mức dư nợ không vượt quá vốn điều lệ. Trong tình hình hiện nay điều này chưa phù hợp vì hiện nay việc huy động vốn bằng cách tăng vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp là rất khó khăn do ngân sách eo hẹp, tích luỹ từ hoạt động kinh doanh nhỏ doanh nghiệp chủ yếu huy động vốn bằng cách vay ngân hàng mà hiện nay nợ của Doanh nghiệp đã vượt xa vốn tự có do đó nếu qui định tổng mức vốn huy động không được vượt quá vốn điều lệ thì rất ít có khả năng huy động được vốn. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ra nghịch lý Doanh nghiệp bị thiếu vốn trầm trọng, ngân hàng thừa hàng ngàn tỷ đồng.

Đó là những nguyên nhân của tính bất cập trong công tác huy động vốn ở công ty cổ phần kiến trúc xây dựng không gian.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng không gian (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w